Những người nên tránh ăn bánh mì buổi sáng, càng ăn nhiều càng nhanh hỏng thận
Bánh mì là loại thực phẩm ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trong bữa sáng. Tuy nhiên, ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số nguy hiểm, dẫn đến bệnh tật cho cơ thể.
Sai lầm khi lạm dụng bánh mì trong thời gian dài
Không ít gia đình dùng bánh mì là thực phẩm chính trong bữa sáng. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm bởi bánh mì chưa thực sự cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chỉ nên coi bánh mì là loại thức ăn bổ sung có tác dụng “chữa đói” trong thời gian ngắn. Tuyệt đối không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.
Vì bánh mì là thực phẩm mà cơ thể nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, làm tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Nếu lạm dụng ăn bánh mì sẽ dễ dẫn tới tình trạng tiểu đường, béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
Ăn quá nhiều bánh mì có thể gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh thận… (Ảnh minh họa)
Nhiều bà nội trợ cho rằng bánh mì không chứa muối đường và mặc sức ăn thoải mái. Tuy nhiên, đây là sai lầm tai hại. Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, đặc biệt là ở một số dạng bánh mì như hamburger, pizza hay sandwhich. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều, lượng natri trong cơ thể của bạn sẽ tăng đáng kể. Đương nhiên, một lát bánh mì sẽ không gây tác hại quá ghê gớm đối với sức khỏe nhưng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
Nhóm khoa học gia thuộc Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) phát hiện nếu ăn nhiều ngũ cốc, đặc biệt là bánh mì, có thể làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận (RCC). Đây là loại ung thư phổ biến trong các loại ung thư thận. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Ung thư Anh đã trấn an rằng đây là báo cáo khoa học nghiên cứu đầu tiên về loại thức ăn này. Do vậy, người tiêu dùng không nên hoang mang.
Những người dưới đây không nên ăn bánh mì
Video đang HOT
1. Người tiêu hóa kém, táo bón
Những người có có đường ruột kém ăn nhiều bánh mì sẽ gây khó tiêu
Trong thành phần của bánh mì có gluten gây khó tiêu cho con người. Chính vì vậy nếu bạn tiêu hóa kém hoặc đang táo bón thì không nên ăn nhiều bánh mì. Đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người già thì càng không nên ăn nhiều bánh mì, bởi thường gây rối loạn tiêu hóa không tốt cho sức khỏe về sau.
2. Người bị tim mạch, tiểu đường
Trong thành phần dinh dưỡng của bánh mì có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa và khiến cho đường huyết tăng cao.
3. Người bị thừa cân, béo phì
Mặc dù bánh mì gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì. Chỉ với 2 lát bánh mì sandwich đã chứa xấp xỉ 400 calo. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân, ăn kiêng thì hãy loại bánh mì ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
4. Người mắc bệnh tim, cao huyết áp
Ăn bánh mì nhiều cũng làm tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến tim. (Ảnh minh họa)
Trong bánh mì có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe của mình, những người có tiền sử bệnh về tim và cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn bánh mì.
5. Người bị bệnh thận
Trên thực tế, hầu hết các loại bánh mì, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Nhất là các loại bánh mì dưới dạng hamburger, pizza hay sandwich có nghĩa là bạn đang nạp một lượng muối vượt mức vào cơ thể.
6. Người đang mệt mỏi, stress
Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người thường dùng bánh mì trong các bữa ăn và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự mệt mỏi của cơ thể.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng các nguyên liệu thô trong nấu nướng
Khi sử dụng các loại bột và nguyên liệu thô, mọi người cần chú ý trong bảo quản và chế biến thực phẩm để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn có hại không tốt cho sức khỏe.
Trong quá trình nấu nướng, những món tráng miệng hấp dẫn như bánh quy, bánh ngọt và bánh mì, mọi người có thể sẽ muốn nếm thử một miếng trước khi nó được chín hoàn toàn. Tuy nhiên, dù có thấy ngon mắt hay tò mò về hương vị thì cũng không nên làm hành động này, mọi người có thể gặp phải một số tình trạng nguy hiểm khi ăn các sản phẩm chưa nướng, chẳng hạn như các loại bột nhào, bột làm bánh. Trẻ em cũng có thể bị ốm khi cầm hoặc ăn bột thô dùng làm đồ thủ công hoặc đất sét.
