Những người phụ nữ khiến chồng nể phục thường có 3 điều này
Việc đối xử với mẹ chồng như thế nào cũng là một điều khôn khéo mà các nàng dâu cần phải chuẩn bị kỹ!
Một số người sau khi kết hôn cuộc sống tốt hẳn lên. Số khác thì lại lâm vào hoàn cảnh tồi tệ hơn nhiều. Bởi thế người ta mới nói hôn nhân chính là cuộc đời thứ hai của một phụ nữ. Tác động của nó đối với phụ nữ không thể nào đong đếm được.
Một cuộc hôn nhân tốt có thể nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta và giúp phụ nữ hiểu hơn về cách yêu, được yêu. Trái lại, hôn nhân bế tắc chỉ mang đến những sự tồi tệ nhất định.
Phụ nữ khi bước vào hôn nhân cũng nên nằm lòng một số bí quyết giữ gìn hạnh phúc. Một phần không nhỏ của việc hạnh phúc bền chặt hay không nằm ở việc bạn có được chồng và gia đình chồng tôn trọng, nể phục không. Dưới đây là 3 điều khôn khéo của người phụ nữ thông minh mà bất cứ ai cũng nên biết và học hỏi.
1. Biết cách cư xử với mẹ chồng
Nhiều phụ nữ sống không tốt khi kết hôn chẳng phải vì họ không hợp với chồng mà bởi xử lý kém mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.
Họ không biết cách hòa thuận với mẹ chồng. Đối tốt với mẹ chồng đôi khi lại biến thành nịnh nọt vụng về mà thờ ơ với bà lại khiến mối quan hệ hai bên cực kỳ căng thẳng.
Trên thực tế, phụ nữ thông minh thường biết giữ khoảng cách với mẹ chồng. Họ không coi bà như mẹ đẻ giống nhiều người “dạy” mà luôn giữ thái độ nể nang, tôn trọng.
Dù sao mẹ chồng cũng có nhiều điều khác với mẹ ruột, kể cả sự yêu thương, bao dung hay thấu hiểu cũng khó có thể bằng được. Bởi vậy, các nàng dâu đừng cố gắng thực hiện cái gọi là coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Hãy cứ lịch sự, tử tế, thoải mái, tôn trọng mẹ chồng. Mối quan hệ của cả hai sẽ như thế mà tốt đẹp hơn.
Ảnh minh họa.
2. Biết cách để chồng đứng về phía mình
Ngoài việc giữ khoảng cách với mẹ chồng những người phụ nữ còn biết cách giữ trái tim chồng, để anh ấy lúc nào cũng đoàn kết, gắn bó với mình.
Bạn có thể không hài lòng với vài ý kiến của mẹ chồng nhưng phải đảm bảo chồng yêu và ủng hộ bạn. Một khi bạn mâu thuẫn với gia đình chồng thì anh ấy đứng về phía bạn và biết cách bảo vệ vợ.
Video đang HOT
Nói gì thì nói, khi xích mích nổ ra thì bạn là con dâu, nghiễm nhiên trở thành người ngoài cuộc với bố mẹ chồng. Bạn có thể rơi vào trạng thái cô lập, bất lực. Ngay cả khi chồng không cùng hướng với bạn thì cuộc hôn nhân này đâu còn hi vọng gì tồn tại bền chặt và hạnh phúc.
Chồng bạn phải yêu bạn, thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau thì mối quan hệ mới trở thành một khối vững chắc. Đàn ông cũng sẽ rất nể phục kiểu phụ nữ này, họ sẽ đối xử toàn tâm toàn ý, nhất mực yêu thương và đương nhiên không để cô chịu thiệt thòi ở bất cứ đâu.
Ảnh minh họa.
3. Bạn phải có khả năng độc lập kinh tế
Cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng. Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong hôn nhân.
Những người phụ nữ mà chồng không dám làm tổn thương thường độc lập về tài chính. Họ không bao giờ phụ thuộc vào hôn nhân để tồn tại. Họ chẳng cần phải ngửa tay xin tiền chồng hoặc ăn tiêu chẳng dám chi chỉ vì không tự chủ kinh tế.
Nói một cách thẳng thắn, phụ nữ độc lập về tài chính không bao giờ coi hôn nhân là toàn bộ cuộc đời. Nếu bạn đối xử tốt với cô ấy, trân trọng gia đình và trân trọng cô ấy thì tình cảm đó sẽ được đền đáp. Trái lại, nếu như bạn đối xử không tốt thì rất có thể, cô ấy quay lưng đi mà chẳng cần suy nghĩ.
