Những nguyên nhân gây rụng tóc
Trung bình, một người mỗi ngày tóc rụng khoảng từ 50 tới 100 sợi. Nếu tóc rụng hơn 100 sợi/ngày thì cần đi viện thăm khám.
Nếu một ngày một người rụng quá 100 sợi tóc thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Ảnh: Ngọc Nga
3 thể rụng tóc thường gặp
Là một trong những bệnh nhân đến thăm khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương vì chứng rụng tóc, chị N.T.Q.T (35 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Khoảng 3 năm trở lại đây, tôi bắt đầu thấy đường chân tóc lộ rõ da đầu, tóc ngày một yếu. Dù số lượng tóc rụng không tăng đột ngột nhưng tóc ngày một thưa dần. Nhận thấy như vậy nên tôi đến viện thăm khám”.
Theo BSCKII Trương Thị Huyền Trang, Khoa Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, đây là một trong những trường hợp điển hình của rụng tóc hói. Tức là do cơ thể có 1 gene nhạy cảm hơn so với người bình thường, nên cơ thể tiết là 1 loại hormone làm thu hẹp dần nang tóc. Từ đó dẫn đến việc nang tóc nhỏ dần, tóc yếu hơn, lộ da đầu nhiều hơn.
Tóc có cấu trúc dạng sợi, hợp thức của 70% chất sừng (hay còn gọi là keratin) và 30% hợp chất khác gồm: nước, lipid, Hydrat carbon, Vitamin và khoáng chất.
Tóc cũng giống như làn da, cần làm sạch tế bào da chết từ 1 – 2 lần/tuần, thì mái tóc cũng có chu kỳ rụng nhất định. Trên cơ thể mỗi người, một cái nang tóc có thể chứa 1 – 3 sợi tóc và một nang tóc sẽ tự thay dần. Ở một người có tuổi thọ là 100 tuổi, thì sẽ có khoảng 20-30 lần chu kỳ tóc phải thay ra. Vì thế mỗi ngày rụng từ 50-100 sợi tóc là điều bình thường. Nhưng nếu tóc rụng hơn 100 sợi/ngày thì cần đi viện thăm khám.
Rụng tóc chia thành 2 dạng, rụng tóc có sẹo và rụng tóc không sẹo. Rụng tóc có sẹo có thể do bệnh nhân gặp tai nạn hoặc trường hợp đặc biệt nào đó dẫn đến phá hủy vĩnh viễn nang tóc, làm mất khả năng mọc lại của tóc. Rụng tóc không sẹo thì nang tóc không bị phá hủy nên có thể mọc lại sau khi rụng.
Với loại rụng tóc không sẹo thường có 3 thể hay gặp gồm: rụng tóc hói, rụng tóc ngừng phát triển và rụng tóc thể mảng.
Rụng tóc hói là do di truyền, và thường ở thể này, bệnh nhân tự nhận biết được là bị hói, thường khi đi thăm khám, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân. Với rụng tóc hói, ở nam thường là hói chữ M, ở nữ thưa tóc ở đỉnh đầu hay còn gọi là rụng tóc kiểu cây thông.
Video đang HOT
Rụng tóc ngừng phát triển, đây là thể rụng tóc có nhiều nguyên nhân đáng quan tâm. Ở thể rụng tóc này cũng được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn cấp và giai đoạn mạn. Ở giai đoạn cấp tính, nguyên nhân thường là: sau những đợt sốt cao, sốt xuất huyết, stress, mất ngủ, sau sinh, hoặc sau những đợt phẫu thuật, sau đợt nhiễm khuẩn nặng, tổn thương da đầu do phơi nắng, rụng tóc theo “mùa”. Rụng tóc ở giai đoạn mạn tính, thường liên quan đến bệnh lý của cơ thể, có thể là: bệnh lý tuyến giáp, suy dinh dưỡng, ăn kiêng kéo dài, ốm nặng nằm viện kéo dài, ăn chay không đủ chất, cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm…, lupus, viêm bì cơ… hoặc bệnh nhân sử dụng thuốc kéo dài như: vitamin A (axit đường uống).
Rụng tóc thể mảng, thường biểu hiện là trên da đầu tóc rụng từng chấm nhỏ bằng ngón tay hoặc rộng hơn bằng lòng bàn tay…
Những thói quen gây rụng tóc
Ngoài những nguyên nhân từ bệnh lý hoặc rụng tóc theo “mùa”, thì bác sĩ Trang cũng nhấn mạnh có một số thói quen nhiều người hay mắc phải gây rụng tóc.
