Những người yêu chụp ảnh phim trong thời kỹ thuật số
Nước ảnh “chất”, kiểu dáng máy hoài cổ và cảm giác háo hức khi “rửa” ảnh là thú vui khó bỏ của những “con nghiện” máy ảnh phim ở Việt Nam.
“Máy ảnh film dù có nhiều bất tiện nhưng cảm giác hoài cổ mà nó mang lại thì không máy kỹ thuật số nào làm được”, Bảo Tín, 33 tuổi, một người đam mê nhiếp ảnh phim sống ở TP HCM nói với Zing.vn.
6 năm gắn bó với thú chơi bị cho là cầu kỳ, tỷ mẩn này, Bảo Tín có hàng ngàn bức ảnh và bộ sưu tập những chiếc máy ảnh cổ như Nikon F, Linhof Kardan và nhiều ống kính đi kèm.
Với những người chơi máy ảnh phim, thú vui này “gây nghiện” không chỉ bởi “chất màu” rất riêng mà còn ở trải nghiệm chỉnh tay hoàn toàn khi sử dụng loại máy. “ Chụp ảnh bằng máy film mình phải tính toán cẩn thận lắm, phải coi thời tiết ánh sáng như thế nào nếu nắng thì phải sử dụng cuộn film ASA (cách gọi ISO trên máy film) thấp còn trời âm u thì phải chọn film có ASA cao hơn”, Sơn Trần, một người chơi ở TP HCM, chia sẻ.
Tại Việt Nam, không khó để người chơi tìm cho mình một chiếc máy ảnh phim để khởi đầu. Với khoảng trên dưới 2 triệu, người chơi có thể chọn chiếc máy Film khổ 35mm (tương tự cảm biến Full Frame trên máy kỹ thuật số). Với những người chụp ảnh film chuyên nghiệp, mỗi bộ máy có thể lên đến 1.000 USD.
Ngoài máy phim 35mm, những chiếc máy cỡ phim Large Format là lựa chọn của nhiều người. Bảo Tín hiện dùng máy Linhof Kardan, ống kính Schneider Technika 1:5,6/150mm. Theo anh, combo này cho ảnh tốt, ít bị vỡ hạt, màu sắc sâu, có thể rửa ảnh ra khổ lớn.
Taị Việt Nam, mỗi cuộn Film màu (24 hoặc 36 tấm) có giá vào khoảng 40.000 – 45.000 đồng, nhưng cũng có loại giá lên đến 200.000 – 300.000 đồng. Với chất lượng tốt cùng nhiều kích cỡ, Kodax Tmax là loại film được nhiều người chọn dùng. Khác với những dòng máy 35mm còn lại, máy ảnh định dạng Large Format có các tấm phim được làm thành dạng thẻ thay vì cuộn.
“Chơi máy film không chỉ là chơi cái máy chụp mà còn cái thú chơi trong phòng tối, cái đó mới là cái cuốn hút dân chơi film nhất”. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Video đang HOT
Phòng tối là nơi để rọi ảnh sau khi chụp, film sau khi được chụp xong sẽ được chuyển về phòng tối để tráng. Người chụp sau khi tráng film sẽ chọn lựa những tấm ứng ý và rọi ảnh.
Những loại hóa chất được dùng để tráng film.
Film sau khi được tráng hóa chất có thể được lưu trữ trong thời gian dài hoặc scan để số hóa hình ảnh lên máy tính.
Để có thể tạo ra tấm ảnh, tấm film sẽ được cho vào máy rọi. Ánh sáng từ máy rọi qua ống kính sẽ chiếu hình ảnh từ film lên giấy ảnh, lúc này người rọi có thể điều chỉnh kích thước, độ tương phản cũng như màu sắc của tấm ảnh.
Thiết bị giúp người rọi ảnh biết được độ nét của tấm ảnh.
Giấy ảnh sau khi được rọi sẽ được tráng qua hóa chất, lúc này tờ giấy trắng sẽ bắt đầu xuất hiện các chi tiết.
Sau cùng, ảnh sẽ được phơi cho khô hóa chất. Rọi ảnh là một công việc rất thú vị, tất cả mọi việc đều được làm thủ công. Anh Bảo Tín cho rằng những tấm ảnh dù được rọi từ cùng một tấm film thì cũng không ảnh nào giống hoàn toàn ảnh nào vì là chúng là đồ “handmade”.
Mỗi tấm ảnh được tạo từ máy film đều đòi hỏi người chơi ảnh phải bỏ ra một khoảng thời gian, công sức từ việc chụp đến phóng ảnh. “Ảnh chụp xong phải đi rọi, đó là khoảnh khắc hồi hộp khủng khiếp. Đến khi cầm được tấm hình thì nhìn hoài không chán vì những gì mình đã bỏ ra với tấm ảnh”, Ánh Nga, một người đam mê chụp ảnh film đang làm việc ở quận 11, TP HCM, chia sẻ.
Khải Trần
Theo Zing
Nhiếp ảnh gia của ông Obama dùng máy ảnh gì?
