Những nguyên nhân mang thai ngoài tử cung mẹ cần biết
Mang thai ngoài tử cung là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm bởi đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh thành công sẽ di chuyển dần theo vòi trứng về buồng tử cung và làm tổ tại đấy. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp quá trình di chuyển của trứng không thuận lợi, bị đẩy ra khỏi vòi trứng và làm tổ ngay tại vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng… Hiện tượng đó được gọi là mang thai ngoài tử cung.
Được biết cứ 1.000 bà bầu thì sẽ có từ 4 đến 10 người có thể bị thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho người mẹ, có thể gây tử vong. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nguy hiểm này là gì?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng thai ngoài tử cung. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung
Nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ mang thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng. Một số bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục như lậu và Chlamydia chính là tác nhân hình thành viêm vòi trứng.
Theo các bác sĩ phụ khoa khi bị bệnh này, vòi trứng bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn gây cản trở đường đi của phôi thai khiến thai nhi không di chuyển được về tử cung mà phải làm tổ trên vòi trứng, dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
Mắc các bệnh phụ khoa
Nếu mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… các khối u chèn ép có thể khiến vòi trứng bị tắc, hẹp lại gây ra tình trạng có thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó, những mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa cũng có nguy cơ bị thai ngoài tử cung rất cao.
Chị em phụ nữ bị mắc các bệnh phụ khoa rất dễ bị thai ngoài tử cung. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nạo phá thai nhiều lần
Việc nạo phá thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như buồng tử cung bị ứ máu, nhiễm trùng, thủng cổ tử cung, băng huyết. Đó chính là những tác nhân dẫn đến việc có thai ngoài tử cung.
Tiền sử mang thai ngoài tử cung
Theo các bác sĩ, những mẹ bầu đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung ở thì khả năng tái phát ở lần có mang thai sau là rất lớn. Chính vì thế, để ngăn ngừa khả năng này, các mẹ cần đi khám cẩn thận trước khi có thai để nhận tư vấn từ bác sĩ.
Bước sang độ tuổi ngoài 35, các cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa, chức năng suy giảm nên dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình mang thai, điển hình trong số đó là việc mang thai ngoài tử cung.
Tiếp xúc với khói thuốc lá
Trong thuốc lá có hơn 4000 chất độc, điển hình trong số đó phải kể đến Nicotine. Khi chị em hút thuốc lá hoặc ngửi phải khói thuốc trước và trong thai kỳ, các chất độc này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại tới vòi trứng.
Tiếp xúc với khói thuốc lá có thể gây hại đến vòi trứng, dẫn đến thai ngoài tử cung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nicotine trong thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều tới các lông mao bên trong ống dẫn trứng và làm giảm sự cử động của vòi trứng khiến trứng đã thụ tinh di chuyển khó khăn. Theo thống kê, khả năng dẫn đến mang thai ngoài tử cung của sản phụ hút thuốc cao hơn người không hút thuốc là 1.5 đến 4 lần.
Quan hệ tình dục không an toàn
Việc “quan hệ” không an toàn với nhiều đối tượng có thể khiến bạn bị mắc phải một số bệnh lây truyền qua đường tình dục – nguyên nhân viêm vòi trứng, từ đó dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
Theo Khampha
Đừng chủ quan với những cơn đau bụng dưới!
Đau bụng dưới ở nữ giới có nhiều khả năng là đau bụng kinh. Nhưng cũng đừng quá chủ quan bởi chúng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm tử cung, u sơ cổ tử cung, u nang buồng trứng...
Bên cạnh vấn đề kinh nguyệt, đau bụng ở phụ nữ cũng là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tử cung và hai bên buồng trứng.
1. Thời kỳ kinh nguyệt
Có khoảng hơn 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị đau bụng dưới mỗi khi hành kinh. Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh có thể là sự co bóp của cơ trơn tử cung; do ống cổ tử cung quá hẹp hoặc do lạc nội mạc tử cung.
Khi có dấu hiệu đau bụng dữ dội đến mức không thể chịu được, cần đi khám ngay. Những trường hợp đau bụng kinh này có thể là dấu hiện nhận biết bạn đang mắc một số bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm dính tử cung, u nang buồng trứng...
Đừng coi thường những cơn đau bụng dưới (Ảnh: Internet)
2. Thai ngoài tử cung
Tình trạng này xảy ra khi thai nhi không nằm đúng vị trí (thường là nằm trong ống dẫn trứng). Các dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm: đau bụng quằn quại, đau vùng chậu, chuột rút ở một bên dạ dày, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
Đây là tình huống khẩn cấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cần phải xử lý ngay.
3. U nang buồng trứng
Khối u có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hoặc từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau.
Nếu u nang buồng trứng vỡ mà không phẫu thuật kịp thời, chất dịch sẽ tích tụ lại làm nứt buồng trứng, vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc, mất máu cấp... làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chị em.
4. U xơ tử cung
Có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nhất là trước và trong thời kỳ hành kinh, mót tiểu, mắc tiểu thường xuyên; táo bón hoặc đau bụng (trực tràng), đau lưng.
Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm bởi đa phần các khối u này lành tính nhưng nó khiến người bệnh bị xuất huyết nặng trong thời gian dài, dẫn đến bị thiếu máu.
Một số ít trường hợp là u ác tính có thể dẫn tới ung thư.
5. Viêm vùng chậu
Là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những viêm nhiễm này có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.
Đau bụng, sốt cao, dịch vùng kín tiết ra bất thường là những dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi bạn bị viêm nhiễm vùng chậu.
6. Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh được hình thành do vi khuẩn, vi trùng, nấm, xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của viêm nội mạc tử cung là rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài, xuất hiện những cơn đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, sốt nhẹ...
Theo Suckhoehangngay
Thắt ống dẫn trứng vẫn có thai, chuyện thật cứ như đùa Mặc dù thắt ống dẫn trứng hiệu quả trong việc ngăn ngừa khả năng thụ thai, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp có thai sau khi đã thực hiện phương pháp này. Chị Thanh Hà (36 tuổi) đã áp dụng thủ thuật thắt ống dẫn trứng và an tâm rằng mình sẽ không có con nữa. Vậy mà cách đây mấy tháng,...