Những người tuyệt đối không nên ăn quả vải
Vải là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và là loại trái cây ngon được ưa thích. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau không được ăn vải vô tội vạ.
Những người mắc các bệnh sau không nên ăn nhiều vải:
Người bị tiểu đường
Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ăn lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.
Người nhiều nổi mụn nhọt
Không ít người khi ăn quá nhiều vải đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, nhọt do hàm lượng đường trong quá vải rất cao.
Video đang HOT
Ăn nhiều vải, lượng đường glucoza tăng đột biến, cơ thể phản ứng, tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Biểu hiện thường gặp là váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh, nóng…
Thai phụ
Vải là loại quả ngọt, tuy nhiên, không nên vì thế mà thai phụ ăn vải một cách thoải mái, “vô tội vạ” bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường.
Người thừa cân, béo phì
Trong vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% – đứng hàng đầu trong các loại cây ăn trái.
Do đó, những người béo phì ăn nhiều vải sẽ khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng.
Người nhiệt miệng
Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có nhiều đường. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện
Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
Đậu đen - Vị thuốc trừ phong, thanh nhiệt
Ngoài là ngũ cốc thông dụng trong đời sống hàng ngày, đậu đen được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh từ lâu đời
Đậu đen là một trong những loại ngũ cốc rất thông dụng trong đời sống hằng ngày, được chế biến thành nhiều món ăn. Không những thế, đậu đen còn được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh từ lâu đời.
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính mát hơi hàn. Tác dụng trừ phong, trừ thấp, thanh nhiệt, bổ thận, chỉ huyết, giải độc, chống viêm nhiễm, đen râu tóc... Đậu đen có 2 loại: loại trắng lòng và loại xanh lòng, trong đó loại xanh lòng dùng làm thuốc thì rất tốt.
Bị phong do thời khí: đậu đen sao cho bốc khói 30g, xương bồ 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 12g, cát cánh 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau răng do nhiệt miệng: đậu đen (sao) 40g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, tía tô 16g, ngân hoa 10g, đinh lăng 16g, chỉ xác 8g. Đổ nước 600ml, sắc lọc bỏ bã lấy 20ml. Chia 3 - 4 lần uống trong ngày.
Đại tiện ra máu: đậu đen 200g, nấu chín kỹ ăn trong ngày hoặc đậu đen (sao) 30g, cỏ mực 20g, trắc bách diệp 16g, thục địa 16g, hoa hòe (sao) 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau mắt đỏ do phong nhiệt: đậu đen (sao thơm) 20g, lá dấp cá 20g, xương bồ 16g, cúc hoa 10g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Da khô, tóc bạc sớm: đậu đen (sao thơm) 30g, hà thủ ô 16g, cỏ mực 20g, thiên môn 20g, thục 20g, đương quy 16g, đỗ trọng 10g, táo nhân (sao đen) 16g, táo tàu 6 quả, tang diệp 16g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đau đầu, ù tai, chóng mặt, giảm trí nhớ: đậu đen sao chín cho vào túi vải. Dùng gối đầu. Công dụng: dưỡng thận, an thần, điều hòa dương khí.
Lương y Thanh Ngọc
Theo SK&ĐS
Không phải nấu lẩu, đây mới là cách ăn váng đậu "ngon số 1" Từng miếng váng đậu mềm ngon, kêt hợp với vị béo ngậy của thịt khiến món ăn hấp dẫn vô cùng. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 1 miếng váng đậu - 300g thịt - 1 quả trứng - 1 mẩu gừng - Một ít hành lá - 3 thìa tinh bột - 30ml dầu hào, 15ml nước tương, 8g đường, một ít...