Peter Souza, tác giả của hầu hết những bức ảnh chụp Obama tại Nhà Trắng, là fan trung thành của Canon và iPhone, dù có trong tay những lựa chọn mới mẻ hơn.
Pete Souza, 58 tuổi, là nhiếp ảnh gia theo chân Obma tới các sự kiện ở Mỹ và các chuyến công du nước ngoài. Pete tốt nghiệp cử nhân Quan hệ công chúng tại Đại học Boston và Thạc sĩ Nhiếp ảnh Báo chí và Truyền thông ở Đại học Kansas. Sau đó, ông khởi nghiệp với vai trò là trợ giảng môn nhiếp ảnh báo chí ở Đại học Truyền thông điện tử Ohio.
Trong giai đoạn 1998 - 2007, Pete là tay máy nổi tiếng của tờ Chicago Tribune với hàng loạt phóng sự ảnh ở Trung Đông, nhận nhiều giải thưởng báo chí. Ảnh của Pete cũng có mặt trên tạp chí National Geographic và hàng loạt các tờ báo lớn như Fortune, Newsweek, U.S News & World Report. Lúc này, ông Obama vẫn còn là một thượng nghị sĩ.
Pete Souza chính thức làm việc tại Nhà Trắng và phục vụ Obama vào năm 2008. Trong quá khứ, ông cũng từng là người chụp ảnh cho thổng thống Ronald Reagan từ năm 1983-1989.
Những bức ảnh chụp chung với Obama cho thấy Pete Souza là tín đồ của Canon. Ông dùng Canon 5D Mark II từ lúc vào Nhà Trắng và nâng cấp lên 5D Mark III vào năm 2012.
Trong suốt 8 năm qua, Peta Souza được cho là đã chụp khoảng 2 triệu bức ảnh liên quan đến ông Obama, hầu hết đều chụp từ Canon 5D Mark II và Mark III.
Pete Souza thường xuyên dùng các ống fix (Premie lens) như 28mm F1.8, 35mm F1.4L, 50mm F1.2L, 135mm F2 L, 70-200mm F2.8L IS. Ông cũng có một chiếc máy ảnh medium format (chuyên chụp ảnh khổ lớn) Mamiya 7 và hai ống kính tiêu cự 43mm và 65mm.
Trong năm ngoái, Pete Souza tải một bức ảnh chụp ông Obama đang gọi điện thoại lên Flickr. Phần thông tin thiết bị cho thấy nhiếp ảnh gia này sử dụng máy Sony A7R Mark II kèm ống kính 55mm f1.8.
Đây là chiếc Mirrorless Fullframe cao cấp nhất của Sony. Bức ảnh chụp ông Obama từ chiếc máy ảnh này có độ nét hơn cả ảnh chụp từ Canon 5D Mark III. Nhưng vì một lý do nào đó, nhiếp ảnh gia Nhà Trắng vẫn gắn bó với chiếc DSLR của Canon cho đến hiện tại.
Ngoài máy ảnh, smartphone cũng là công cụ yêu thích của Pete Souza. Obama bị cấm dùng iPhone, nhưng nhiếp ảnh gia Nhà Trắng thì không. Ông thường chụp ảnh đời thường bằng iPhone và đăng lên tài khoản Instagram. Bức ảnh chụp người dân Hà Nội đội mưa đón Obama được hơn 10.000 lượt thích chỉ sau ba tuần chia sẻ.
Rất nhiều ảnh được chụp bằng điện thoại có mặt trên Instagram của Pete Souza. Trong số đó cũng có những bức được chụp bằng máy ảnh.
Trong mắt giới nhiếp ảnh báo chí, Pete Souza rất giỏi trong việc bắt khoảnh khắc để cho ra những bức ảnh giàu cảm xúc.
Những chiếc máy ảnh và ống kính đắt tiền dường như chỉ đóng vai trò trợ giúp, bởi dù chụp điện thoại, những bức ảnh của Pete đều có hồn.
Ảnh chụp ông Obama chơi đùa cùng con của Nguyên Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes tại văn phòng Tổng thống năm 2015.
"Bức ảnh nào tôi thích nhất? Đó là cái tôi sẽ chụp vào ngày mai", câu nói nổi tiếng của Imogen Cunningham, một nhiếp ảnh gia ở thế kỷ 19 trở thành slogan yêu thích của Pete Souza trong những năm tháng đồng hành cùng hai đời tổng tống Mỹ.
Duy Nguyễn
Ảnh: Zimbio, The White House, Boston
Theo Zing
Những người chụp ảnh dạo cuối cùng ở Sài Gòn Từ khi điện thoại thông minh dần trở nên phổ biến, nhiều người không còn mặn mà với ảnh lưu niệm. Theo đó, những người chụp ảnh dạo cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn 30 năm chụp hình quanh khu Nhà thờ Đức Bà, chú Duy Giàu (quận 5, TP HCM) chứng kiến nhiều thăng trầm trong nghề được gọi là "chụp ảnh...