Những nguyên nhân nào khiến Rekkles trở thành xạ thủ gây thất vọng nhất MSI 2018, đánh thua cả Slay của EVOS
Rekkles được dồn tài nguyên và lượng sát thương theo phút còn cao hơn ở LCS Châu Âu nhưng tổng sát thương của anh chàng này chỉ chiếm 30% của cả đội tuyển. Con số này cao nhưng so với PraY, Uzi, Doublelift hay Betty thì lại chẳng đáng là bao…đến Slay còn đạt được.
Vào tháng 4 vừa qua, sau trận chung kết LCS Châu Âu, FNC đã đánh bại G2 với một tỷ số vô cùng áp đảo 3-0 và chính thức đánh dấu sự tái lập “ách thống trị” của họ tại lục địa già sau hơn hai mùa giải chật vật. Nhiều người dè bỉu rằng tại vì nhân tài của Châu Âu đã đi hết sang Bắc Mỹ nên FNC mới có thể “xưng hùng xưng bá” như thế. Nhưng nói gì thì nói, FNC vẫn là đội mạnh nhất của Châu Âu.
Sau hai năm vất vả, FNC đã trở lại ngôi vương
Giữa những ánh hào quang ấy, ta có Martin “Rekkles” Larrson. Chàng xạ thủ này khởi nghiệp vào giai đoạn đầu mùa bốn. Vốn là một tài năng được FNC phát hiện từ sớm, anh chàng này đã được đào tạo bài bản và chỉ chờ đủ tuổi để vào đội hình chính thức. Không phụ kỳ vọng của người hâm mộ. Rekkles đã thi đấu cực kỳ xuất sắc và luôn có mặt trong số ba xạ thủ mạnh nhất Châu Âu.
Rekkles đã có một mùa giải để đời tại LCS Châu Âu Mùa Xuân 2018
Cùng với FNC, Rekkles đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Từ những thành công ở giải quốc nội vào năm 2014, 2015. Tới những thất bại và sự đi xuống phong độ của đội tuyển vào năm 2016, 2017. Bước sang 2018, Rekkles đã có một mùa giải để đời và đạt đến đỉnh cao của phong độ. Kết thúc vòng bảng LCS Châu Âu, Rekkles có KDA 13.5, gấp đôi xạ thủ đứng thứ hai là Hansama và đứng đầu luôn trong danh sách các tuyển thủ. Kết thúc Play-offs, anh chàng này lại một lần nữa có KDA lên tới tận 31.5 và ẵm luôn danh hiệu MVP của giải LCS Châu Âu Mùa Xuân 2018.
Video đang HOT
Trái với kỳ vọng của mọi người, Caps mới là người dẫn dắt FNC ở MSI 2018 thay vì Rekkles
Với thành tích như vậy, những tưởng Rekkles cùng FNC sẽ thành công tại MSI 2018 hoặc ít nhất Rekkles cũng phải tỏa sáng và dẫn dắt đội tuyển dù cho thất bại. Nhưng không, con số chẳng thể hiện được điều gì cả. Rekkles hoàn toàn bị lu mờ tại giải đấu quốc tế. Người dẫn dắt đội tuyển và tạo đột biến lại là Caps, Bwipo và đôi khi là Broxah. Còn Rekkles lại trở thành một “quả tạ” thứ thiệt hoặc đôi khi chỉ làm tròn vai. Sự nổi bật và khả năng tạo đột biến tại Châu Âu đã hoàn toàn biến mất.
Ở MSI 2018, FNC đã không thi đấu xoay quanh Rekkles nữa
Vậy lý do của việc này là gì? Đó chính là do sự thay đổi về chiến thuật cùng lối đánh của Rekkles. Đầu tiên là về mặt chiến thuật, ở MSI 2018, FNC không hề chơi chiến thuật dồn tài nguyên cho Rekkles nữa. Ở LCS Châu Âu, họ thường dễ dàng giành lợi thế nhờ vào sự vượt trội về macro cùng kỹ năng của các tuyển thủ. Chính vì thế mới có chuyện Rekkles thoải mái ra đường cánh farm và đồng đội chỉ cần ở cạnh đợi đối thủ cắn câu. Ở MSI, lợi thế này không còn nữa. Và FNC cũng không hề chọn đội hình xoay quanh siêu sao xạ thủ của họ.
