Những người trẻ Hàn sống ‘5 ngày trong thành phố, 2 hôm ở nông thôn’
Mệt mỏi với guồng quay hối hả ở đô thị, nhiều người trẻ xứ kim chi lựa chọn lối sống “5-do 2-chon” để có thể vừa làm việc, vừa nghỉ ngơi.
Sau một tuần làm việc bận rộn, Park So-yeon (28 tuổi), huấn luyện viên yoga ở Seoul, rời thủ đô đến ngôi nhà nằm gần núi Gyeryong ở tỉnh Chungcheong Nam, cách Seoul khoảng 140 km về phía tây nam.
Căn nhà thuộc sở hữu của bố mẹ bạn cô. Ở đó, Park thư giãn bằng cách tập yoga và làm việc nhà. Cô cũng xin vào trang trại làm việc để khám phá lối sống nông thôn, hoàn toàn khác với những ngày trong tuần ở thành phố.
“Là huấn luyện viên yoga, tôi phải di chuyển liên tục để gặp học viên. Tôi thường cảm thấy căng thẳng và kiệt sức trên tàu điện ngầm đông đúc vì không có không gian riêng ở đó”, cô nói với The Korea Times.
Với Park, dành 4-5 hôm ở thành phố và 2 ngày ở nông thôn là cách hoàn hảo để cân bằng cuộc sống. Cô dự định tiếp tục sống như vậy.
Park So-yeon sống trong căn nhà ở gần núi Gyeryong vào cuối tuần. Ảnh: Park So-yeon.
Ngày càng phổ biến
“ỞSeoul, tôi dễ dàng mua đồ ăn, gặp gỡ bạn bè và tham gia vào cộng đồng yoga tập trung. Nhưng tôi thường cảm thấy cuộc sống thành thị của mình còn thiếu thứ gì đó và muốn khám phá thiên nhiên”, Park nói.
Ngôi nhà cô ở vào cuối tuần không có cửa hàng tiện lợi hay siêu thị gần đó.
Video đang HOT
Trước khi bắt đầu lối sống đi lại giữa thành thị và nông thôn vào năm ngoái, nữ huấn luyện viên yoga đi du lịch khắp nơi để tìm lối thoát cho cuộc sống căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, việc tìm kiếm chỗ ở hợp lý cho mỗi chuyến đi cũng đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và sức lực.
Nhận ra đi du lịch chỉ là lối thoát tạm thời, Park quyết định tìm kiếm nơi có thể xả hơi vào cuối tuần. Địa điểm lý tưởng là nơi không quá xa Seoul và gần gũi với thiên nhiên.
Lối sống này thường được gọi là “5-do 2-chon” trong tiếng Hàn, có nghĩa là “5 ngày ở thành phố, 2 ngày ở nông thôn”. Trong đó, “do” là sự rút gọn của “dosi” (nghĩ là “thành phố” trong tiếng Hàn), “chon” chỉ vùng nông thôn.
Gần đây, cụm từ này được sử dụng chủ yếu bởi những người thành thị khoảng 50 tuổi, vốn quan tâm đến việc về quê làm nông khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, lối sống làm việc ở thành phố trong tuần và nghỉ ngơi tại nông thôn cuối tuần ngày càng phổ biến trong giới trẻ.
Park So-yeon bắt đầu lối sống đi lại giữa thành thị và nông thôn vào năm ngoái. Ảnh: Park So-yeon.
Park So-yeon bắt đầu lối sống đi lại giữa thành thị và nông thôn vào năm ngoái. Ảnh: Park So-yeon.
Tháng 6 năm ngoái, Choi Byeol (32 tuổi), nhà sản xuất của đài MBC, nổi tiếng khi bắt đầu sản xuất video về hành trình rời Seoul về thành phố Gimje, tỉnh Bắc Jeolla cách đó 200 km. Cô mua ngôi nhà 115 tuổi và gây dựng mọi thứ từ con số 0.
Choi làm việc online và giao tiếp từ xa với các đồng nghiệp ở Seoul. Kênh video của cô hiện thu hút gần 300.000 người đăng ký.
“Một trong những lý do thôi thúc tôi chuyển về quê và dành thời gian nghỉ ngơi là viết nhật ký để loại bỏ mọi phiền nhiễu đồng thời tập trung vào bản thân. Tôi thấy mình đang làm chính xác điều đó”, cô nói với The Korea Times.
Nỗ lực cân bằng cuộc sống
Các chuyên gia cho rằng lối sống “5-do 2-chon” phản ánh việc giới trẻ đang tìm cách tách biệt cuộc sống khỏi công việc trong nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng.
Theo ông Jeon Young-soo, giáo sư Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Toàn cầu tại Đại học Hanyang, sau khi đại dịch bùng phát, nhiều công ty áp dụng hình thức làm việc tại nhà. Các công việc mới kết nối với nền kinh tế nền tảng cũng đã xuất hiện. Thông qua việc thay đổi công nghệ, mọi người giờ đây làm việc mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.
