Những nguy cơ từ việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Khi vũ khí viện trợ đổ vào một đất nước có xung đột, Mỹ phải thực hiện các bước để đảm bảo chúng không bị đánh cắp hoặc sử dụng sai mục đích.
Các chiến binh thuộc Tiểu đoàn Azov ở khu vực Kharkiv, Ukraine ngày 28/6/2022. Ảnh: Defenseone.com
Đó là nhận định của các chuyên gia Rachel Stohl, Phó Chủ tịch Chương trình Nghiên cứu tại Trung tâm Stimson và Elias Yousif, nhà phân tích của Chương trình Phòng thủ Thông thường thuộc Trung tâm Stimson, trên trang mạng Defenseone.com mới đây.
Các chuyên gia trên cho rằng, chỉ tính riêng Mỹ, các vũ khí tài trợ đổ vào Ukraine cho đến nay trị giá hơn 6,1 tỷ USD và được Kiev hoan nghênh, nhưng chúng cũng kèm theo nhiều hậu quả chiến lược và an ninh quốc gia tiềm tàng. Các nhà hoạch định quốc phòng, các nhà lập pháp Mỹ và công chúng nên có các biện pháp bảo vệ để đảm bảo những vũ khí này không gây ra xung đột, bạo lực và bất ổn trong tương lai.
Rủi ro nghiêm trọng nhất và được nói đến nhiều nhất là chúng sẽ kích hoạt phản ứng trực tiếp từ Moskva. Tổng thống Joe Biden khẳng định rằng các nguy cơ leo thang đang được tính toán cẩn thận, tuy nhiên Tổng thống Vladimir Putin đã nhắm vào các tuyến đường cung cấp của phương Tây tới Kiev, tiến hành các cuộc tấn công ngăn chặn gần biên giới với với các quốc gia thành viên NATO và liên tục cảnh báo về kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Video đang HOT
Về lâu dài, việc kiểm soát hàng chục nghìn loại vũ khí cỡ nhỏ, vũ khí hạng nặng và các khí tài quân sự khác được chuyển giao cho Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra sẽ đặt ra một thách thức an ninh dai dẳng sau khi đạt được lệnh ngừng bắn. Tốc độ và quy mô của việc chuyển giao đặt ra thách thức với khả năng “hấp thụ” của Ukraine, nguy cơ vượt quá giới hạn của Kiev và nguy hiểm hơn là tạo ra rủi ro nghiêm trọng rằng những thiết bị có thể bị mất hoặc rơi vào các thị trường bất hợp pháp.
Bản chất của một số vũ khí mà phương Tây đang chuyển cho Ukraine cũng làm cho khả năng mất mát của chúng càng trở nên đáng lo ngại hơn. Ví dụ, Washington đã chuyển hàng nghìn tên lửa Stinger tới Kiev mà từ lâu đã khiến cộng đồng chống khủng bố của Mỹ lo ngại về mối đe dọa an ninh quốc gia nếu chúng rơi vào tay của các lực lượng thù địch.
Ngay cả những vũ khí mà các lực lượng Ukraine nhận và bảo vệ đúng cách cũng tạo ra rủi ro cho dân thường và những người không tham chiến mà các nhà hoạch định phương Tây phải chú ý khi cuộc xung đột kéo dài 8 năm ở Donbas đã chứng kiến các cuộc tấn công bừa bãi của các lực lượng Ukraine.
Cuối cùng, trong quá trình vội vàng củng cố hệ thống phòng thủ của Ukraine, Mỹ mạo hiểm trang bị cho một số đơn vị của Kiev có lịch sử phức tạp, như Tiểu đoàn Azov với những phần tử cực đoan, có người theo chủ nghĩa phát xít mới.
Việc viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine có thể sẽ tiếp tục được mở rộng. Trong khi Nhà Trắng đã cung cấp 6,1 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine, Quốc hội Mỹ đã dành tới 23 tỷ USD viện trợ quân sự liên quan đến cuộc xung đột. Vì vậy, đã đến lúc Mỹ cần lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Và mặc dù thông báo Lầu Năm Góc đang xem xét triển khai các thanh sát viên vũ khí dân sự tới Ukraine là bước đi đầu tiên đáng hoan nghênh, bất kỳ nỗ lực nào như vậy cũng phải là một phần của kế hoạch quản lý rủi ro chiến lược rộng lớn hơn.
Ba Lan hoàn thành bức tường thép dài hơn 180 km ở biên giới với Belarus
Năm ngoái, Belarus đã đưa người tị nạn từ Trung Đông đến biên giới Ba Lan. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki mới đây cho rằng đó là dấu hiệu đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine.
Một người lính biên phòng Ba Lan tuần tra trước bức tường mới hoàn thành ngày 29/6/2022. Ảnh: AP
Hãng tin AP ngày 2/7 đưa tin, bức tường thép xây dựng ở biên giới giữa Ba Lan và Belarus đã hoàn thành. Bức tường cao 5,5 m dài 186 km.
Mục đích của bức tường là ngăn người di cư từ Belarus vào Ba Lan bất hợp pháp. Ba Lan bắt đầu xây dựng bức tường vào năm 2021 sau khi Belarus đưa người di cư từ các nước Trung Đông đến biên giới với các nước Baltic và Ba Lan.
Belarus trước đây chưa bao giờ là một tuyến đường di cư quan trọng vào EU - cho đến khi Tổng thống nước này Alexander Lukashenko bắt đầu khuyến khích những người xin tị nạn ở Trung Đông đến Minsk. Ngay sau đó, người di cư từ Syria, Iraq, Yemen, Afghanistan và các nước châu Phi đã đổ xô đến rìa phía Đông của EU, từ đó vào Ba Lan và các nước láng giềng Litva và Latvia.
Mùa Thu năm ngoái, Ba Lan và EU cáo buộc Belarus về một "cuộc chiến tranh hỗn hợp", trong đó người di cư đóng vai trò như một công cụ. Giờ đây, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố rằng nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko đã thử phản ứng ở các biên giới phía Đông của EU với sự giúp đỡ của những người di cư Trung Đông. Theo ông Morawiecki, đó là động thái nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành bức tường ở thị trấn biên giới Kuznica, ông Morawiecki nói: "Dấu hiệu đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine là việc đưa người di cư đến biên giới Ba Lan".
Chính phủ Ba Lan cũng mô tả bức tường như một phần nhằm ngăn chặn Nga và trong khi Ba Lan mở cửa đón hàng triệu người Ukraine di tản do xung đột với Moskva, nước này cũng đồng thời tiến hành xây dựng bức tường ở biên giới phía Bắc với Belarus. Đã có khoảng 2 triệu người Ukraine đã đến Ba Lan trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, nhiều hơn dân số của thủ đô Warsaw.
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền đã cáo buộc Ba Lan có "tiêu chuẩn kép". Trong khi người sơ tán Ukraine được chào đón với vòng tay rộng mở, những người chạy trốn khỏi cuộc xung đột từ nơi khác đã phải đối mặt với sự đối xử ngược đãi.
Anh viện trợ quân sự thêm 1,2 tỉ USD cho Ukraine Anh ngày 29.6 đã cam kết viện trợ quân sự thêm 1 tỉ bảng Anh (1,2 tỉ USD), bao gồm các hệ thống phòng không và máy bay không người lái, cho Ukraine để giúp nước này đẩy lùi cuộc tấn công của Nga. Một quân nhân Ukraine cầm vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo (NLAW) do Anh cung...