Những người mắc 4 bệnh này, thèm rượu đến mấy cũng không thể uống
Uống rượu vốn luôn có hại cho sức khỏe, đặc biệt với 4 loại bệnh mạn tính dưới đây, chuyên gia khuyến cáo nên bỏ hẳn rượu bia để không làm tình trạng bệnh tồi tệ thêm.
Chất cồn tác động rất lớn đến bộ não, cũng chính là thành phần chính có trong rượu, vì thế mà uống nhiều rượu có thể đem lại cho sức khỏe những tác hại khôn lường. Người khỏe mạnh uống rượu nhiều đã không tốt cho sức khỏe, người mắc các loại bệnh mạn tính lại còn nguy hiểm hơn.
Những người mắc 4 bệnh này, cho dù nghiện rượu bao nhiêu, không thể uống nữa
Vì vậy, các chuyên gia đã khuyến cáo, nếu mắc 4 loại bệnh mạn tính sau, tốt nhất bạn nên bỏ hẳn thói quen uống rượu:
1. Bệnh tiểu đường
Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, uống rượu sẽ giống như tự “rước họa vào thân”. Khi cơ thể bệnh nhân tiểu đường tiếp nhận rượu, có thể gây ra sự biến động lượng đường trong máu. Rượu có thể gây kích thích các mạch máu, trong trường hợp lượng đường tăng cao đột ngột sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng ăn thực phẩm nhiều đường và thực phẩm chứa cồn để tránh những thiệt hại về thể chất và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ của chính bản thân mình.
Video đang HOT
Khi mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, đặc biệt là bệnh tim mạch vành, bạn không nên uống rượu nữa. Bệnh tim mạch vành là một bệnh tim tương đối nghiêm trọng, các triệu chứng rõ ràng của bệnh nhân thường là đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và khó thở. Do đó, cần phải kịp thời cải thiện tình trạng hẹp và tắc nghẽn động mạch vành thông qua chế độ điều trị hợp lý và ngăn ngừa bệnh gia tăng.
Nếu có uống rượu vào thời điểm này, các chất cồn sẽ gây kích thích tim và làm tim đập nhanh hơn, điều này làm tình trạng tệ hơn hoặc thậm chí có thể cướp đi mạng sống người bệnh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành cần hết sức chú ý đến tính hợp lý của chế độ ăn uống và giảm lượng rượu uống vào.
3. Huyết áp cao
Khi mắc bệnh cao huyết áp, uống rượu vào có thể khiến huyết áp tiếp tục tăng, dễ dàng gây kích thích cho các mạch máu, thậm chí gây tổn thương cho thận và tim. Bên cạnh đó, chất cồn có trong rượu sẽ gây kích thích các mạch máu, dẫn đến tăng tốc độ lưu thông máu và biến động đáng kể về huyết áp, điều này cực kỳ bất lợi cho việc cải thiện bệnh.
Các chuyên giá khuyến cáo những bệnh nhân tăng huyết áp nên tránh uống rượu, ngăn ngừa huyết áp vượt khỏi tầm kiểm soát và các tổn thương nghiêm trọng hơn.
4. Mỡ máu cao
Tăng mỡ trong máu là một bệnh mạn tính rất phổ biến trong cuộc sống. Bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ nên chú ý nghiêm ngặt đến sự nhẹ nhàng của chế độ ăn và không nên uống rượu. Rượu kích thích các mạch máu, tăng tốc lưu thông máu và gây gánh nặng cho tim.
Hơn nữa, rượu cũng có thể đẩy nhanh bệnh mạch máu, dẫn đến các bệnh như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và xuất huyết não. Do đó, bệnh nhân nên tránh uống rượu khi mỡ máu cao, để ngăn ngừa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong đột ngột.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietQ
Cuộc sống 'lầy lội', bệnh tật của một phụ nữ nghiện rượu
Sức khỏe yếu và nghiện rượu khiến cô Jessica Landon không đủ sức đi đứng bình thường. Suốt 1 tháng, cô gần như nằm liệt một chỗ.
Cô Jessica Landon uống rượu nhiều đến mức khiến nồng độ a xít trong nước tiểu quá cao, ăn mòn da ở hông và xương cụt - Ảnh minh họa: Shutterstock
Uống quá nhiều rượu khiến nồng độ a xít trong nước tiểu cô Landon cao đến mức ăn mòn da, gây nhiễm trùng.
Cô Landon (37 tuổi) lớn lên ở thành phố Rancho Cucamonga, bang California, Mỹ. Năm 19 tuổi, cô chuyển đến Los Angeles với mơ ước trở thành người mẫu và diễn viên, theo Daily Mail.
Kể từ đó, cuộc sống của cô gái trẻ gắn liền với những ly rượu và bữa tiệc. Đến năm 26 tuổi, Landon trở thành kẻ nghiện rượu và lúc nào cũng có chai vodka mang bên người.
Mặc dù cô đã cố gắng cai rượu nhiều lần nhưng sau đó lại tái nghiện. Vào năm 2013, cô Landon đang say rượu thì bị vấp và ngã xuống cầu thang. Cú va chạm mạnh vào đầu khiến cô bị xuất huyết não.
Ảnh chụp CT tại bệnh viện cho thấy huyết khối lớn bằng trái bóng chày trong não Landon. Bác sĩ phải dẫn lưu để rút huyết khối ra ngoài. Tuy nhiên, điều trước tiên làm là phải cai rượu cho bệnh nhân. Uống rượu quá nhiều khiến máu cô loãng đến mức sẽ không an toàn nếu phẫu thuật lúc đó
Sau thời gian phẫu thuật và điều trị, cô Landon dần phục hồi. Hai tháng sau, cô tái nghiện và lần này thậm chí uống còn nhiều hơn.
Sức khỏe Landon bị suy kiệt, cơ thể ốm yếu và gầy gò. Cô Landon không thể đi đứng bình thường. Tình trạng sức khỏe suy yếu và những cơn say liên tục khiến Landon gần như nằm liệt giường, nhiều lần cô đi tiểu và đại tiện ngay tại chỗ mình nằm. Việc này kéo dài đến hơn một tháng, theo Daily Mail.
Cô Landon uống nhiều đến mức khiến nồng độ a xít trong nước tiểu quá cao, ăn mòn da ở hông và xương cụt. Hậu quả dẫn đến nhiễm trùng da do tụ cầu khuẩn vàng.
"Tôi biết mình đang chết dần và trở nên tuyệt vọng", Landon kể lại. Cô đã gọi điện đến người bạn cũ và cầu xin sự giúp đỡ. Người này đã đến gặp Landon vào sáng hôm sau và đưa xe cấp cứu đến.
Tại bệnh viện, nồng độ cồn trong máu Landon cao ngất ngưỡng. Các cơ quan nội tạng đều bị suy yếu. Trong lượng cơ thể Landon lúc đó chỉ nặng 35 kg.
Cô phải nằm viện suốt 1 tháng để điều trị nhiễm trùng da và hồi phục sức khỏe, sau đó trải qua vật lý trị liệu để tập đi lại bình thường. Sau đó, cô Landon trở về nhà sống với bố mẹ ruột.
Hiện tại, cô đã lên được 47 kg và dự kiến sẽ sinh đứa con đầu lòng với chồng là Matthew vào tháng 12.2019, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Tác hại của rượu tới hệ thần kinh Từ xưa đến nay, rượu là thức uống không thể thiếu được trong mỗi buổi tiệc và mời rượu là một "nét văn hóa" khi tụ tập chốn đông người. Tuy nhiên khi con người tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ, nhất là hệ thần kinh. Loạn thần do nghiện rượu Theo số...