Những người này nên bổ sung kẽm
Kem đươc biêt đên như môt khoang chât vi lương cân thiêt, tham gia hoat đông va sưc khoe cua cơ thê.
Kem la môt chât bao vê chông ôxy hoa va sư tân công cua cac gôc tư do. No con chông lai tac dung cua môt sô chât đôc, kim loai năng va cac chât ô nhiêm khac.
Biêu hiên cua tinh trang thiêu kem
Co thê nhận thây dâu hiêu thiêu kem như mong tay dê gay hoăc châm moc va co nhưng vêt trăng, da khô (biên đôi chuyên hoa acid beo) la môt dâu hiêu gian tiêp. Nhưng dâu hiêu bên ngoai thương đươc biêu hiên la gia tăng tinh tôn thương vơi nhiêm khuân. Ở tre em thi lươi ăn, châm phat triên thê lưc; ơ đan ông giam kha năng sinh san; ơ phu nư co thai gia tăng biên chưng cua thai nghen, giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí có thể bị lưu thai, nguy cơ sinh non tăng gâp 3 lân, kha năng biên dang cua hê thân kinh va kem phat triên tinh thân ơ tre la rât cao; ơ ngươi gia, thiêu kem gop phân gây mât cân băng đông hoa vơi cac tac nhân cua lao hoa như gôc tư do va chât đôc, tăng khan năng loang xương va teo cơ… Nhưng dâu hiêu khac thiêu kem la giam sư ngon miêng, giam vi giac, châm liên seo, châm moc toc va mong, toc dê rung, kha năng miên dich suy giam…
Kẽm rất quan trọng đối với cơ thể.
Nguôn cung câp kẽm
Kem co nhiêu trong cac loai thưc phâm nguôn gôc đông vât. Thưc phâm co nguôn gôc thưc vât thương chưa it kem va co gia tri sinh hoc thâp do kho đươc hâp thu. Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, hau, thịt bo, cưu, ga va lơn nac, sữa, trứng, cá, tôm, cua, mâm lua mi, hat bi ngô, ca cao va sôcôla, cac loai hat (nhât la hat điêu), nâm, đâu, hoa anh đao, hanh nhân, tao, la che xanh… Co tac gia đa xêp danh sách của 10 loại thực phẩm giàu kẽm nhất vơi ham lương kem (mg)/100g thưc phâm la: hai san (hau đa nâu chin) 78,6; thit bo va thit cưu (thit nac đa nâu chin) 12,3; mâm lua mi 16,7, hat bi ngô va hat bi 10,3; ca cao va sôcôla (bôt ca cao) 6,2; cac loai hat 5,6; thit lơn va thit ga (thit lơn nac vai đa nâu chin) 5,0; nâm 0,9; rau bi-na 0,8; đâu 0,5.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được nhiều nhất được tính theo thứ tự la : 1. Sò: 13,40mg; 2. Củ cải: 11,00mg; 3. Cùi dừa già: 5mg; 4. Đậu Hà Lan (hạt): 4mg; 5. Đậu tương 3,8mg; 6. Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg; 7. Thịt cừu: 2,9mg; 8. Bột mì: 2.5mg; 9. Thịt lợn nạc: 2,5mg; 10. Ổi: 2,4mg; 11. Gạo nếp giã: 2,3mg; 12. Thịt bò: 2,2mg; 13. Khoai lang: 2mg; 14. Gạo tẻ giã: 1,9mg; 15. Lạc hạt: 1,9mg; 16. Kê: 1,5mg; 17. Thịt gà ta: 1,5mg; 18. Rau ngổ: 1,48mg.
Một số nguồn thực phẩm tối ưu bao gồm: hàu sống, 6 con to vừa = 76,7mg kẽm; cua bể nấu chín, 84g = 6,5mg kẽm; thịt bò thăn, nạc, nướng, 112g = 6,33mg kẽm; hạt bí ngô sống, 1/4 cốc = 2,57mg kẽm; tôm, hấp/luộc, 112g = 1,77mg kẽm; nấm Crimini (loại nấm cúp màu nâu), chưa qua chế biến, 140g = 1,56mg kẽm; rau bina, luộc, 1 chén = 1,37mg kẽm.
Video đang HOT
Những người cân bô sung kem
Người ăn chay, phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Kết quả là, những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống của họ so với người không ăn chay.
Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận man tính hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm mà họ ăn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú, để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của bào thai, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có thai thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác.
Trẻ đã lớn nhưng vẫn bú sữa mẹ, cho đến khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể nhận được đủ lượng kẽm hàng ngày từ sữa mẹ. Sau đó, nhu cầu hàng ngày tăng 50% và một mình sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nữa.
Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% những người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có mức độ kẽm thấp hơn (điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em), bởi vì cơ thể hấp thụ nó khó khăn hơn.
Người nghiện rượu, môt nưa sô ngươi nghiên rươu co nông đô kem thâp vi ho không thê hâp thu cac chât dinh dương (do tôn thương đương ruôt tư viêc uông rươu qua nhiêu hoăc vi kem bi tiêt ra nhiêu hơn qua nươc tiêu cua họ).