Nhiều người thường nếm thử phần bột mì vì không nghĩ rằng nó là một loại thực phẩm sống, nhưng thực tế là vậy. Điều này có nghĩa là bột mì chưa được xử lý để tiêu diệt vi khuẩn như E. coli, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các loại hạt ngũ cốc có thể bị nhiễm nhiều loại khuẩn gây hại ngay từ khi nó còn ở trên đồng ruộng hoặc ở những bước khác trong quá trình sản xuất bột mì. Các bước chế biến như xay hạt và tẩy bột không thể diệt được vi khuẩn, vi trùng như E. coli.
Vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt khi thức ăn làm bằng bột được nấu chín. Đây là lý do tại sao mọi người không bao giờ được nếm hoặc ăn cho dù loại bột đó được làm từ bột mì bị thu hồi hay bất kỳ loại bột nào khác.
Trong năm 2016 và 2019, những đợt bùng phát nhiễm khuẩn E.coli liên quan đến bột mì thô khiến hơn 80 người bị bệnh. Bột và hỗn hợp làm bánh có chứa bột mì có thời hạn sử dụng lâu dài, vì vậy, mọi người nên kiểm tra lại các sản phẩm bột trong gia đình, xem liệu mọi người đang có bất kỳ hỗn hợp bột hoặc hỗn hợp làm bánh nào bị thu hồi trong những năm gần đây hay không, nếu có hãy loại bỏ chúng ngay.
Các loại bột thô là thực phẩm sống vì vậy không nên sử dụng khi chưa chế biến chín để tránh tình trạng nhiễm những vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella. (Ảnh minh họa)
Trứng sống là một thành phần khác trong bột bánh và bột nhào chưa nấu chín có thể khiến mọi người bị bệnh. Trứng sống hoặc nấu chín quá kỹ có thể chứa Salmonella, một loại vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. Hãy chỉ sử dụng khi đã được nấu chín và xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số công ty và cửa hàng cung cấp bột có thể ăn được, những sản phẩm này sử dụng bột mì đã qua xử lý nhiệt, trứng tiệt trùng hoặc không có trứng. Mọi người cần đọc kỹ nhãn để theo dõi thành phần có trong sản phẩm, đảm bảo bột được dùng để ăn mà không phải chế biến.
Mọi người cũng cần chú ý thực hiện theo các quy trình xử lý thực phẩm an toàn khi chế biến bột mì và các nguyên liệu thô khác như không nếm hoặc ăn bất kỳ bột hoặc bột thô nào, cho dù là bánh quy, bánh ngô, bánh pizza, bánh quy, bánh kếp hoặc đồ thủ công làm bằng bột thô, chẳng hạn như đồ trang trí hoặc giả đất sét. Khi sử dụng bột trong chế biến, người dùng nên tùy theo công thức hoặc hướng dẫn đóng gói để nấu hoặc nướng ở nhiệt độ thích hợp và trong thời gian quy định. Ngoài ra, không sử dụng các loại bột này để làm những món ăn khác như sữa lắc, kem và làm theo hướng dẫn trên nhãn để bảo quản lạnh các sản phẩm có bột hoặc trứng sống cho đến khi chế biến chín.
Sau khi tiếp xúc với bột thô, trứng sống, mọi người cũng cần chú ý làm sạch tay bằng nước và xà phòng, đồ dùng, mặt bàn và các bề mặt khác thật sạch để tránh vi khuẩn có hại còn sót lại. Nếu không may tiêu thụ sản phẩm bột thô, trứng sống, hãy lưu ý đến bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bởi chúng có thể là biểu hiện của nhiễm bệnh.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy thuộc cơ địa và số vi khuẩn mà mọi người tiêu thụ phải. Đối với người nhiễm khuẩn E.coli, triệu chứng thường bao gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy (có thể ra máu) và nôn mửa. Mọi người thường bị bệnh từ 3 đến 4 ngày sau khi nuốt phải mầm bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, một số người phát triển một loại bệnh nghiêm trọng được gọi là hội chứng huyết tán tăng urê máu (HUS), có thể dẫn đến suy thận, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella thường xuất hiện từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh kéo dài từ 4 đến 7 ngày và bênh nhân có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh do vi khuẩn Salmonella có thể nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên, trẻ sơ sinh và những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể.
3 thứ được WHO cảnh báo có thể gây ung thư gan: Có món rất quen thuộc trên mâm cơm nhưng không phải ai cũng biết để từ bỏ Nếu không muốn căn bệnh ung thư gan ập đến với mình, WHO khuyến cáo người dân nên tránh xa 3 loại thực phẩm sau càng sớm càng tốt. Đối với nhiều người, ung thư gan là một căn bệnh xa vời, nhưng thực tế nguy cơ mắc bệnh này luôn tiềm ẩn xung quanh chúng ta, thể hiện qua những con số...