Những nguy cơ và thách thức trong bảo vệ an ninh an toàn thông tin
Sáng 12/12, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức hội nghị Nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin. Hội nghị nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý, truyền thông, báo chí… khu vực miền Bắc.
Nằm trong lộ trình đề án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020, Hội nghị được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin cho các cơ quan quản lý, thông tin, truyền thông và báo chí.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí khẳng định quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số là xu hướng tất yếu.
Phó Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Văn Hiếu thông tin tại Hội nghị
Trong thời gian qua, Internet cũng như các công nghệ hiện đại ngày càng phát triển và đi sâu và tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về an toàn thông tin.
Với sự phát triển của công nghệ, của nền tảng số, các lĩnh vực cũng cần phải tìm ra những hướng đi, những hình thức mới để hoạt động, phát triển.
Video đang HOT
Song song với đó, những vấn đề về an toàn an ninh thông tin mạng trên thế giới cũng có nhiều biến động, đặt ra vấn đề ứng phó, xử lý các vấn đề an ninh an toàn mạng là cấp bách.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí, thông tin cũng như từng cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực này.
Chính vì vậy, mỗi người phải tự nâng cao nhận thức, trang bị các kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho cá nhân và cơ quan mình.
Đại diện Cục Báo chí cho rằng, từ việc tạo lập các thói quen đảm bảo an toàn thông tin cho bản thân sẽ giúp cho cơ quan được đảm bảo và toàn xã hội được đảm bảo trên cơ sở các hành động cụ thể. Từ nhận thức đúng, chúng ta sẽ có hành động đúng, dẫn đến thói quen an toàn lành mạnh trên không gian mạng.
Để có được những kết quả này cũng cần phải sự chung tay của toàn xã hội, mỗi cá nhân trong cộng đồng cũng cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình, bảo vệ chính chúng ta, góp phần xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Ông Hiếu cũng bày tỏ mong muốn, sau mỗi hội nghị như thế này, nhận thức về an toàn thông tin của các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, báo chí, các nhà báo, cộng đồng sẽ được cải thiện. Từ đó hình thành nên các kỹ năng cần thiết để mỗi người tự bảo vệ bản thân, gia đình, cơ quan, tổ chức, và quốc gia mình trên không gian mạng.
Trong quá trình này, vai trò của các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí phải là nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức qua việc tuyên truyền, chia sẻ, lan tỏa trong cộng đồng. Mỗi cơ quan tổ chức xây dựng bộ phận chuyên trách, nâng cao năng lực tự tổ chức, đào tạo, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng.
Qua các hoạt động của từng cá nhân, cơ quan truyền thông, báo chí sẽ tạo chuyển biến trong nhận thức để từ đó góp phần tuyên truyền cho người dân ý thức, trách nhiệm về các vấn đề an ninh an toàn mạng.
Trong xã hội hiện đại, an ninh an toàn thông tin không chỉ là những giải pháp kỹ thuật mà còn nhiều vấn đề liên quan đến thể chế, chính trị, hơn nữa, chúng ta sống trong không gian mạng 24/24h.
Hội nghị cung cấp các thông tin cần thiết để các lãnh đạo, các nhà quản lý, cơ quan báo chí… có thể nắm bắt các xu hướng phát triển trên không gian mạng hiện nay, nhận diện được các vấn đề; hành lang pháp lý về an toàn thông tin, các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin, các kỹ năng tự đảm bảo an toàn thông tin… cho các cá nhân.
Từ đó cảnh báo những nguy cơ rủi ro về thông tin, mất an toàn trên không gian mạng, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết… để mọi người định ra hướng đi phù hợp cho mình trong thời gian tới.