Đây là một sự tự tin của phụ nữ trong hôn nhân. Những người vợ có được 3 điều trên thì sẽ khiến chồng và gia đình chồng nể phục. Đừng bao giờ ngây thơ cho rằng cứ kết hôn rồi cả hai sẽ mãi sống vui vẻ bên nhau. Khi yêu mọi thứ đều màu hồng và đơn giản nhưng lúc kết hôn rồi có rất nhiều vấn đề nảy sinh và vô cùng phức tạp. Bởi vậy những người vợ nên có cho mình một số nguyên tắc riêng để tạo nên lợi thế của bản thân. Đừng bao giờ chủ quan để rồi phải chịu uất ức trong mối quan hệ hôn nhân vốn đầy rẫy vấn đề chồng chéo.
Mẹ đơn thân lấy chồng Hàn: Hôn nhân tốt đẹp nhưng rất nhớ con
Người phụ nữ đã ly hôn, có 2 con nhỏ đồng ý lấy chồng Hàn Quốc chỉ sau một tuần gặp gỡ. Quyết định này mang đến nhiều điều bất ngờ cho cô dâu Việt tại xứ sở kim chi.
Ly hôn khi con mới hơn 2 tháng tuổi
Chị Ninh Thị Tuyền (39 tuổi, quê Hải Dương) đang sống tại tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc. Chị kết hôn và theo chồng sang Hàn Quốc sinh sống đã 4 năm.
Hiện tại, chị Tuyền phụ chồng làm nông, chăm sóc mẹ chồng 85 tuổi và con gái nhỏ 3 tuổi. Một ngày của chị trôi qua thật êm đềm, rất khác với khoảng thời gian sống cùng người chồng cũ.
Chị Tuyền cảm thấy hạnh phúc dù phải làm nông vất vả. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Nhắc đến cuộc hôn nhân đầu, chị Tuyền nghẹn ngào bởi đó là những ngày vô cùng tủi nhục và nỗi nhớ 2 con nhỏ ở Việt Nam lại ùa về. Chị Tuyền kể, trước khi đến với người chồng Hàn Quốc, chị đã kết hôn và có hai con ở Việt Nam. Người chồng cũ đã phải lòng người đàn bà khác khi chị đang mang thai đứa con thứ hai.
"Tôi không hề hay biết sự tình, cứ mải mê làm việc, chăm sóc bố mẹ chồng, chồng con một cách chu đáo. Đến lúc người phụ nữ kia có thai, chồng tôi mới thú nhận và kể ra tất cả. Tôi quyết định ly hôn và bồng con ra đi khi bé mới hơn 2 tháng tuổi", chị Tuyền chia sẻ.
Ngày chị bế con về ngoại, trời mưa tầm tã, trong túi không có một đồng. Chị phải gọi điện nhờ em trai gọi xe từ Hải Dương đến Hải Phòng đón. Ở nhà ngoại được 3 tháng, chị quyết định gửi con nhờ người trông giúp rồi đi xin việc làm.
Nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ, chị Tuyền mở được một cửa hàng bán tã, sữa nho nhỏ. Chị rước con về sống cùng tại cửa hàng.
Chị Tuyền tâm sự: "Lúc đó, mẹ tôi bị bệnh nặng, các em còn đang vất vả lo cuộc sống riêng nên tôi quyết không dựa dẫm, tự mình mưu sinh nuôi con. Đến khi kết hôn với chồng Hàn, tôi mới gửi hai con về nội nuôi dưỡng".
Sau 3 năm ly hôn, người phụ nữ lỡ một lần đò được bạn thân mai mối với người đàn ông Hàn Quốc. Người này làm nghề nông và cũng đã một lần ly hôn.
Tình cảm vợ chồng chị Tuyền càng mặn nồng từ khi có con gái. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Lần đầu gặp gỡ, chị Tuyền không có cảm giác đặc biệt với người đàn ông ngoại quốc. Chị nói: "Vừa trải qua một lần đổ vỡ, tôi không còn niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. Tuy nhiên, người thân, bạn bè khuyên nhủ tôi nên suy nghĩ lại, bởi lúc đó, tôi còn trẻ và còn phải lo tương lai cho các con".
