Những người lính ‘nở hoa trong lòng địch’
Những ngày đầu ra quân huấn luyện năm 2015, chúng tôi được tận mắt chứng kiến các chiến sỹ đặc công và những chiến đấu viên (CĐV) của Lữ đoàn Đặc công 429 thuộc Binh chủng Đặc công thực hiện nhiệm vụ một cách thuần thục trong tình huống giả định: Mũi đặc công tiến công nhóm bạo loạn lật đổ (BLLĐ), giải thoát con tin tại khách sạn Rose…
Các động tác dây chiến thuật: tụt ngược, tụt xuôi, đi vuông góc với tường. Ảnh: Phan Ngọc Trường.
“Nở hoa trong lòng địch”
Theo tin của Tổng cục M, tại thành phố H, bọn cầm đầu bạo loạn đã thuê toàn bộ khách sạn Rose (4 tầng) và một số nhân viên để làm trung tâm chỉ huy, điều hành các hoạt động bạo loạn. Quân địch có khoảng 20 tên, gồm lực lượng cầm đầu (bố trí tập trung ở tầng 2, tầng 3); lực lượng bảo vệ (bố trí ở tầng 1, tầng 4); vũ khí trang bị chủ yếu là súng ngắn, tiểu liên, lựu đạn, mìn tự tạo, vô tuyến điện…
Trước khi bị tiến công, địch tổ chức canh gác nghiêm ngặt, tuyệt đối giữ bí mật. Lực lượng bảo vệ của địch cải trang thành lái xe taxi, xe ôm và nhân viên quầy bar bảo vệ vòng ngoài để theo dõi tình hình hoạt động của ta. Khi bị tiến công, chúng lợi dụng khách sạn và lực lượng nhân viên làm bình phong để chống cự, đặt điều kiện, tháo chạy.
Về phía ta, lực lượng công an và lực lượng vũ trang địa phương cũng cải trang trà trộn để theo dõi các hoạt động của bọn cầm đầu, kịp thời thông báo cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Cùng thực hiện nhiệm vụ tiến công bọn cầm đầu BLLĐ, giải thoát con tin tại khách sạn Rose trong đêm còn có các lực lượng Công binh, Hóa học, Quân y, Tác chiến điện tử… Lữ đoàn Đặc công 429 đã nhanh chóng hoàn thành công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu, cơ động lực lượng tiếp cận mục tiêu từ nhiều mũi, nhiều hướng bằng các động tác kỹ thuật leo trèo nhà cao tầng.
Với phương án tiến công tập kích bí mật, kết hợp với tập kích hóa trang và tổ chức thành các bộ phận chiến đấu và bộ phận bảo đảm. Lực lượng chiến đấu của mũi đặc công được chia làm các tổ chủ yếu, tổ thứ yếu, tổ đón lõng, tổ bắn tỉa và tổ tuyên truyền đặc biệt.
Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Hưng, CĐV Đội Chống khủng bố thuộc Lữ đoàn Đặc công 429, cho biết, các động tác kỹ thuật leo trèo nhà cao tầng bao gồm động tác dây chiến thuật (tụt ngược, tụt xuôi, đi vuông góc với tường); động tác kỹ thuật leo tường kính, tường sắt, tường đá, tường nhẵn bằng một loại trang bị có tên gọi là cơ cấu bám; và động tác leo nhái. Tùy theo từng trường hợp cụ thể các CĐV sẽ vận dụng các động tác tiếp cận mục tiêu cho phù hợp.
Đu “dây tử thần”
Sau khi bị lực lượng đặc công đánh bắt và khống chế, một số tên cầm đầu của địch tháo chạy, cướp xe bus, khống chế các hành khách làm con tin và tháo chạy.
Nhanh chư chớp, các CĐV lao theo, đu dây cáp, dây sắt (được gọi là dây tử thần), sử dụng võ thuật tiêu diệt, khống chế, bắt gọn những tên cầm đầu, bảo vệ an toàn cho hành khách trên xe. Chứng kiến màn đu dây vun vút của các CĐV đuổi theo những tên cầm đầu, chúng tôi không khỏi thót tim, chỉ sợ có sự cố tuột tay rơi xuống đất. Nhưng không, các CĐV đã thực hiện một cách nhanh gọn, chính xác đến từng động tác nhỏ nhất. Bằng những động tác võ thuật điêu luyện, ngay khi tiếp đất, các CĐV đã khống chế, tóm gọn những tên cầm đầu nhanh chóng.
Video đang HOT
Thượng úy Lê Văn Toàn, đội trưởng đội Chống khủng bố (Lữ đoàn Đặc công 429) bật mí: Với các nội dung kỹ chiến thuật, bộ đội đặc công luyện tập thuần thục trở thành kỹ năng, kỹ xảo. Nhưng để bảo đảm an toàn trong quá trình huấn luyện, chúng tôi vẫn trang bị bảo hiểm. Riêng nội dung huấn luyện tụt “dây tử thần” chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong thời gian cực ngắn nên không trang bị dây bảo hiểm.
Do đó, đòi hỏi người thực hiện phải có sức khỏe dẻo dai, bản lĩnh vững vàng, nhanh nhẹn, khéo léo xử trí các tình huống bất ngờ xảy ra và võ thuật phải điêu luyện mới có thể hoàn thành nội dung này một cách chính xác và an toàn. Thực hiện động tác này từ trên cao (tầng 4 hoặc cao hơn nữa) tụt nhanh tiếp đất chỉ hơn chục giây rất nguy hiểm. Nhưng với tinh thần thép, bản lĩnh vững vàng, các CĐV đã thực hiện một cách nhanh gọn, an toàn tuyệt đối.
