Những người không nên uống trà gừng
Trà gừng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống trà gừng.
Lợi ích của trà gừng với sức khỏe
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, trà gừng là thức uống mang tính ấm, nóng, hơi cay và ngọt rất dễ uống và là đồ uống yêu thích của nhiều người. Thậm chí, với nhiều người, đây còn là đồ uống hàng ngày. Loại đồ uống này có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
Làm ấm cơ thể
Trà gừng có nguyên liệu chính là gừng, tính nóng nên tác dụng tốt trong việc làm ấm cơ thể. Trong những ngày gió lạnh, hoặc nhiễm mưa lạnh, chỉ cần một cốc trà gừng là có thể làm ấm cơ thể từ bên trong, giảm cảm giác mệt mỏi và phòng chống cảm lạnh.
Giảm cảm giác buồn nôn
Tính cay và nóng của trà gừng tác dụng tốt trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn. Vì thế đây là đồ uống được khuyên dùng đối với những người ốm nghén, buồn nôn hoặc bị say tàu xe.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Nếu bị rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng, bụng âm ỉ khó chịu thì có thể uống một cốc trà gừng để làm dịu ngay cảm giác này. Uống trà gừng hàng ngày cũng là cách để kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng trao đổi chất, chống đầy hơi, táo bón, trị tiêu chảy, hữu ích đối với người bị viêm tá tràng.
Làm dịu và thoải mái cho cơ thể, tránh chuột rút
Rất nhiều người bị tình trạng co cơ bắp khiến chân bị chuột rút vô cùng đau đớn khó chịu. Một gốc trà gừng có tác dụng làm cho cơ thể thoải mái, chống viêm, làm dịu tình trạng chuột rút.
Hỗ trợ chữa cảm lạnh
Với chứng cảm lạnh thông thường, trà gừng tác dụng rất tốt để hỗ trợ điều trị. Trà gừng giúp làm ấm cơ thể, giãn mao mạch, nóng các đường hô hấp và giảm ngay tình trạng nghẹt mũi. Đây cũng là thức uống nên chuẩn bị sẵn cho người bị hen.
Giảm đau đầu
Trà gừng là thức uống rất hữu ích đối với những người bị chứng đau nửa đầu. Người bệnh này có thể duy trì uống thường xuyên để cải thiện tình trạng này.
Video đang HOT
Chống hôi miệng
Tình trạng hơi thở bốc mùi thường là do hệ thống tiêu hóa đang gặp trục trặc. Uống trà gừng giúp làm dịu dạ dày, chống đầy hơi và cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.
Giảm đau
Trà gừng cũng là thức uống có nhiều lợi ích đối với những người bị viêm xương khớp. Tính ấm nóng của trà gừng tác dụng làm dịu cơn đau nhức ở xương khớp gây ra. Thức uống này cũng rất hữu ích trong việc giảm đau với các trường hợp bị đau đầu, đau bụng kinh nguyệt.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trà gừng có thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm căng thẳng, giảm những phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi của thời tiết, nhất là sổ mũi, nghẹt mũi.
Trà gừng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được
Những người không nên uống trà gừng
Trà gừng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, gừng có tính ấm nên nhiều tác dụng chữa các chứng bệnh do hàn. Bạn không nên uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp.
Khi dùng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào cũng cần lưu ý nguyên tắc “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên.
Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, chẳng hạn đau bụng do cảm hàn tuyệt đối không dùng sâm. Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.
Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ.
Thầy thuốc sẽ xác định liều lượng và nhu cầu có cần thiết không mới dùng. Ngoài ra, người có thai, nôn ra máu, đại tiện ra máu cũng tránh lạm dụng. Một số nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ nhiều gừng sẽ gây co thắt tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung trong thai kỳ.
Vào những ngày lạnh việc ngâm chân trong nước gừng hay uống một cốc nước gừng sẽ có tác dụng giải lạnh. Tuy nhiên, mọi người cần tránh lạm dụng uống nước gừng.
Người bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai nếu uống nước gừng hay nước gừng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng lượng mà bác sĩ hướng dẫn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.
Những người trước khi vào cuộc phẫu thuật, phải gây mê thì càng phải tránh dùng trà gừng vì trà gừng có thể gây phản ứng với các loại thuốc gây mê và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Hoặc khi bạn đang dùng một số loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch uống nước gừng có thể gây hại.
Trên đây là những người không nên uống trà gừng. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy hạn chế uống trà gừng nhé.
Cau tươi có tác dụng gì đặc biệt mà nhiều người chi cả lượng vàng để sở hữu?
