Những nguyên do khiến bạn đau ngực trước kì kinh nguyệt và một số cách để cải thiện
Không chỉ đau bụng và đau lưng, hiện tượng đau ngực trước kì kinh nguyệt cũng có thể gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày.
Khoảng một vài ngày trước kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ sẽ gặp phải triệu chứng nhức và đau vùng ngực, cụ thể là nơi đầu nhũ. Đôi khi cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức không thể cử động và vận động quá mạnh, hay thậm chí việc cọ xát với quần áo cũng gây nên đau nhức. Đây là một trong số những triệu chứng thường thấy trước mỗi kỳ kinh nguyệt, cùng với đau nhức xương khớp và đau bụng, mệt mỏi.
Đau ngực trước kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường.
Nguyên do dẫn đến hiện tượng này là sự suy giảm của các hormone như estrogen và progesterone trước một chu kỳ. Những thay đổi trong hormone này có thể khiến hạch bạch huyết có trong ngực bị sưng trướng, dẫn tới đau ngực. Mặt khác, hiện tượng này cũng có thể bị gây ra bởi một loại hormone khác là prolactin – nội tiết tố kích thích sản xuất sữa trong cơ thể phụ nữ. Loại hormone này có thể xuất hiện ngay cả với những người không mang thai. Nếu cơn đau này nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn thì đây là một số cách để cải thiện tình trạng này:
Cắt giảm các loại thức uống có caffein
Nhiều nghiên cứu cho thấy caffein có ảnh hưởng đến nội tiết tố của phụ nữ mà cụ thể là estrogen. Tuy nhiên những nghiên cứu này cũng cho thấy phản ứng khác nhau của caffein đối với các cơ địa khác nhau, ví dụ như caffein có khả năng hạ thấp lượng estrogen của nữ giới phương Tây, nhưng lại tăng estrogen ở phụ nữ châu Á. Ngoài ra thì các yếu tố như độ tuổi, đã làm mẹ hay chưa cũng có ảnh hưởng nhất định.
Mặt khác, bởi vì thời điểm này là lúc cần cân bằng các nội tiết tố nên việc tăng hay giảm bất thường cũng đều không tốt cho bạn, nên các nhà khoa học kiến nghị bạn cắt giảm các loại nước có caffein như cà phê, trà, soda…
Video đang HOT
Ăn nhạt
Việc cắt giảm lượng muối nạp vào trong các bữa ăn có thể cải thiện cơn đau ngực. Bởi vì quá nhiều muối có thể dẫn đến hiện tượng tích nước giữa các mô cơ, mô mỡ trong cơ thể – đây là một trong số những nguyên do lớn dẫn đến đau nhức.
Mặc áo ngực khi ngủ
Bạn nên chọn lựa loại áo ngực vừa người với gọng mềm và thoải mái, chứ không phải loại áo có tác dụng “nâng đẩy”. Khi ngủ, “núi đôi” thường chảy xệ theo trọng lực và với những bạn gái có kích cỡ ngực to thì việc này có thể gây khó chịu, nhất là lúc đang đau nhức. Việc mặc một chiếc áo ngực vừa vặn trong thời điểm này có thể giúp nâng đỡ bộ ngực yêu quý, khiến chúng đỡ bị va chạm và được bảo vệ.
Hạn chế các động tác thể dục, thể thao quá mạnh
Vào thời điểm này thì những hoạt động lý tưởng bao gồm một số động tác yoga nhẹ nhàng hoặc chạy bộ chầm chậm. Cần trách các hoạt động quá mạnh như sport dance, chạy marathon hay tập tạ… Và bạn nên chú ý mặc áo ngực thể thao để tránh tổn thương các mô cơ khi hoạt động.
Ngoài ra:
Mặc dù đau nhức ngực trước khi tới kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên bạn nên gặp ngay bác sĩ nếu có những dấu hiệu như:
- Chỉ đau một bên ngực.
- Phát hiện các khối cứng, cấn trong ngực.
- Đầu nhũ sưng cứng, có khi chảy dịch.
Đây là những hiện tượng liên quan đến ung thư vú hoặc viêm nhiễm hạch bạch huyết. Nếu gặp phải các triệu chứng này thì bạn nên được tư vấn chuyên môn ở bệnh viện càng sớm càng tốt để có cách chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Theo trí thức trẻ
Ung thư hạch cướp đi sinh mạng hơn 2.000 người Việt mỗi năm
Hơn 3.500 người phát hiện mắc u lympho mỗi năm, nhiều thứ 11 trong các loại ung thư.
U lympho ác tính thường gặp trong nhóm bệnh huyết học ác tính ở người lớn, bao gồm u lympho ác tính không Hodgkin và u lympho ác tính Hodgkin. Trong đó, u lympho ác tính không Hodgkin thường gặp hơn và nhiều gấp 5 lần trường hợp còn lại.
U lympho ác tính không Hodgkin đứng thứ 11 về tỷ lệ mắc mới. Theo GLOBOCAN 2018, trên thế giới có 509.590 ca mắc mới và 2,6% tử vong.
Tại hội nghị cập nhật kỹ thuật mới về chẩn đoán và điều trị u lympho của Bệnh viện Bạch Mai cuối tuần qua, giáo sư Mai Trọng Khoa, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, cho biết bệnh u lympho có nhiều dạng bệnh khác nhau, biểu hiện ở nhiều cơ quan. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. Những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch, hoặc phải dùng thuốc để kiểm soát hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nhóm tuổi 35-40 và 50-55, tuổi trung bình 50-60.
Biểu hiện của bệnh là sưng các hạch lympho.
Khi xuất hiện u lympho có nghĩa cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và tồn tại lâu hơn. Tình trạng quá tải làm tổn hại hệ thống miễn dịch. U lympho có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm hạch bạch huyết, tủy xương, máu, lá lách và các cơ quan khác.
Bệnh thường biểu hiện tại hạch (trên 60%) hoặc xuất hiện u ngoài hạch như ở da, dạ dày, đại trực tràng, vòm mũi họng, lưỡi, thần kinh trung ương, hốc mắt...
Theo giáo sư Khoa, điều trị bệnh lympho tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và loại mô bệnh học, vị trí tổn thương, thể trạng người bệnh... Phương pháp điều trị kết hợp đa phương thức, biện pháp chủ yếu là điều trị toàn thân như hóa trị kết hợp điều trị đích, ghép tế bào gốc, điều trị tại vùng như xạ trị, phẫu thuật...
Các phương pháp mới như điều trị miễn dịch, miễn dịch phóng xạ... mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong trường hợp bệnh tồn tại dai dẳng hoặc tái phát. Điều trị miễn dịch giúp tăng cường khả năng phát hiện và nhận diện tế bào u nhằm tiêu diệt chúng.
Lê Nga
Theo VNE
Ung thư vú giai đoạn 2: Đặc điểm và dấu hiệu của bệnh Mắc phải ung thư chắc hẳn ai cũng thấy sợ hãi và lo lắng! Bởi nó là nguyên nhân cướp đi rất nhiều tính mạng. Trong đó có cả ung thư vú. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện vào giai đoạn 2 và có biện pháp điều trị kịp thời thì khả năng thành công rất cao. Chúng ta hãy cùng tìm...