Sau Hội nghị này, dự kiến Cục Báo chí sẽ tiếp tục tổ chức các buổi trao đổi thông tin tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Theo Tổ Quốc
Bảo mật thông tin của doanh nghiệp tài chính, ngân hàng vẫn mang tính đối phó
Theo khảo sát của Cục an toàn thông tin, các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng vẫn chưa chú trọng đầu tư về bảo mật an toàn thông tin (BMATTT) và phần lớn mang tính chất đối phó. Khi có sự cố xảy ra, các đơn vị này mới phối hợp với Cục an toàn thông tin để giải quyết.
Diễn đàn "An toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng năm 2019", do IDG Việt Nam phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) và Cục an toàn thông tin (Bộ Thông tin truyền thông) tổ chức, đã diễn ra sáng 27/11, tại TP Hồ Chí Minh.
Với chủ đề "Tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, dịch vụ trực tuyến và thương mại điện tử", diễn đàn tập trung thảo luận các giải pháp, kinh nghiệm đảm bảo ATTT cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trên.
Tại diễn đàn, ông Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và giám sát an ninh mạng, cho biết, hoạt động tấn công mạng ngày càng phức tạp và tinh vi. Đáng chú ý, tấn công mạng vào các tổ chức, doanh nghiệp tài chính, thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến có xu hướng gia tăng, trong khi các đơn vị ở lĩnh vực này vẫn chưa quan tâm đúng mức về BMATTT.
Đồng tình quan điểm này, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho biết, từ đầu năm đến hết tháng 9/2019, Cục ghi nhận có gần 3.950 cuộc tấn công nhằm vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, có trên 1.130 cuộc tấn công giao diện (Deface), gần 280 cuộc tấn công bằng mã độc (Malware), trên 2.500 cuộc tấn công bằng thông tin lừa đảo (Phishing). Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng máy tính "ma" trong tháng 9/2019 là trên 2 triệu địa chỉ. So với cùng kỳ 2018, tổng số sự cố tấn công tăng 104%, trong đó Phishing tăng 141%, Deface tăng 109%. Đặc biệt, trong các cuộc tấn công này, ngân hàng là một trong những đích ngắm thường xuyên của tội phạm. Đây cũng chính là một trong 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm ATTT mạng theo quy định tại danh mục lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên theo Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 10/5/2017.
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin chia sẻ về những vấn đề ATTT tại các doanh nghiệp ngân hàng, tài chính.
Thế nhưng, qua khảo sát của Cục tại 30 ngân hàng thương mại và thương mại cổ phần, 16 đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm tại Việt Nam trong hai tháng gần đây, thì ngân sách đầu tư cho ATTT năm 2018 rất thấp, chỉ có 20% là đầu tư trên 2 tỷ đồng, 50% còn lại ngân sách đầu tư từ hơn 200 triệu đồng đến khoảng hơn 1 tỷ đồng. Trong tổng số ngân sách đầu tư về ATTT, có đến 40% đơn vị được khảo sát chi từ 10 - 15% cho công nghệ thông tin, 30% chi trên 15% và 30% còn lại chi dưới 10%.
Ngoài ra, các hạng mục đầu tư cho BMATTT tại các đơn vị này cũng chỉ mang tính chất đối phó, vì hơn 65% là chi cho truyền thông và vận hành. Chính vì vậy, nhân viên vi phạm các chính sách về BMATTT tại các đơn vị này cũng chiếm tỷ lệ cao. "Mới đây, một ngân hàng bị sự cố về ATTT mạng nhưng không chịu phối hợp với Cục mà âm thầm xử lý. Đến khi sự cố xảy ra nghiêm trọng, vượt quá tầm tay của ngân hàng, lúc này mới phối hợp nhờ Cục can thiệp", ông Đường chia sẻ.
Theo báo tin tức
Người đứng đầu tổ chức, DN cần thay đổi nhận thức về An toàn thông tin Bộ TT&TT vừa phát đi khuyến cáo, đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo về an toàn thông tin, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. 1. Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên đưa ra các cảnh báo về an toàn, an ninh mạng, các cơ quan,...