Những người ngóng đợi xe ôm ở TP.HCM
Nhận được thông báo đã có thể đi làm nhưng Bảo Ngọc đành tiếp tục xin nghỉ không lương, do không thể tự lái xe máy. Cô đợi xe ôm hoạt động lại.
“Đi đâu tôi cũng gọi xe ôm, đã 8 năm nay rồi. Bỗng dưng xe ôm không hoạt động, quay trở lại bình thường mới, cuộc sống tôi có phần xáo trộn”, Bảo Ngọc (27 tuổi, ngụ quận 6) giãi bày.
Nhiều cơ quan, cơ sở kinh doanh mở cửa sau nới lỏng giãn cách, người dân TP.HCM bắt đầu đi làm trở lại. Ngoài một số công việc có thể làm tại nhà, còn lại người lao động được yêu cầu phải đến trụ sở làm việc.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, có không ít người phải chờ xe ôm được phép chạy lại mới có thể đi làm.
Phụ thuộc xe ôm
Bảo Ngọc bị ảnh hưởng tâm lý do từng gặp tai nạn, có nỗi sợ đi xe máy. Ngọc biết lái xe, có bằng lái, nhưng mỗi lần ra đường nghe tiếng còi xe to cô đã giật nảy người, nên không dám tự đi xe.
Từ ngày đến TP.HCM, thỉnh thoảng Ngọc nhờ em trai, bạn trai hoặc đồng nghiệp đưa đón đi học, đi làm, chủ yếu cô chủ động đi xe ôm.
Xe ôm là phương tiện di chuyển quan trọng của không ít người dân. Ảnh minh họa: Hiếu Công .
Video đang HOT
“Khi tôi trình bày lý do không biết đi xe máy, nhiều người cho là vô lý. Không ai nghĩ thời này lại có một nam thanh niên đi làm ở thành phố lớn mà không điều khiển được loại phương tiện phổ biến nhất Việt Nam”, Tô Kiên Trung (28 tuổi, ngụ quận 7) nói.
Kiên Trung làm việc tại một siêu thị cách nơi ở khoảng 2 km. Thời sinh viên, anh ở ký túc xá cạnh trường. Ra trường, anh có công việc gần nhà. Vì thế, Kiên chưa có nhu cầu mua xe máy và tập lái xe.
Một đồng nghiệp của Trung là nữ cũng không biết đi xe máy do bị bệnh về tim, gia đình chị này lo lắng không để con tự đi xe. Chị đã được đưa đón và có hẳn tài xế xe ôm quen chở chị đi học, đi chơi từ thuở nhỏ đến lớn.
Trường hợp như Kiên Trung và bạn anh ở TP.HCM không ít. Họ thường có công việc cố định địa điểm, ít đi lại, làm không quá xa nhà hoặc không yên tâm tự lái xe. Với những người này, xe ôm là phương tiện di chuyển chính.
Nguyễn Mai (quận Bình Thạnh) là sinh viên đi làm ở một quán cà phê, hiện chưa có xe máy. Số tiền cô dành dụm mua xe đã bị thâm hụt trong thời gian nghỉ việc do giãn cách. Trước đó cô thường di chuyển bằng xe ôm chiều đi để kịp giờ làm, chiều về cô lên xe buýt.
Còn Quang Huy (quận 4) dù có phương tiện cá nhân vẫn phải di chuyển bằng xe công nghệ, do anh bị chấn thương chưa thể tự đi xe máy. Trước giãn cách, trong thời gian đợi hồi phục, anh đặt dịch vụ xe ôm đưa đón trọn gói cả tháng cho tiết kiệm.
“Tôi may mắn vì đang được làm việc tại nhà, tuy nhiên trong một tháng nữa phải lên công ty. Nếu lúc đó chưa có xe ôm, tôi đành chi thêm tiền đi taxi và xin không lên chỗ làm thường xuyên”, anh Huy cho biết.
Xe ôm công nghệ là một trong những hình thức di chuyển chiếm số đông ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.
Băn khoăn phương tiện thay thế
Chưa có xe ôm, không ai tiện đường qua chở giúp, người thân bắt đầu đi làm không trùng giờ với Bảo Ngọc, cô đã xin tiếp tục nghỉ việc. Cô là nhân viên bán hàng ở siêu thị nên không thể làm từ xa.
“Nơi làm cách nhà tôi hơn 3 km, nếu đi bộ thì mất khoảng 45 phút, trong khi bến xe buýt gần nhất cách 10 phút đi bộ, chưa kể thời gian đợi xe và chuyển chuyến mới đến được”, người này giải thích.
Từ ngày 5/10, thành phố chỉ mới khai thác lại một số tuyến xe buýt với tần suất và thời gian tùy vào nhu cầu ở mỗi khu vực. Nếu đồng ý đi xe buýt, Ngọc lại phải chờ xem có chuyến ngang khu mình sống và có đến gần chỗ làm không.
