Những nguyên nhân không ngờ gây ung thư dạ dày
Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Tuy nhiên hầu hết đều phát hiện muộn, ở giai đoạn nặng phải phẫu thuật và điều trị hóa chất.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thống kê, số người tử vong mỗi năm vì bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam lên tới 11.000 người. Đáng chú ý là 70% số người bị ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn tiến triển do không có triệu chứng rõ rệt và dễ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày hay loét dạ dày. Đặc biệt, tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày dưới 40 chiếm tỉ lệ khoảng 20 – 25% là một con số rất cao.
Các chuyên gia cho biết, những đối tượng thường xuyên bị áp lực, căng thẳng trong công việc hay ăn uống thất thường, thường sử dụng rượu bia… là những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày. Nhưng nhiều người bệnh không biết rằng cần phải tuân thủ tuyệt đối việc điều trị căn bệnh này nếu không bệnh rất hay tái phát, thậm chí dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như loét dạ dày, thủng dạ dày hay ung thư dạ dày.
PGS.TS Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai cho biết, việc người dân ăn quá mặn, thức khuya (quá 23 giờ), lười vận động thể lực và khoảng 80% dân số nhiễm vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa là những nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
“Trong số 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới thì nước ta đứng thứ 18. Chúng tôi đang nghiên cứu để đưa ra những thông số của người Việt Nam có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày, từ đó mới khuyến cáo những người đó đi nội soi.
Đối với ung thư đường tiêu hóa, cách tốt nhất là nội soi để phát hiện sớm. Chúng ta không thể nội soi cho tất cả người dân ngay được mà phải khoanh vùng những đối tượng có nguy cơ cao. Đơn cử là những người trên 40 tuổi hoặc có bố, mẹ, anh, chị em ruột bị ung thư dạ dày (ở tuổi trước 40) thì đó là những người có nguy cơ cao”- PGS. Khanh chỉ rõ.
Ngoài ung thư dạ dày, theo các bác sĩ, những bệnh lý ung thư đường tiêu hóa khác như: đại tràng, gan, mật đang có xu hướng gia tang ở nước ta.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết, những đối tượng thường xuyên bị áp lực, căng thẳng trong công việc hay ăn uống thất thường, thường sử dụng rượu bia… là những nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày. Ảnh minh họa: Internet
7 dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn.
Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
- Đau bụng trên. Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được những luôn dai dẳng, lúc đau lúc không.
Không những thế người đau dạ dày mãn tính còn thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, không theo quy luật.
Nếu như trước kia những cơn đau thường xuất hiện theo quy luật như đói cũng đau, no cũng đau thì nay, thấy đau bất cứ lúc nào, không theo quy luật nào thì đó có thể là dấu hiệu bệnh đã phát triển thành ung thư dạ dày.
- Luôn bị ợ chua, tiêu hóa không tốt. Đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày. Biểu hiện này chiếm khoảng 68% số người mắc bệnh.
Bên cạnh đấy còn không có hứng ăn uống, ăn mất ngon. Người bệnh cảm thấy hơi thở luôn nóng, không muốn ăn, ngay cả những món yêu thích hay khi đổi món, ghét ăn thịt, nhất là thịt mỡ.
- Nôn ra máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
- Đầy bụng sau khi ăn. Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn…
- Đi ngoài phân đen. Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều tiết động vật như lợn, dê, gà cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc.
Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu. Đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành ung thư dạ dày.
- Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày còn có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau.
Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Biểu hiện cơ thể 'chứa' vi khuẩn gây ung thư dạ dày
Biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP nặng hơn với cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, một số gây cơn đau cấp tính thủng dạ dày, xuất huyết, hẹp môn vị hoặc biến chứng nặng hơn là ung thư.
GS.TS. Đào Văn Long - Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mạn tính đó là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày và các biến chứng loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, GS. Long cũng lưu ý không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là phải điều trị. Ước tính 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phải tất cả đều cần điều trị; chỉ khi nào có các triệu chứng đau bụng, ợ hơi... mới cần đi khám, bác sĩ tư vấn điều trị.
Vi khuẩn này lây qua đường miệng - miệng, nghĩa là có trẻ bị nhiễm khi ăn uống, sinh hoạt cùng với người nhiễm HP. Ngoài ra, vi khuẩn theo đường môi trường do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. GS. Long cho biết thêm, nếu chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị.
Dấu hiệu nhận biết có vi khuẩn này không đặc hiệu, người ta cho HP là vi khuẩn cộng sinh với cơ thể con người, 1 số ng có dấu hiệu đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị.
Biểu hiện của nhiễm vi khuẩn HP nặng hơn với cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, một số gây cơn đau cấp tính thậm chí gây thủng dạ dày, gây xuất huyết, gây triệu chứng hẹp môn vị hoặc biến chứng nặng hơn là ung thư. Ngoài ra, HP còn gây nhiều căn bệnh khác, nó còn là yếu tố thuận lợi gây nên hen, có vai trò với ung thư phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Để phát hiện vi khuẩn HP, người bệnh có thể kiểm tra sức khoẻ tại các cơ sở y tế. GS Long cho biết, hiện nay công cụ phát hiện vi khuẩn HP là xét nghiệm trong máu có kháng thể HP. Với kết quả này, có hai trường hợp người đó từng nhiễm HP hoặc đang nhiễm HP, khi đó người ta sẽ nội soi dạ dày, sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm cho kết quả tương đối tốt để phát hiện HP. Để chắc chắn hơn có thể nhuộm màu đọc dưới kính hiển vi. Còn trường hợp đơn giản có thể biết HP không thì có thể test khí thở. Ngoài ra, còn các test tìm kháng nguyên trong phân.
Để phòng bệnh, nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP; vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Theo giaoducthoidai.vn
Hai cha con bị ung thư, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là do thời gian dài họ ăn thực phẩm này Chỉ vì ăn món canh này đều đặn trong vài năm, cả hai cha con đều bị ung thư dạ dày. Thói quen ăn uống này là hồi chuông cảnh báo tất cả mọi người. Trương Vĩ 35 tuổi ở Quảng Đông (TQ) đã ly hôn vợ cách đây 6 năm, trải qua nhiều khó khăn anh mới được quyền nuôi con gái....