Những người mắc kẹt trong lệnh cách ly 2 tuần của Hong Kong giữa mùa dịch corona
Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới gây chết người, từ ngày 8/2, Hong Kong sẽ áp lệnh cách ly hai tuần bắt buộc đối với bất cứ ai đến từ Trung Quốc đại lục.
Chờ đợi tại một trạm xe buýt ở gần cửa khẩu Hong Kong với Trung Quốc đại lục, Billy Yiu đang chuẩn bị nói lời tạm biệt với vợ và đứa con nhỏ, không chắc chắn khi nào anh có thể gặp lại họ.
Người đàn ông Hong Kong 40 tuổi di chuyển hàng ngày từ Thâm Quyến, thành phố kế bên thuộc Trung Quốc đại lục, nơi có giá thuê nhà rẻ hơn rất nhiều, sang đặc khu làm việc. Nhưng rồi hành trình này sẽ là không thể trong tương lai gần.
Trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới gây chết người, từ ngày 8/2 Hong Kong sẽ bắt buộc bất kỳ ai từ đại lục sang phải cách ly 14 ngày.
Bắt đầu từ 8/2, Hong Kong sẽ bắt bất kỳ ai đến từ Trung Quốc đại lục cách ly 14 ngày. (Ảnh: AP)
Vì vậy, vào tối ngày 6/2, Yiu đã phải thực hiện chuyến đi cuối cùng trở lại Thâm Quyến để gặp gia đình trước khi trở về Hong Kong, nơi anh sẽ ở cùng bố mẹ.
“ Tôi không biết điều này sẽ kéo dài bao lâu nhưng chúng tôi có thể làm gì được đây?” – anh nói với AFP.
Vợ anh đã chọn ở lại Thâm Quyến với đứa con của họ.
“ Điều đó là không dễ dàng gì với cô ấy. Nhưng chúng tôi có một người giúp việc gia đình và chúng tôi sẽ thực hiện các cuộc gọi video” – anh nói.
Hàng chục ngàn người cũng đang phải đưa ra quyết định khó khăn tương tự như Yiu.
Theo mô hình “ một quốc gia, hai chế độ“, Hong Kong là một phần lãnh thổ của Trung Quốc nhưng vẫn duy trì các quyền tự do dân sự và kinh tế thị trường tự do. Biên giới hoạt động như một ranh giới quốc tế trên thực tế.
Video đang HOT
Bình thường, có khoảng 660.000 người đi lại giữa hai bên mỗi ngày, và 17% trong số họ là người Hong Kong sống ở Trung Quốc đại lục.
Nhưng khi virus lây lan, 14 trạm kiểm soát biên giới đã dần dần giảm xuống chỉ còn 3-2 cây cầu và sân bay.
Với quy định kiểm dịch bắt buộc như hiện có, chính quyền Hong Kong hy vọng việc đi lại qua biên giới sẽ giảm xuống.
Những người chờ đợi tại trạm xe buýt vào tối ngày 6/2 là những trường hợp điển hình của người sống ở cả hai bên biên giới.
William Tang, 61 tuổi, làm việc trong ngành tài chính của Hong Kong và cũng sống ở Thâm Quyến.
Tang cho biết ông đã nói chuyện với các ông chủ của mình về việc sắp xếp lại lịch làm việc sao cho hợp lý hoặc xin nghỉ phép dài ngày.
“ Nếu chúng tôi không thể đi đến thống nhất được một điều gì đó, thì có thể chuyện đó sẽ xảy ra“- ông nói, đề cập đến trường hợp xấu nhất là mất việc.
Sam Yau, học sinh cấp hai đến từ Thâm Quyến trên chuyến xe khách cùng với mẹ, anh trai và 2 chiếc vali.
“ Anh trai và tôi đi học ở Hong Kong, vì vậy chúng tôi sẽ phải sống trong khách sạn cho đến khi chúng tôi tìm được một căn hộ có sẵn để thuê” – Yau nói.
Mẹ của họ đã lên kế hoạch trở về Thâm Quyến trong khi người cha, làm việc ở Hong Kong, sẽ ở lại với 2 con.
“ Tôi sẽ rất nhớ mẹ” – Yau nói.
“Quyết tâm thắng trận”
Các tòa nhà chọc trời ở Thâm Quyến đã được thắp sáng với những khẩu hiệu như “ Cuộc sống và sức khỏe của mọi người là trên hết“, hay “ Chúng ta quyết tâm chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh“.
Yiu cho biết anh không hề có phàn nàn nào về quyết định của chính quyền trong việc cách ly bắt buộc.
“ Kiểm soát biên giới là một quyết định rất phức tạp. Nhưng tôi nghĩ rằng, những điểm tích cực vẫn nhiều hơn những điểm tiêu cực tại thời điểm này do chúng ta không có cách nào khác để ngăn chặn virus” – anh nói thêm.