Quả cau tươi gồm có hai phần là phần vỏ và phần hạt (được gọi chung là quả cau). Không chỉ có ý nghĩa trong giao tiếp (trong tục lệ ăn trầu), quả cau còn có nhiều tác dụng chữa bệnh...
Hiện trên thị trường cau tươi có giá rất cao gần 100.000/1 kg cau. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục, khi mà 1 tấn cau tươi người bán thu thể gần 1 lượng vàng. Vậy cau tươi có tác dụng gì mà khiến nhiều người 'săn lùng' đến vậy?
Quả cau tươi đã gắn bó vô cùng lâu đời với con người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây quả cau chỉ được người dân thường dùng trong tục ăn trầu, là một lễ tiết truyền thống văn hóa lâu đời không thể thiếu của người Việt trong giao tiếp.
BSCK2. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình cho biết, thời gian gần đây quả cau tươi được xem là một loại thuốc nam quý, có nhiều tác dụng để phòng bệnh, chữa bệnh và ngày càng được nhiều người tin dùng, vì tác dụng quý giá của nó. Hạt cau có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh tỳ, vị và đại tràng...
Quả cau tươi có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh...
Dưới đây là một số tác dụng của quả cau tươi:
1. Quả cau tươi giúp điều trị các loại giun sán
Theo BSCK2. Trần Ngọc Quế, hạt cau đã được chứng minh là có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng trong đường ruột, điều trị và loại bỏ các loại giun sán như giun đũa, sán dây...
2. Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Quả cau tươi, ngoài tác dụng chữa bệnh giun đường ruột như trên, hạt cau còn có khả năng chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ và đau dạ dày...
3. Ngăn ngừa cảm giác buồn nôn , nôn, say tàu xe
Quả cau tươi có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Theo kinh nghiệm của nhân dân, nhai hạt cau ngay trước những chuyến đi để tránh cảm giác, buồn nôn, nôn mửa, say tàu xe, khi phải sử dụng các phương tiện này.
4. Ngăn ngừa thiếu máu, chữa thiếu máu ở phụ nữ có thai
Một tác dụng quý của quả cau là ngăn ngừa thiếu máu, chữa chứng thiếu máu. Thời gian gần đây, loại quả này được sử dụng như một loại thuốc giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu huyết và chữa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
5. Chữa đau răng, hôi miệng
Nước chiết xuất trong hạt cau có tác dụng gây ức chế các vi khuẩn có hại ở khoang miệng, giúp làm sạch các mảng bám trên răng. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh như đau răng, hôi miệng, viêm lợi... một cách hiệu quả, duy trì một hàm răng đẹp, chắc khỏe.
6. Chữa dị ứng ngoài da
Nước sắc quả cau tươi có tác dụng rất tốt với một số bệnh như dị ứng da, mẫn ngứa,, mề đay da, viêm da cơ địa... Cách làm đơn giản, sắc nước quả cau bôi lên vùng tổn thương.
7. Quả cau tươi hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường
Theo HealthBenefitsTimes, arecoline là một trong những hoạt chất có trong hạt cau, có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạt cau còn có khả năng làm tăng tiết nước bọt, giúp khắc phục chứng khô miệng ở những người bị bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy đây vẫn chỉ là các nghiên cứu chưa có thực chứng khoa học nên người dân không tùy tiện áp dụng để điều trị bệnh đái tháo đường.
8. Chữa bệnh chàm
Dùng quả cau tươi sắc đặc bôi lên các tổn thương của bệnh chàm, tổ đĩa... sẽ giúp cải thiện rất tốt về các loại bệnh lý này.
9. Chữa bệnh trĩ
Nước sắc tương đối đậm đặc của quả cau tươi, bôi lên búi trĩ ở hậu môn, có tác dụng làm săn se niêm mạc, giảm đau, chống phù nề, chống co thắt búi trĩ, chống kích thích hậu môn, góp phần làm teo nhỏ búi trĩ.
BSCK2. Trần Ngọc Quế lưu ý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y để dùng cho đúng liều lượng, đúng cách để tránh gây hại do dùng không đúng cách quả cau tươi.
Loại quả mệnh danh 'vua chống oxy hóa', ăn vào thêm tươi trẻ, giảm cholesterol Loại quả này khi chín có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa được mệnh danh 'vua chống oxy hóa' giúp dưỡng da tươi trẻ, 'quét sạch' cholesterol xấu. Trong Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có thể tận dụng quả lựu để làm thuốc trị bệnh. Các bộ phận của cây lựu...