Trước giờ Rekkles luôn nổi tiếng với lối đánh an toàn
Thứ hai, đó chính là lối đánh của Rekkles. Anh chàng này đánh cực kỳ an toàn trong giao tranh lẫn giai đoạn đi đường. Rất ít khi có chuyện Rekkles đặt mình vào tình thế mạo hiểm để giành lợi thế. Một khi mọi sự đều an toàn, Rekkles mới tính đến chuyện lao lên. Chính vì vậy, ở MSI, mặc dù Rekkles được dồn tài nguyên và lượng sát thương theo phút còn cao hơn ở LCS Châu Âu nhưng tổng sát thương của anh chàng này chỉ chiếm 30% của cả đội tuyển. Con số này cao nhưng so với PraY, Uzi, Doublelift hay Betty thì lại chẳng đáng là bao…đến Slay còn đạt được.
Chính vì vậy, nếu nhìn thành tích, Rekkles có vẻ thi đấu rất tốt. Nhưng theo dõi quá trình thi đấu, ta thấy sự cống hiến của anh chàng này chẳng đáng là bao. Đây cũng là một trong những lý do mà FNC thua trắng 3-0 trước RNG. Nếu thi đấu với đội hình xoay quanh Rekkles, có lẽ họ còn có cơ hội. Nhưng bỏ Rekkles và tập trung vào hai đường khác thì đồng nghĩa với việc họ tự cắt một tay rồi đánh nhau với đối thủ. Vì Rekkles không phải là kiểu xạ thủ có thể đánh theo lối hỗ trợ như PraY.
Theo GameK
Trước đối thủ quá mạnh, EVOS nhận thất bại thứ 2 tại MSI 2018 trước nhà vô địch LMHT Trung Quốc
Uzi và những người đồng đội của mình đã có 1 trận đấu quá hoàn hảo.
Cấm và chọn
Cassiopeia được Warzone lựa chọn ngay lượt lựa chọn đầu tiên. Đội hình mà EVS hướng tới rất giống đội hình mà họ đã sử dụng để đánh bại TL ngày hôm qua. Chỉ khác ở quân bài đi rừng của YiJin khi Trundle được hướng tới chứ không phải Zac.
Bên phía RNG chủ động sử dụng một đội hình cực khó bị hạ gục với bộ chiêu thức có khả năng bổ trợ cho nhau cực tốt. Xayah - Rakan là 2 quân bài đường dưới. Mlxg có được Olaf còn Xiaohu khóa vào Vladimir. Mảnh ghép cuối cùng mà RNG hướng tới là Shen của Letme.
Diễn biến trận đấu
Lối chơi của EVS bị bắt bài khi không có Zac trong đội hình. Khả năng tạo đột biến của Trundle không đủ để đường giữa của EVS an toàn và 2 điểm hạ gục ngay ở phút thứ 11 cho đại diện LPL.
RNG có quyết định gây sốc khi ăn thành công sứ giả nhưng họ không lấy bùa lợi Sứ giả khe nứt. Thế trận vẫn hướng hoàn toàn về phía Uzi và các đồng đội. EVS hoàn toàn không có câu trả lời.
Chỉ cần những pha giao tranh nhỏ lẻ, RNG đã có lợi thế 10 nghìn tiền trước EVS. Cơ hội cho đại diện tới từ Việt Nam không còn nhiều khi RNG đang thi đấu quá triệt để.
Đội hình vô cùng khó chịu của RNG được triển khai với Shen đẩy lẻ đường dưới, 4 người còn lại tìm mọi cách bắt lẻ những mục tiêu của EVS khi họ đi lạc. Kết quả là 14 nghìn tiền là khoảng cách giữa 2 đội khi RNG còn chưa lấy Baron. Warzone thậm chí chưa có một pha hóa đá thành công khi khả năng nhạy cảm của từng thành viên RNG trong giao tranh là quá tốt.
Theo GameK
Thắng hủy diệt trong ngày thi đấu đầu tiên, cựu sao SKT T1 vẫn nghĩ cơ hội để mình vô địch có... 25% Phỏng vấn đúng chất "chắc cú" của game thủ Hàn Quốc. Kingzone DragonX đã có một khởi đầu tuyệt vời tại MSI 2018 khi kết thúc ngày thi đấu đầu tiên với tỉ số 2-0. Đối đầu với TeamLiquid, PraY đã tỏa sáng với Ezreal, nhưng khi gặp Royal Never Gives Up, Peanut mới là người chơi nổi bật. Với Graves, Peanut rất...