Những người kiểm duyệt nội dung mạng xã hội cần được bảo vệ và nhận nhiều hỗ trợ
Cựu Giám đốc an ninh của Facebook cho rằng những người kiểm duyệt nội dung mạng xã hội cần được bảo vệ và nhận nhiều hỗ trợ hơn nữa.
Theo The Verge, cựu giám đốc an ninh của Facebook, Alex Stamos đã xuất hiện trên sân khấu của sự kiện South x Southwest 2019 mới đây để thảo luận về các vấn đề khó khăn của mạng xã hội này. Trong đó, ông nhấn mạnh việc cần phải chăm lo tốt hơn về sức khỏe tinh thần cho những người điều hành và kiểm duyệt nội dung.
‘Nói về kiểm duyệt nội dung, bạn phải suy nghĩ về những tác động sức khỏe tâm thần mà họ phải đối mặt là gì’, Stamos nói. ‘Tôi không có bất kỳ nhân viên nào là người kiểm duyệt nội dung, nhưng có một đội bảo vệ an toàn cho trẻ em và một đội về chống khủng bố. Rõ ràng tác động về mặt cảm xúc và tâm lý đối với mọi người là khá cực đoan’.
Theo cựu giám đốc an ninh ngày, những người làm công việc kiểm duyệt nội dung cần được trả tiền cũng như nhận các ưu đãi nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản ở các công ty lớn là thường thuê bên thứ ba để phụ trách việc này. Những công ty chuyên trách sẽ cung cấp đội ngũ kiểm duyệt nội dung và việc hỗ trợ họ cả về vật chất lẫn tinh thần đều thông qua một hàng rào hợp đồng giữa hai bên. Các điều khoản này hầu hết đều khá khắt khe, hạn chế quyền lợi mà những người kiểm duyệt nội dung được hưởng.
Về lâu dài, điều này sẽ làm giảm sự tăng trưởng cũng như chất lượng của dịch vụ này. Theo Stamos, Facebook cần phải biến đây thành một công việc toàn thời gian để có chế độ hỗ trợ, đặc biệt với những người thường xuyên tiếp xúc với các nội dung có nguy cơ cao như quấy rối hay bắt nạt trẻ em.
‘Cả ngày nhìn vào những video khủng bố hay bạo lực có thể làm bạn bối rối. Đã có một số nghiên cứu tâm lý về những người làm việc trong lĩnh vực này. Đàn ông trở nên có xu hướng bạo lực trong gia đình, phụ nữ cũng dễ bị ảnh hưởng dù ít hơn. Vì vậy, tôi nghĩ công ty cần có trách nhiệm giúp đỡ’, ông nói.
Tuy nhiên, luật pháp hiện nay vẫn tạo ra kẽ hở cho các công ty lảng tránh trách nhiệm. Đôi khi, họ chỉ cần thuê một nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần để ai có nhu cầu sẽ tìm tới nói chuyện. Các gói bảo hiểm cho nhân viên cũng không có nội dung rõ ràng về các tổn thương và chi phí chữa trị bệnh về tinh thần.
Video đang HOT
Theo vnexpress
Ai còn có thể tin Facebook, khi tài liệu huấn luyện người kiểm duyệt nội dung cũng không phân biệt được tin giả mạo
Tài liệu hướng dẫn nội bộ của Facebook cũng chứa thông tin giả mạo cách đây nhiều năm.
Facebook đang phải rất nỗ lực để chiến đấu chống lại các tin tức giả mạo và các nội dung xấu. Thậm chí từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện tin tức giả, Facebook đã phải chuyển sang sử dụng một đội ngũ nhân lực hùng hậu để làm công việc kiểm duyệt nội dung này cho cẩn thận. Bởi có rất nhiều nội dung nhạy cảm và dễ nhầm lẫn, khiến cho máy tính không thể phân biệt được.
Và để đảm bảo cho lực lượng kiểm duyệt nội dung của mình có chất lượng cao, Facebook đã soạn những bộ tài liệu hướng dẫn ban hành nội bộ. Đây là các bộ tài liệu hướng dẫn phân biệt tin tức giả mạo và các nội dung nhạy cảm cần kiểm duyệt, nhưng trớ trêu thay là ngay cả các tài liệu hướng dẫn này cũng bị nhầm lẫn bởi tin tức giả.
Theo một tài liệu nội bộ của Facebook mà Motherboard có được, một bức ảnh dẫn chứng được mô tả là một cuộc diệt chủng tại Myanmar gần đây. Nhưng trên thực tế, đây là một bức ảnh chụp lại các nạn nhân thiệt mạng do một trận động đất tại một quốc gia khác nhiều năm trước.
Facebook đã lấy dẫn chứng từ chính một fake news trước đây mà không hề hay biết. Thật mỉa mai khi gần đây, mạng xã hội này tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn thông tin giả mạo trên nền tảng của mình.
Bức ảnh trong tài liệu Facebook với chú thích: "Xác chết của những người Hồi giáo bị tàn sát bởi các Phật tử tại Myanmar". (hình ảnh nhạy cảm trong bức ảnh đã được che đi)
Tài liệu hướng dẫn của Facebook đã đăng bức ảnh này với chú thích: "Xác chết của những người Hồi giáo bị tàn sát bởi các Phật tử tại Myanmar". Bức ảnh này được thảo luận vì nội dung chứa hình ảnh khỏa thân và bạo lực. Tuy nhiên đôi khi Facebook cho phép các hình ảnh nhạy cảm này được chia sẻ, thay vì gắn cờ hoặc xóa bỏ nếu chúng phục vụ mục đích cộng đồng rộng lớn.
Trên thực tế, đây là bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Guang Nu của Getty Images, sau trận động đất năm 2010 tại Jeiegu, Trung Quốc. Có rất nhiều người thiệt mạng trong trận động đất này.
Bức ảnh thực tế được chụp bởi nhiếp ảnh gia Guang Nu của Getty Images. (hình ảnh nhạy cảm trong bức ảnh gốc đã được che đi)
Tuy nhiên vào năm 2012, nhiều tổ chức và các trang truyền thông đã chia sẻ bức ảnh này với tuyên bố rằng đây là minh chứng cho thấy vụ thảm sát người Hồi giáo tại Myanmar. Trong lúc đó, một làn sóng chống người Hồi giáo tại Myanmar đang diễn ra, và sự việc càng trở nên phức tạp khi bức ảnh giả mạo này được chia sẻ rộng rãi.
Từ sự việc trên, có thể thấy mức độ nghiêm trọng mà các tin tức giả mạo trên Facebook có thể gây ra. Nhưng vấn đề là chính những tài liệu hướng dẫn kiểm duyệt của Facebook cũng dẫn chứng lại một tin tức giả mạo, như bức ảnh trên. Như vậy, liệu rằng còn ai có thể tin tưởng vào Facebook?
Theo Tri Thuc Tre
Google tung phiên bản Chrome 73, hỗ trợ Dark Mode cho macOS Mojave Nếu bạn là người dùng máy Mac thì chắc chắn bạn sẽ rất thích tính năng này trên trình duyệt Chrome mới. Google hôm nay đã phát hành Chrome 73, phiên bản ổn định mới nhất của trình duyệt Chrome dành cho Mac (Apple) và Windows. Chrome 73 đã được thử nghiệm bản beta từ tháng 2, với một số tính năng mới...