“Trước yêu cầu nhiệm vụ A2 và Chống khủng bố ngày càng phát triển, khó khăn và phức tạp hơn, đòi hỏi bộ đội đặc công phải nâng cao chất lượng tổng hợp một cách toàn diện, trong đó lấy huấn luyện chiến thuật làm trung tâm. Tiến công bọn cầm đầu bạo loạn, giải thoát con tin ở địa bàn đô thị là đề mục chiến thuật quan trọng, thường xuyên được các đơn vị đặc công làm nhiệm vụ A2 và Chống khủng bố tổ chức huấn luyện”, đại tá Tống Văn Đồng, Chính ủy Lữ đoàn Đặc công 429 nói.
Theo Tiền Phong
Khám phá Binh chủng Đặc công tinh nhuệ của Việt Nam
Binh chủng Đặc công là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ...
Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Mặc dù Binh chủng Đặc công chính thức ra đời từ ngày 19/3/1967, tuy nhiên các đơn vị thuộc binh chủng sau này đã ra đời ngay từ trong kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này, lực lượng đặc công đã ghi dấu một số trận đánh thành công vào đồn bốt kiên cố của quân Pháp, đánh chìm nhiều tàu địch trên các tuyến đường sông, biển.
Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội đặc công đã đánh hàng chục nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân đối phương, phá hỏng hàng nghìn máy bay, 1.600 khẩu pháo, 9.000 xe quân sự, 400 tàu xuồng chiến đấu...Đặc biệt, bộ đội đặc công Việt Nam còn tấn công máy bay ném bom B-52 Mỹ ngay tại căn cứ đặt ở Thái Lan.
Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, hệ thống lý luận và tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật của Binh chủng Đặc công đã từng bước được hoàn chỉnh, trong đó khẳng định chức năng chiến đấu của đặc công là: Tiến công những mục tiêu hiểm yếu, quan trọng trong hậu phương và trong chiều sâu đội hình đối phương cả trên đất liền, sông, biển, hải đảo...
... Khẳng định cách đánh đặc công là cách đánh bằng lực lượng ít nhưng chất lượng cao, trang bị gọn, nhẹ, có uy lực, luồn sâu tạo thế có lợi hơn hẳn đối phương, đánh gần, đánh hiểm, đánh nhanh, đạt hiệu suất cao, hiệu quả lớn, trong đó có nhiều trận thắng lợi đạt giá trị chiến dịch, chiến lược.
Qua quá trình chiến đấu, trưởng thành, đặc công Việt Nam chia thành 3 lực lượng chính gồm: đặc công bộ, đặc công nước và đặc công biệt động. Trong ảnh, các chiến sĩ đặc công bộ ngụy trang tiếp cận mục tiêu.
Trong đó, lực lượng đặc công đánh bộ có khả năng tác chiến ở cả đồng bằng, rừng núi và đô thị, đánh vào các mục tiêu trên bộ.
Bộ đội đặc công Việt Nam trình diễn kĩ thuật ngụy trang tuyệt vời.
Đặc công nước chuyên đánh phá mục tiêu trên sông, biển, đánh phá cầu, phà...
Hằng ngày, cùng với luyện tập các nội dung, kỹ thuật, chiến thuật, võ chiến đấu trên bờ và dưới nước, các chiến đấu viên đặc công nước còn luyện rèn sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai ở nhiều địa hình, độ sâu khác nhau trên biển và cách khắc phục, không chỉ với đối phương, mà còn cả cách đối phó với rắn, rết, các loại côn trùng cũng như các loại động vật, sinh vật biển gây hại cho người như sứa, cá mập.
Hàng ngày, bình quân mỗi lính đặc công nước phải luyện tập bơi trên biển từ 15 đến 20km.
Chiến sĩ đặc công nước huấn luyện tiếp cận mục tiêu với vũ khí dao.
Còn Đặc công Biệt động chuyên hoạt động và đánh các mục tiêu ở đô thị và vùng ven, vùng sâu, khi cần có thể đánh các mục tiêu dưới nước, ở vùng nông thôn đồng bằng và rừng núi.
Ngoài nhiệm vụ chính được giao phó, hiện nay các đơn vị đặc công tinh nhuệ của Việt Nam còn được giao nhiệm vụ chống khủng bố.
Các chiến sĩ đặc công trong nhiệm vụ mới - chống khủng bố được Đảng, Nhà nước và Quân đội đầu tư nhiều trang bị mới. Ví dụ như xe thang trong ảnh.
Các chiến sĩ đặc công còn được trang bị thêm một số loại súng mới như tiểu liên Uzi bên cạnh các khẩu súng AK truyền thống.
Theo Kiến Thức
Thăm nơi tôi luyện lính đặc công anh hùng Phá bẫy chông, vượt tường đá, băng qua rào dây thép gai, đổ bộ với trực thăng hay tham gia giải cứu con tin là những nhiệm vụ được các chiến sĩ đặc công tập luyện thuần thục. Lữ đoàn Đặc công 113 ra đời ngày 3/6/1972 tại một khu rừng bên suối Bà Hào, chiến khu D (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu,...