Những nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân
Theo các chuyên gia, trẻ sinh ra nhẹ cân thường mắc phải các dị tật bẩm sinh và do một số nguyên nhân dưới đây.
Mang đa thai
Khi một người phụ nữ mang đa thai, nguy cơ sinh con bị nhẹ cân có tỷ lệ tất cao. Tỷ lệ thai nhi nhẹ cân là khoảng 60 phần trăm cho cặp song sinh, 90 phần trăm cho sinh ba, và khoảng 100 phần trăm cho sinh tư và nhiều hơn nữa.
Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, dưỡng chất mà người mẹ “nạp” vào cơ thể không “phân bổ” đủ cho các bé và các bé cũng không đủ chỗ để phát triển trong tử cung. Ngoài ra, theo Hội sản và Phụ khoa Hoa Kỳ đa thai cũng đặt lên người mẹ một số áp lực nhất định, gây nên những biến chứng như thiếu máu và cao huyết áp.
Bạn có biết để ngăn chặn hiện tượng mang đa thai, hiệp hội Y học sinh sản Mỹ vừa ban hành hướng dẫn hạn chế số lượng phôi có thể được cấp ghép trong thụ tinh ống nghiệm.
Yếu tố sức khỏe của người mẹ
Phụ nữ có các bệnh mạn tính như tiểu đường, dị tật tim hoặc bệnh thận có xu hướng mang thai khó khăn hơn, và kết quả là họ có nhiều khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Theo Hội sản và Phụ khoa Hoa Kỳ, những người phụ nữ bị các vấn đề về sức khỏe nên điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc men và mức độ hoạt động giúp ngăn chặn nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.
Theo Viện Y tế Quốc gia, mối đe dọa khác là tiền sản giật, với dấu hiệu của huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau 20 tuần của thai kỳ. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như sưng bàn tay, mặt hoặc bàn chân, đau đầu, mờ mắt và đau bụng.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mang thai có tiền sản giật đẻ non là 42,2%, trẻ nhẹ cân là 30,8%, thai chết lưu là 2,9% và chết chu sinh là 9,8%.
Bạn có biết tiền sản giật ảnh hưởng đến 10% thai phụ ở Mỹ một năm và gây ra 15% sinh non.
Hút thuốc
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhẹ cân. Theo các nhà nghiên cứu, nguy cơ sinh con nhẹ cân tăng gấp đôi ở những người phụ nữ hút thuốc lá. Người mẹ cần phải ngừng việc hút thuốc trong suốt thời gian mang thai và cho con bú sau này nữa.
Video đang HOT
Lý do chính là hút thuốc cung cấp các hóa chất độc hại như tar, nicotin và carbon monoxide cho thai nhi. Những chất này làm giảm cung cấp oxy của bé, làm bé chậm phát triển và tăng trưởng.
Bạn có biết theo Hiệp hội sản và Phụ khoa Hoa Kỳ, người mẹ có thể giảm nguy cơ thai nhi sinh non và nhẹ cân bằng cách bỏ thuốc tại bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ.
Rượu và ma túy
Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại Đại học Leeds được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và Y tế Cộng đồng cho thấy thai phụ uống rượu dù ít cũng dễ có nguy cơ sinh non, con nhỏ và nhẹ cân so với bình thường.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 1.264 thai phụ trong độ tuổi từ 18 đến 25 – độ tuổi thường được xem là ít biến chứng sinh sản – xem xét về việc dùng rượu trong 4 tuần trước khi thụ thai và mỗi 3 tháng trong suốt thai kỳ. Khi những đứa trẻ chào đời, nhóm nghiên cứu nhận thấy có 13% nhẹ cân hơn, 4,4% nhỏ hơn và 4,3% ra đời sớm hơn so với bình thường.
Đối chiếu với việc dùng rượu, nhóm nghiên cứu nhận thấy những thai phụ dùng hơn 2 đơn vị rượu (1 đơn vị rượu tương đương 25 ml rượu 40% cồn) mỗi tuần có tỉ lệ nguy cơ sinh non và con nhỏ cao gấp đôi so với bình thường. Nguy cơ gây ảnh hưởng bị xem là nghiêm trọng hơn ở 3 tháng đầu của thai kỳ.