Thứ nhất là sử dụng nhiệt độ cao và hóa chất làm tóc. Trước thời điểm Tết Nguyên đán, các bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương thường xuyên tiếp nhận những ca đến khám rụng tóc mà nguyên nhân phần lớn là do sử dụng nhiệt độ cao và hóa chất làm tóc. “Phương pháp làm đẹp này làm chết tóc một cách ồ ạt ngay lập tức. Bệnh nhân đến khám và bày tỏ mong muốn tóc mọc lại nhanh. Nhưng thật ra điều này rất khó, tóc của một người bình thường 1 tháng có thể dài thêm khoảng 1cm, vì thế yêu cầu tóc phải mọc lại nhanh nhất thì rất khó”, bác sĩ Trang chia sẻ.
Thứ hai, sử dụng sản phẩm dầu gội, đặc biệt là dầu gội khô. Với tóc, nên sử dụng các sản phẩm có thương hiệu, ít hóa chất và có tác dụng làm sạch da đầu. Trong khi đó, dầu gội khô thường có nhiều hóa chất giúp khô tóc nhanh, khô dầu nhanh… vì thế chỉ nên sử dụng không quá 2 lần/tuần.
Thứ ba, gội đầu ban đêm không sấy khô. Nhiều người có thói quen gội đầu buổi tối nhưng lại không sấy tóc mà đi ngủ. Điều này làm da đầu tăng tiết dầu, ảnh hưởng đến chất lượng tóc.
Thứ tư, ăn uống thiếu chất. Có một số người ăn chay trường hoặc ăn kiêng nhưng không đủ chất, dẫn đến việc cơ thể thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng làm cho tóc dễ rụng hơn.
Thứ năm, stress và mất ngủ dẫn đến tóc yếu, mỏng và dễ rụng, nguyên nhân do cơ thể không đủ thời gian nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe.
Thứ sáu, không chú ý làm sạch da đầu. Thường gặp nhất ở những người chơi thể thao xong, đổ mồ hôi nhiều đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nhưng lại không làm sạch da đầu, từ đó dẫn đến việc làm rụng tóc.
Nếu bạn hay bị rụng tóc nên hạn chế ăn những thực phẩm này
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, caffeine, nước ngọt và đồ uống có đường,... có thể làm tăng nguy cơ bị rụng tóc.
Theo Doctor NDTV, một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc do ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố, thiếu hụt chất dinh dưỡng và viêm nhiễm. Những thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ insulin, góp phần gây viêm và dẫn đến rụng tóc.
Dưới đây là những loại thực phẩm thường có liên quan hoặc được cho là góp phần gây rụng tóc:
Đường
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể, làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc.
Đồ chiên
Hàm lượng chất béo không tốt cho sức khỏe có trong thực phẩm chiên rán có thể làm tăng tình trạng viêm và tác động tiêu cực đến sức khỏe của tóc.
Đồ ăn nhanh
Thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh, đường bổ sung và ít chất dinh dưỡng thiết yếu, thức ăn nhanh có thể góp phần gây rụng tóc.
Nước ngọt và đồ uống có đường
Hàm lượng đường và chất phụ gia cao trong những đồ uống này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến nang lông.
Chất làm ngọt nhân tạo
Việc sử dụng thường xuyên chất làm ngọt nhân tạo có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, có khả năng góp phần gây rụng tóc.
Thịt chế biến
Xúc xích, chà bông, thịt xông khói và các loại thịt chế biến sẵn khác chứa chất béo và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe có thể gây hại cho sức khỏe của tóc.
Ngũ cốc tinh chế
Bánh mì trắng, mì ống và các loại ngũ cốc tinh chế khác có chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu và góp phần gây viêm.
Rượu
Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, rối loạn nội tiết tố và cản trở quá trình hấp thụ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mái tóc khỏe mạnh.
Quá nhiều caffeine
Mặc dù lượng caffeine vừa phải thường an toàn nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của sợi tóc.
Rụng tóc nhiều sau sốt xuất huyết nên ăn gì để phục hồi? Rụng tóc nhiều sau khi khỏi sốt xuất huyết là tình trạng thường gặp. Khi nào tóc mọc trở lại và có cách gì để khắc phục không là quan tâm chung của nhiều người. Vốn có mái tóc rất dày, khỏe và óng ả nên khi ra tiệm gội đầu, chị Vũ Thanh Ch. lo lắng khi thợ gội đầu nói tóc...