Xe buýt, ôtô công nghệ dưới 9 chỗ được chạy lại từ 5/10 với số lượng hạn chế, có thể là giải pháp tạm thời cho những người phụ thuộc xe ôm trong thời điểm này. Song không phải áp dụng được tất cả trường hợp.
Với những người không có xe máy và nơi làm không quá xa, đi bộ hoặc đạp xe là phương án ổn nhất lúc này.
Chị N.H. (35 tuổi) là nhân viên một cơ sở chế biến thực phẩm ở quận 4, với thu nhập không cao, đồng thời đã tạm ngưng làm việc hơn 2 tháng giãn cách. Di chuyển bằng taxi là điều xa xỉ với chị.
Hiện TP.HCM mới chỉ cho phép dịch vụ shipper và ôtô, taxi của các hãng xe công nghệ hoạt động, với điều kiện phải thường xuyên test Covid-19 theo quy định. Ảnh: Duy Hiệu .
Trước đây đi làm chị H. chi khoảng 600.000 đồng tiền xe ôm mỗi tháng cho quãng đường cách chỗ làm khoảng 2 km, một ngày đưa đón 2 chiều. Nếu đi taxi, chị tính nhẩm số tiền phải bỏ ra là hơn gấp đôi.
“Quanh tôi có nhiều người cần di chuyển bằng xe ôm như người bệnh, người tàn tật, người già, người trẻ hơn có tụi nhỏ đi học. Có người không biết đi xe máy, hoặc như tôi thu nhập không cao, phải đặt xe ôm quen và tích cóp từng mã khuyến mãi của xe ôm công nghệ”, chị N.H. nói thêm.
Từ ngày 9/7, TP.HCM đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong đó tạm dừng hoạt động của xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách (xe ôm công nghệ) và xe ôm truyền thống.
Đến nay khi thành phố đã nới lỏng giãn cách nhưng xe ôm chưa được cho phép, những người lao động phụ thuộc xe ôm đang thấp thỏm đợi chờ.
TP.HCM longại nguy cơ lây dịch bệnh từ đội ngũ xe ôm
Với hơn 175.000 tài xế xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống đang là thành phần rất cần thiết nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tại buổi họp báo của Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Y tế TP.HCM chiều nay (14/6), ngoài thông tin về việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch thì vấn đề đặt ra hiện nay là nguy cơ lây lan dịch bệnh từ đội ngũ xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống.
Cảnh vắng vẻ khác thường tại Hồ Con Rùa chiều 14/6.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, TP đang cố gắng mạnh truy đuổi, vượt lên, khoanh vùng dập dịch sớm. Trong đó chú trọng rút ngắn thời gian, yêu cầu trong vòng 2 tiếng khi có ca F0 thì phải xác định các F gần để lấy mẫu và đưa đi cách ly. Trong vòng 6 - 10 giờ phải có kết quả F1. Ngoài các biện pháp đang triển khai, TP.HCM tiếp tục xây dựng củng cố các thành trì vững chắc là các cơ sở y tế... TP cũng yêu cầu nhân viên ngành y tế, cán bộ viên chức sau giờ làm việc không tụ tập, phải ở nhà và hạn chế tối đa quá trình tiếp xúc.
TP.HCM lo ngại vấn đề đảm bảo phòng chống dịch với đội ngũ xe ôm.
Còn ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM cho biết: với hơn 175.000 tài xế xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống đang là thành phần rất cần thiết nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vì thế, sở đã làm việc với các đơn vị quản lý xe ôm công nghệ yêu cầu đảm bảo công tác phòng chống dịch, lấy thông tin khách hàng để dễ dàng truy vết. Theo ông Đỗ Ngọc Hải, đến thời điểm này chưa ghi nhận trường hợp lây lan dịch bệnh qua các loại hình trên. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là việc quản lý đội ngũ này rất khó.
"Xe ôm truyền thống thì địa phương và cá nhân tự ý thức thông qua công tác tuyên truyền. Vì xe ôm truyền thống không có đơn vị quản lý hoạt động trên tụ điểm ở các địa phương thì địa phương phải tuyên truyền và xử phạt các trường hợp không tuân thủ", ông Hải cho biết./.
KHẨN: TP.HCM tìm 2 tài xế chở nữ bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh chui Nữ bệnh nhân 2580 (V.T.T., quê Vĩnh Long) từng đi taxi từ Rạch Giá, Kiên Giang về TP.HCM rồi bắt xe ôm đến khách sạn tại huyện Bình Chánh. Cơ quan y tế TP.HCM thông báo khẩn tìm 2 tài xế từng chở bệnh nhân này. Căn nhà trọ trong hẻm 102 Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp tạm thời bị phong tỏa...