Những nhầm lẫn giữa gạo lứt và gạo huyết rồng
Gạo lứt có chỉ số đường huyết trung bình, phù hợp với người tiểu đường, người ăn kiêng, trong khi đó gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết cao.
Hiện nay gạo lứt được biết đến như món ăn lành mạnh cho người ăn kiêng hoặc người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người dùng đang nhầm lẫn giữa gạo lứt và gạo huyết rồng, gây ra một số tác dụng không mong muốn trong sử dụng.
Gạo lứt thường có nguồn gốc từ các loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp màng (lớp cám) bao bọc bên ngoài, lớp cám này chứa đầy các chất dinh dưỡng bên trong.
Gạo lứt có thể được làm từ nhiều giống lúa khác nhau, theo công nghệ chà tách vỏ, giữ lại lớp cám. Ảnh: Hà Phương
Gạo lứt có màu nâu đỏ, nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta thường ăn hằng ngày.
Trong khi đó gạo huyết rồng là một loại giống lúa cổ truyền, trước đây được trồng nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cũng như gạo lứt, gạo huyết rồng có màu nâu đỏ, hạt mẩy hơn hình dáng hạt lúa bình thường và cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
Video đang HOT
Gạo huyết rồng là một giống lúa cổ truyền. Ảnh: H.Q
Tuy nhiên theo các chuyên gia, có thể biệt bằng cách bẻ đôi hạt gạo. Với gạo lứt, khi bẻ đôi sẽ thấy vỏ ngoài nâu đỏ lõi trắng, còn vỏ nâu và đỏ lõi đỏ là gạo huyết rồng.
Theo Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, gạo lứt và gạo huyết rồng còn khác nhau về cả thành phần dinh dưỡng, dẫn tới khác nhau về cả công dụng và mục đích sử dụng. Cụ thể, trong gạo lứt chứa chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, chứa nhiều chất xơ. Nó phù hợp với người bệnh tiểu đường và đối tượng béo phì ăn kiêng, vì giúp cơ thể tiêu hóa chậm, làm tăng đường huyết từ từ, ổn định đường huyết.
Trong khi đó, gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết khá cao. Do đó loại gạo này không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, vì nếu dùng thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết, gây tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Theo đó loại gạo này tốt cho phụ nữ cho con bú, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng…
Hoại tử mu bàn tay do tự điều trị đái tháo đường
Bệnh nhân L.T.K. (67 tuổi, ngụ tại Trảng Bảng, Tây Ninh) nhập viện trong tình trạng sưng, đau, chảy dịch trên bàn tay trái kèm phập phồng bóng nước từ cổ tay đến hết mu bàn tay, đường huyết cao.
Ba ngày trước, bệnh nhân bị cây kẽm đâm vào bàn tay trái. Sau đó, vết thương bàn tay trái sưng to, đau, nổi bóng da kèm dịch đỏ chảy, nhiễm trùng ngày càng lan rộng đến mu bàn tay trái nên được người nhà đưa đi cấp cứu. Được biết, bệnh nhân bị đái tháo đường type II hơn 10 năm, nhưng tự điều trị ở nhà và tự mua thuốc, không điều trị tại cơ sở y tế nào.
Bàn tay bệnh nhân bị hoại tử trước phẫu thuật
Bệnh nhân được các bác sĩ hội chẩn liên khoa, nhận định đây là trường hợp nhiễm trùng rất nặng diễn tiến rất nhanh, hoại tử da cổ bàn tay trái, đái tháo đường type 2 tự điều trị, đường huyết không ổn định, suy thận cấp, tiêu chảy cấp rối loạn điện giải.
Sau hội chẩn, các bác sĩ đưa ra phương án điều trị, đồng thời giải thích, tư vấn kỹ lưỡng cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân về quyết định tiến hành phẫu thuật cắt lọc mô hoại tử sau đó sẽ tạo hình bằng kỹ thuật chuyển vạt da có cuống mạch liền cho bệnh nhân.
Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt lọc vết thương hoại tử để vết thương không lan rộng và được theo dõi, chăm sóc vết thương tích cực cũng như điều trị suy thận, tình trạng tiêu chảy. Sau quá trình chăm sóc nội khoa và ngoại khoa, bệnh nhân đã ổn định tình trạng nhiễm trùng huyết, vết thương hết dấu hiệu nhiễm trùng. Ê-kip phẫu thuật lên kế hoạch phẫu thuật vạt da bẹn che phủ khuyết phần mềm cho bệnh nhân.
Bàn tay bệnh nhân sau phẫu thuật
Đến nay, bệnh nhân đã tách vạt da khỏi bẹn, được tạo hình mép da và đang trong quá trình phục hồi chức năng, các ngón tay cử động tốt, vạt tách da hồng hào.
Chuyển vạt da cơ có cuống là một kỹ thuật khó và phức tạp, nên chỉ được tiến hành tại những bệnh viện có chuyên khoa về tạo hình.
Phẫu thuật chuyển vạt da giữ vai trò quan trọng đối với điều trị các khuyết hổng phần mềm. Phẫu thuật chuyển vạt da cơ có cuống là phương pháp tối ưu được đưa ra, giúp bảo tồn khả năng vận động các ngón tay, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ khuyết da cho người bệnh.
Chuyển vạt da có cuống là vạt da có nhiều ưu điểm trong che phủ mất da vùng búp ngón lộ xương, khả năng thành công cao, vạt da có cảm giác tốt, thời gian lành nhanh và giúp bệnh nhân trở về cuộc sống nhanh, che phủ tốt vùng mất da vát ngang hoặc vát mặt lưng, mặt lòng đồng thời giúp giữ chi, tránh tháo chi, cắt cụt.
Bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Kỹ thuật chuyển vạt da cơ có cuống đã và đang giúp các nạn nhân bị vết thương phần mềm tránh được những nguy cơ nghiêm trọng, trong đó có hoại tử xương.
Chế độ ăn uống có thể phòng và điều trị một số bệnh về da Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với da. Một chế độ dinh dưỡng thích hợp có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số tình trạng về da. Mụn trứng cá Một số thực phẩm có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra mụn trứng cá. Theo đó, các thực phẩm có chỉ...