Cùng với sự chuyển đổi xã hội này, mọi người bắt đầu suy nghĩ theo những cách mới, ví như sống ở nhiều nơi khác nhau.
Giới trẻ Hàn đang tìm cách tách biệt cuộc sống khỏi công việc trong nỗ lực tìm kiếm sự cân bằng. Ảnh: SeongJoon Cho/Bloomberg.
Từ trước đến nay, nhiều người chọn sống ở thành phố lớn như Seoul do nền tảng giáo dục, cơ hội việc làm và tiện nghi sinh hoạt mà nó mang lại. Ngoài ra, định kiến cũ còn tồn tại rằng người trẻ sẽ gặp khó khăn nếu rời thành thị và cố sống ở nơi khác.
Tuy nhiên, ngày nay, nhìn chung, giá trị của con người đã thay đổi và thêm áp lực từ sự tăng trưởng kinh tế thấp. Vì vậy, nhận thức rằng cuộc sống khó khăn ở thành phố không phải là câu trả lời đã ngày càng gia tăng.
“Hiện tượng ‘5-do 2-chon’ được thực hành bởi thế hệ trẻ là sự phản ánh của sự chuyển đổi trong cách suy nghĩ, đồng thời là lựa chọn quan trọng để mọi người có nhiều nơi sống và làm việc”, ông Jeon nói.
Vị giáo sư nhận định thêm: “Chúng ta có thể sẽ thấy ít người xin nghỉ việc ở thành phố để chuyển về nông thôn. Thay vào đó, nhiều người đang chấp nhận lối sống đi lại giữa thành thị và miền quê như sự lựa chọn thực tế. Sự thay đổi này đã xuất hiện từ lâu, nhưng đại dịch đã đẩy nhanh tiến độ”.
Mỹ diễn tập tấn công mục tiêu mô phỏng căn cứ của Triều Tiên
Mỹ đăng ảnh cuộc diễn tập hoạt động tấn công vào các mục tiêu mô phỏng căn cứ quan trọng của Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực đang leo thang dồn dập gần đây.
Hình ảnh từ tập trận "Teak Knife" (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Yonhap đưa tin, lực lượng quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc ngày 24/9 thông báo về việc họ đã tiến hành cuộc diễn tập kịch bản tấn công vào các mục tiêu mô phỏng các cơ sở quan trọng của Triều Tiên.
Theo đó, cuộc tập trận mang tên "Teak Knife" đã diễn ra hôm 13/9 ở căn cứ Humphreys tại Pyeongtaek, cách Seoul 70 km về phía nam. Bộ chỉ huy đặc nhiệm Mỹ tại Hàn Quốc cho biết, hoạt động diễn tập mang lại cơ hội cho các đặc nhiệm không quân "thực hiện kỹ năng cho chiến dịch đặc biệt trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương".
Cuộc diễn tập năm nay gồm các nội dung nhảy dù đổ bộ, hoạt động hạ cánh chiến thuật của máy bay vận tải C-130J, và diễn tập đu dây đổ bộ từ 3 trực thăng MH-60 Seahawk". Ngoài ra, nhiều đơn vị đồn trú và hải quân Mỹ cũng tham gia tập trận nhằm "tối đa hóa sự sẵn sàng của các đơn vị và cá nhân".
Quân đội Mỹ thường tổ chức tập trận "Teak Knife" từ những năm 1990 cùng quân đội Hàn Quốc, nhưng việc Washington công khai hoạt động này được xem là khá bất thường. Hoạt động diễn tập này bao gồm các cuộc tấn công mô phỏng vào những mục tiêu giả định là cơ sở chủ chốt của Triều Tiên, ví dụ như các căn cứ tên lửa và cơ sở hạt nhân, theo Yonhap.
Lần gần đây nhất Mỹ công bố việc tổ chức tập trận "Teak Knife" là vào năm 2017. Từ năm 2018, các hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã được đẩy mạnh, tuy nhiên, các nỗ lực tới thời điểm này đã bị đình trệ.
Tập trận "Teak Knife" diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực bán đảo Triều Tiên đang leo thang trở lại, với các vụ thử tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng và Seoul trong thời gian qua. Ngoài ra, Triều Tiên cũng bị nghi vấn đang khởi động lại lò phản ứng sản xuất plutonium và mở rộng các cơ sở làm giàu uranium tại khu phức hợp hạt nhân Yongbyon.
Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước đến nay Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tính đến 0h ngày 24/9, số ca mắc mới COVID-19 ở nước này là 2.434 ca. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước đến nay tại Hàn Quốc. Số ca mắc mới tăng vọt là do người dân di chuyển nhiều trong dịp nghỉ lễ tết Trung thu (còn được coi là...