Đan ông ơ tuôi trương thanh cung la đôi tương rât cân cung câp kem, bơi le kẽm rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Tới 5mg kẽm bị mất đi trong quá trình xuất tinh. Thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần xuất tình dục. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Mất đi một lượng nhỏ kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Chọn thức ăn giàu kẽm như hàu, gan, thịt đỏ, trứng, ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại rau, củ, trái cây… nhưng cần ăn cân đối thức ăn thực vật và động vật. Cũng có thể chọn dùng các thực phẩm có bổ sung kẽm, một số chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ. Khắc phục thiếu kẽm, nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, người có thai và cho con bú (tất nhiên cần xác định mức độ thiếu kẽm). Bổ sung các thuốc có chứa kẽm (gluconat kẽm hay sulfat kẽm). Uống sau ăn 30 phút. Thời gian bổ sung là 2-3 tháng. Chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước khi bổ sung (ví dụ bệnh rối loạn đường tiêu hóa). Khi dùng kẽm nên dùng thêm vitamin A, B6, C và phospho vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm. Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo Sức khỏe đời sống
Phòng, chống tác hại thuốc lá: Cuộc chiến chưa có hồi kết
Việt Nam đã ban hành khá đầy đủ hệ thống hành lang pháp lý về phòng, chống tác hại thuốc lá, trong đó có quy định xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng.
Thế nhưng, đến nay, việc thực thi chỉ nằm trên... giấy và đây vẫn là bài toán nan giải của các cơ quan chức năng.
"Nhờn" luật
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (có hiệu lực từ năm 2013) đã quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/11/2013 hay Nghị định 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2016 (có hiệu lực từ ngày 1/2/2017) cũng đã quy định cụ thể các mức xử phạt hành chính với hành vi vi phạm hút thuốc lá tại nơi công cộng.
Đại biểu tham gia hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá ngày 26/5. Ảnh: Lê Chi
Tuy vậy, vẫn cũng không cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc thực thi khiến Luật chỉ treo trên... giấy. Cho đến nay, chưa có cá nhân nào bị phạt do hút thuốc hay vứt tàn thuốc, mẩu thuốc ở những nơi cấm hút thuốc. Qua quan sát của phóng viên, tại rất nhiều các khu vực công cộng có biển cấm hút thuốc, người dân vẫn vô tư nhả khói mà không quan tâm tới những người xung quanh.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết, hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc. Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động là một nguyên nhân làm tăng 25 - 30% nguy cơ mắc bệnh và chết do bệnh mạch vành ở cả nam và nữ... Bên cạnh đó, nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc, và là một nguyên nhân làm thai chết lưu và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200 - 400g.
Về nguy hại của việc hít khói thuốc lá thụ động với trẻ em, bác sỹ Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu,Trung tâm Ung bướu Xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, cho biết, những đứa trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động thường xuyên, khi trưởng thành nguy cơ mắc bệnh hen suyễn; ung thư phổi; các loại ung thư khác và bệnh tim. Ngoài ra, những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ hút thuốc. "Đặc biệt nếu trẻ đã bị hen suyễn, hút thuốc thụ động có thể làm cho các triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hoặc nghiêm trọng hơn" - bác sĩ Mai nói.
Ngày Thế giới Không Thuốc lá năm 2019, WHO lựa chọn chủ đề "Thuốc lá và các bệnh về phổi". Thông qua chủ đề này, WHO muốn thông tin tới cộng đồng hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về phổi, đồng thời kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời nhằm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Tăng hiệu quả xử phạt
Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam phải chi 31.000 tỷ đồng/năm cho việc mua thuốc lá. Ngoài ra, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất sức lao động vì đau ốm và tử vong sớm của 5 nhóm bệnh trong số 25 bệnh do hút thuốc lá gây ra như ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là hơn 23.000 tỷ đồng/năm. Để hạn chế gánh nặng bệnh tật này không còn cách nào khác ngoài việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong người dân. Tuy nhiên, hành trình này còn gian nan do cả từ nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Để xảy ra tình trạng người dân nhờn với Luật Phòng chống tác hại thuốc lá theo các chuyên gia y tế là do tình trạng dễ dàng tiếp cận với thuốc lá ở bất kỳ nơi đâu, dù vỉa hè, hàng quán hay trung tâm thương mại và giá thuốc lá ở Việt Nam nói chung còn thấp. Bên cạnh đó, việc giám sát, xử phạt chưa nghiêm của cơ quan chức năng cũng khiến cho cuộc chiến này vẫn chưa có hồi kết.
Ông Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam thông tin, dữ liệu toàn cầu của WHO năm 2017 chỉ ra rằng, giá thuốc lá của Việt Nam nằm trong số 15 nước thấp nhất thế giới. Đồng thời, thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá Việt Nam trên giá bán lẻ chỉ chiếm từ 35 - 40% (cách xa khuyến cáo của WHO là 70%) và nằm trong nhóm 3 nước có thuế thuốc lá thấp nhất trên thế giới (cùng Lào và Campuchia).
Để hạn chế sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra tại Việt Nam, bà Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, cho rằng, để đạt mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 là giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới còn 39%, Việt Nam cần tăng thuế tiêu thụ thuốc lá, đồng thời tăng cường hiệu quả của việc xử phạt.
"Chúng tôi đang nghiên cứu để ban hành cơ chế phạt "nguội" như ở Singapore; nghĩa là chỉ cần chụp được ảnh có đầy đủ tên cơ sở để xảy ra vi phạm hoặc người có hành vi hút thuốc và các hành vi vi phạm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá để xử phạt theo đúng quy định" - bà Hải cho biết thêm.
Cũng theo bà Hải, trong thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh việc thực thi quy định cấm hút thuốc tại các nơi công cộng trong nhà của khách sạn, nhà hàng, các nơi làm việc, cơ sở y tế, bến tàu, bến xe và nhân rộng các mô hình không khói thuốc.
Theo kinhtedothi
Mẹ bầu muốn không ốm đau bệnh tật hãy nhớ 5 điều này Những chia sẻ về cách tăng sức đề kháng cho bà bầu sẽ giúp ích cho các mẹ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, tạo điều kiện tốt nhất để sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh và đáng yêu nhé! Làm thế nào để mẹ bầu luôn luôn khỏe mạnh trong suốt...