Đánh cược cuộc đời thêm một lần
Dù mới quen, chị Tuyền vẫn cảm nhận và yên tâm trước sự hiền lành, chu đáo của người đàn ông Hàn Quốc. Anh lớn hơn chị 15 tuổi, luôn quan tâm, lo lắng cho chị từng việc nhỏ. Vì vậy, chị quyết định đánh cược cuộc đời thêm một lần nữa.
Chỉ sau một tuần tìm hiểu, cả hai quyết định làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi kết hôn, chị vẫn ở lại Việt Nam 6 tháng để học tiếng Hàn, tìm hiểu phong tục, tập quán của nhà chồng.
Diện tích canh tác của gia đình chị Tuyền là hơn 20 hecta, trồng đủ loại rau củ quả. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Suốt thời gian này, người đàn ông Hàn Quốc luôn quan tâm, điện thoại trò chuyện cùng chị và hai con của chị. Hàng tháng, anh đều gửi tiền để chị chăm lo cho mẹ và các con.
"So với những cô dâu Việt lấy chồng Hàn khác, tôi được anh chu cấp kinh tế nhiều hơn. Anh ấy biết tôi có mẹ già ốm đau và con còn nhỏ", chị Tuyền tự hào nhắc đến chồng.
Đến khi sang Hàn Quốc, chị cảm thấy lo sợ và buồn nhớ các con, quê hương. Hiểu được điều chị lo lắng, anh thường đưa chị đi chơi, gặp gỡ bạn bè... Từ đó, chị dần thích nghi và quen với cuộc sống ở đất nước xa lạ.
Chỉ hơn một tháng đoàn tụ với chồng, chị Tuyền biết mình mang thai. Ban đầu, nghe chị thông báo có thai, anh không tin. Bởi trước đó, cuộc hôn nhân 6 năm của anh với người vợ cũ không có con.
Chị Tuyền hạnh phúc kể: "Khi đã chắc chắn tôi mang thai, anh khóc òa lên vui sướng. Sau đó, anh chăm sóc cho tôi rất chu đáo. Hiện tại, con gái của chúng tôi đã được 3 tuổi".
Dù công việc nhà nông rất vất vả nhưng khi chị sinh em bé, anh vẫn túc trực bên cạnh. Thậm chí, anh còn tận tay tắm rửa cho chị và con gái.
Hiện tại, gia đình chị Tuyền thuộc dạng khá giả so với mức sống ở nông thôn Hàn Quốc. Chồng chị làm kỹ sư nông nghiệp nên tham gia công tác ở xã, huyện...
Chị Tuyền tự hào khoe những sản phẩm nông nghiệp do vợ chồng chị làm ra. (Ảnh nhân vật cung cấp).
Gia đình của chị sở hữu hơn 20 hecta đất ruộng, vườn đang canh tác khoai, ớt, đậu tương, táo, đào...
Tùy theo mùa vụ mà một ngày làm việc của chị Tuyền có nhiều thay đổi. Chị thường thức dậy lúc 5h30 lo cơm nước cho gia đình rồi cùng chồng ra đồng.
Chị Tuyền tâm sự: "Ban đầu, mẹ chồng cũng khắt khe với tôi nhưng lâu dần hai mẹ con hiểu nhau. Bây giờ, mẹ dễ chịu và thương tôi nhiều. Vợ chồng tôi không bao giờ giận nhau lâu, cãi nhau đó rồi vui vẻ lại ngay".
Cuộc sống làm nông tuy vất vả nhưng chị Tuyền cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi có một gia đình đúng nghĩa. Hai vợ chồng cũng rất bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Anh đặc biệt yêu thương vợ con, dù bận rộn vẫn thỉnh thoảng thu xếp đưa cả nhà đi du lịch.
"Cuộc sống viên mãn nhưng mỗi ngày tôi vẫn nhớ hai con ở Việt Nam. Tôi dự định sớm rước con sang Hàn Quốc sinh sống. Chồng tôi cũng nhắc nhở và muốn đón các con sang đây. Anh không hề khó chịu mà rất thông cảm, nhân hậu với hoàn cảnh của tôi", chị Tuyền chia sẻ.
Hơn 10 năm 'tìm con' với 2 người phụ nữ, tôi vẫn chưa thấy tin vui Hơn chục năm chạy chữa vô sinh hiếm muộn với 2 người phụ nữ mà tôi vẫn chưa có nổi một mụn con. Gần 40 tuổi, trong khi bạn bè đã có vài đứa con thì tôi và vợ vẫn mải miết chạy chữa hiếm muộn để mong một ngày có một mụn con. Tôi không biết chuyện bất hạnh này có phải...