Theo các chuyên gia, cần sa, heroin, cocaine, thuốc lắc và các chất kích thích khác cũng góp phần vào việc khiến thai nhi nhẹ cân, sinh non, vấn đề bẩm sinh, học tập và khuyết tật phát triển.
Tuy nhiên, rượu có lẽ là chất bị lạm dụng phổ biến nhất trong thai kỳ. Nó có thể gây ra hội chứng rượu bào thai – trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển thần kinh, chậm lớn và có nhiều bất thường ở sọ, mặt và tim mạch.
Vấn đề với tử cung hoặc cổ tử cung
Khi thai nhi neo vào tử cung thì cổ tử cung đóng lại để giúp bào thai phát triển và hạn chế sự cố viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu cổ tử cung đóng mở không đúng cách và khi bào thai phát triển làm tăng áp lực, sẽ gây ra tình trạng sinh non. Để khắc phục, bác sĩ thường tiến hành khâu tử cung hoặc thai phụ phải nằm khép kín ngay trên giường. Ngoài ra, uxơ – dị tật tử cung cũng khiến em bé phát triển không đúng cách, gây ra tình trạng sinh non và nhẹ cân.
Trục trặc ở nhau thai
Nhau thai được xem như đường truyền dinh dưỡng giữa mẹ và em bé, vì thế, khi nhau thai gặp trục trặc, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, sự trục trặc nhau thai rất đa dạng, như nhau thai tiền đạo, nhau thai hóa lỏng, nhau bị bong non… Các hiện tượng như thế ảnh hưởng khoảng 1% số ca mang thai. Nghiêm trọng hơn, là làm giảm việc vận chuyển ôxy tới thai nhi, dẫn đến hiện tượng sinh non và nhẹ cân.
Dinh dưỡng kém
Để phát triển hoàn thiện, thai nhi cần được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và ổn định. Ví dụ như axit folic giúp “thiết lập” não và cột sống, protein xây dựng và hỗ trợ sự phát triển các tế bào của thai nhi.
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể tăng khoảng 11 – 15 kg. Để làm được điều này, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên áp dụng thực đơn khoa học, hợp lý cùng với đó là việc tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm nguyên chất dạng hạt, thịt nạc, hạn chế đồ ngọt cũng như các thức ăn chế biến quá kỹ. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung 400mcg acid folic/ngày trong vòng 3 tháng trước và 3 tháng đầu mang thai, giúp giảm khuyết tật cột sống và hộp sọ về sau cho em bé.
Căng thẳng
Đây được xem là “căn bệnh của các bà bầu”. Thật vậy, khi mang thai, cơ thể của bà bầu được bơm nhiều hơn từ 40 – 50% lượng máu và tim làm việc với tần suất cao hơn khoảng 30 – 50% so với mức bình thường. Cùng với đó, là các yếu tố khách quan khác khiến cho thai phụ phải chịu nhiều căng thẳng và lo lắng hoặc thiếu sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình, bạn bè và người thân. Do đó, khi áp lực quá lớn, vượt ngoài khả năng của con người, sẽ phát sinh tình trạng sinh non, sinh thiếu tháng.
Dị tật bẩm sinh
Một số dị tật bẩm sinh có thể cản trở sự phát triển bình thường ở trẻ sơ sinh và dẫn đến sinh non. Ví dụ, nếu một trẻ sơ sinh phát triển các vấn đề như chuyển vị của các động mạch lớn của tim hoặc gai đôi (mở cột sống) – một tình trạng mà trong đó các ống thần kinh không đóng đúng cách – các bác sĩ có thể cần phải thực hiện phẫu thuật trong khi em bé vẫn còn trong tử cung, điều này làm tăng nguy cơ sinh non.
Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy các dị tật bẩm sinh phổ biến nhất liên quan đến sinh non bao gồm:
Hội chứng DownHội chứng KlinefelterHội chứng TurnerHội chứng PatauHội chứng EdwardsHở hàm ếchTật nứt đốt sốngTim, hệ thần kinh trung ương, bất thường cơ xương khớp
Bạn có biết khuyết tật tim là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, sau đó đến hở hàm ếch và tiếp theo là các khuyết tật ở cột sống, não và hội chứng Down (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh).
Nhiễm trùng bào thai
Đây là nguyên nhân hàng đầu, nhất là khi thai phụ mắc một số loại bệnh như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng do virus và ký sinh trùng, sẽ khiến bào thai tăng trưởng chậm và gia tăng dị tật bẩm sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh, dưới đây là một số tác nhân gây bệnh:
Cytomegalovirus là loại siêu vi trùng thuộc họ Herpes có thể ảnh hưởng đến mọi người, nhưng điều quan trọng là ảnh hưởng đến những phụ nữ đang mang thai vì Cytomegalovirus từ người mẹ đang nhiễm Cytomegalovirus có thể truyền cho các trẻ sơ sinh hoặc trong quá trình thai nghén hoặc sau khi sinh. Nó có liên quan đến khuyết tật như khiếm khuyết ống thần kinh và hội chứng Down.
Rubella: Thường được gọi là bệnh sởi Đức, virus này có thể gây ra dị tật bẩm sinh như chậm phát triển tinh thần và thính giác, thị giác, và các vấn đề tim mạch. May mắn thay, bệnh sởi Đức có thể được ngăn chặn thông qua sởi, quai bị, và vắc-xin Rubella (MMR).
Toxoplasmosis: Ký sinh trùng có nhiều trong thịt chưa nấu chín, phân động vật (nhất là mèo) này có liên quan đến khuyết tật não, thính và thị lực.
Thủy đậu: Tiếp xúc với virus này có thể gia tăng hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây dị tật chân tay, sẹo và khuyết tật tâm thần.
Theo Duocanbinh
Nguy cơ khi viêm lợi lúc mang bầu
Tôi 35 tuổi, đang mang thai 20 tuần cháu thứ 2. Gần đây tôi thấy lợi hay ra máu và sưng, nhất là khi đánh răng. Nhiều người nói tôi bị viêm lợi. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách chữa?
Hoàng Thị Liên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường. Triệu chứng này có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh. Viêm lợi là khi lợi bị sưng đỏ, dễ ra máu, nhất là khi đánh răng. Có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như hôi miệng, ngứa và đau lợi.
Lợi bị sưng là do lượng máu dồn lên miệng tăng. Nguyên nhân gây viêm lợi có thể do vi khuẩn phát triển trong mảng bám răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn); Do thay đổi các hormon trong thời kỳ thai nghén làm giảm khả năng miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn nên khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn với những vi khuẩn trong mảng bám. Mức độ viêm lợi nặng hay nhẹ phụ thuộc và tình trạng lợi của bạn trước lúc mang thai.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bị viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Tuy nhiên, thực tế những biến chứng của thai kỳ không liên quan đến bệnh răng miệng. Dù vậy, vấn đề chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai vẫn rất quan trọng. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh nha chu (viêm quanh răng), khi đó sự viêm nhiễm sẽ đi qua lợi vào đến tận xương và các mô khác hỗ trợ xung quanh răng. Chính vì những nguy cơ có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai khi mắc bệnh viêm lợi nên cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị triệt để. Nếu đã mắc viêm lợi, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
BS. Minh Châu
Theo SK&ĐS
Bà bầu ăn bánh chưng, dưa hành dịp Tết phải lưu ý điều này để không ảnh hưởng đến thai nhi Bánh chưng, dưa hành là 2 món không thể thiếu cho ngày Tết, nhưng đối với các mẹ bầu có một số lưu ý cần ghi nhớ để đảm bảo sức khỏe. Ngày Tết nhà nào cũng chuẩn bị sẵn vài cặp bánh chưng và lọ dưa hành muối. Thiếu 2 món này là thiếu hẳn hương vị Tết. Bánh chưng thơm ngon...