VĂN ĐỨC (Nguồn: AFP)
Theo vtc.vn
Dân TQ đau buồn sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng
Mạng xã hội Trung Quốc bùng nổ với những nội dung chia sẻ đau buồn sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, người cảnh báo đầu tiên về sự lây lan của virus corona.
Làn sóng đau buồn và phẫn nộ bùng lên trên các trang mạng xã hội Trung Quốc sau cái chết của bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng. Ông là một trong những người đầu tiên cảnh báo về dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra ở Vũ Hán nhưng bị chính quyền thành phố cáo buộc tung tin đồn thất thiệt và buộc phải giữ im lặng. Ảnh: AFP.
Cái chết của bác sĩ Lý rạng sáng 7/2, theo thông tin chính thức của chính quyền Vũ Hán, làm dấy lên sự phẫn nộ của người dân về cách giới chức thành phố và Trung Quốc đại lục xử lý thông tin về tình hình dịch bệnh thời gian qua. Trong ảnh, thông điệp "Vĩnh biệt Lý Văn Lượng" được viết trên tuyết trắng ở Bắc Kinh ngày 7/2. Ảnh: AP.
Một người phụ nữ bật khóc trước cửa bệnh viện nơi bác sĩ Lý làm việc tại thành phố Vũ Hán khi đến viếng ông. Ngay cả trước khi qua đời, bác sĩ Lý đã trở thành anh hùng đối với nhiều người Trung Quốc, khi những cảnh báo của ông được chia sẻ trên mạng xã hội giúp người dân thêm cảnh giác về dịch bệnh. Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc thời gian qua chỉ trích cách giới chức Vũ Hán ngăn chặn thông tin, cho rằng đáng lẽ dịch bệnh không nghiêm trọng như hiện nay nếu chính quyền địa phương để cho người dân tin vào "tin đồn" của bác sĩ Lý. Ảnh: Getty.
Người dân tại Hong Kong tổ chức lễ tưởng niệm cho bác sĩ Lý Văn Lượng vào đêm 7/2. Trong khi đó, văn phòng đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc cũng gửi lời chia buồn về cái chết của người bác sĩ anh hùng. Bác sĩ Lý sau khi bị cảnh cáo từ bệnh viện và cơ quan chức năng vẫn tiếp tục làm việc, giúp đỡ các bệnh nhân thành phố khi dịch bệnh bùng phát trước khi ngã bệnh. Ông nhập viện ngày 12/1 và được đưa vào khu chăm sóc tích cực, được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với chủng virus corona mới vào ngày 1/2. Ảnh: AFP.
"Chúng ta cần tri ân bác sĩ Lý Văn Lượng. Tôi không quen ông ấy. Tôi chỉ biết về ông qua những đăng tải của ông trên mạng xã hội. Nhưng tôi có thể thừa nhận rằng sự ra đi của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ chúng tôi về mặt tinh thần. Đây không chỉ là sự mất mát một cá nhân hay riêng gia đình ông, mà còn là biểu tượng cho những nhân viên y tế ở tuyến đầu", Guaden Galea, đại diện WHO tại Trung Quốc, trả lời Reuters. Ảnh: AFP.
Một phụ nữ tại thành phố Vũ Hán đến đặt hoa tưởng niệm cho bác sĩ Lý Văn Lượng tại bệnh viện nơi ông làm việc. Ảnh: AFP.
Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc hôm 7/2 tuyên bố mở cuộc điều tra sau cái chết của bác sĩ Lý. Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc cho biết nhóm thanh tra sẽ đến Vũ Hán để "tiến hành cuộc điều tra toàn diện về các vấn đề liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng mà quần chúng phản ánh", theo Tân Hoa xã. Ảnh: Reuters.
Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi cái chết của bác sĩ Lý là "lời nhắc nhở đau thương" với Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Làn sóng tiếc thương cho sự ra đi của bác sĩ Lý lan tỏa khắp Trung Quốc, đến cả đặc khu Hong Kong nơi có bệnh nhân thứ hai bên ngoài đại lục tử vong vì nhiễm chủng virus corona mới. Biên tập viên Hồ Tích Tiến của Global Times, trên mạng xã hội Twitter cũng thừa nhận "Thật sự Vũ Hán nợ Lý Văn Lượng một lời xin lỗi". Ảnh: Reuters.
Theo news.zing.vn
Nữ bác sĩ đầu tiên phát hiện virus corona: 'Tôi khóc cạn nước mắt' "Mỗi khi có bệnh nhân qua đời hay khi thấy kho đồ y tế trống trơn, tôi đều không thể giấu nổi nước mắt", bác sĩ Zhang Jixian (Hồ Bắc, Trung Quốc) chia sẻ. Ngày 6/2, nữ bác sĩ Zhang Jixian (54 tuổi), Trưởng khoa Hô hấp và Chăm sóc Nguy cấp, Bệnh viện tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) được chính quyền Vũ...