Những người không may tái mắc COVID-19 tại Australia

Theo dõi VGT trên

Trong khi nhiều người cho rằng cơ thể sẽ sản sinh kháng thể miễn dịch sau khi mắc COVID-19, các chuyên gia cho biết biến thể Omicron đã gây ra làn sóng tái nhiễm virus tại Australia.

Những người không may tái mắc COVID-19 tại Australia - Hình 1
Peter Coleman cách ly khi mắc COVID-19. Ảnh: The Guardian

Theo trang The Guardian (Anh), chỉ vài tuần sau khi khỏi bệnh COVID-19, anh Peter Colement đã tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh, với suy nghĩ chỉ “xét nghiệm cho vui”. Peter lần đầu có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 10/1, đúng thời điểm Melbourne ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ.

“Tôi cảm thấy không khỏe nhưng không nghĩ rằng mình đã tái nhiễm. Tôi xét nghiệm chỉ để kiểm tra cho chắc chắn. Lúc đó tôi đang nói chuyện qua điện thoại với bạn, khi nhìn vào kết quả tôi đã rất ngạc nhiên”, Peter kể lại.

Peter là một trong những người Australia không may mắn đã tái nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi phục hồi hoàn toàn. Chính phủ Australia hiện chưa có dữ liệu về số ca tái mắc COVID-19 ở nước này, nhưng phát ngôn viên Bộ Y tế nhận định sự xuất hiện của biến thể Omicron đã làm tăng nguy cơ tái nhiễm đáng kể so với các biến chủng trước đó.

“Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có rất ít sự trung hòa chéo với Omicron. Liệu nhiễm biến thể Omicron có bảo vệ chúng ta khỏi tái nhiễm hay không? Ngoài ra, vẫn chưa biết rõ mức độ kháng thể trong cơ thể sau khi nhiễm biến thể Omicron là bao nhiêu”, người phát ngôn cho biết.

Khi Peter mắc COVID-19 lần đầu, anh đã gặp phải triệu chứng sương mù não và chịu tác động nặng đến nỗi quên cách gọi đồ ăn trên ứng dụng. Anh còn gặp phải triệu chứng đau cơ và mệt mỏi. Tuy nhiên, ở lần thứ hai, các triệu chứng rất khác, chỉ giống với cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Người đàn ông chia sẻ các triệu chứng lần này tương đối nhẹ.

Peter cho rằng ở lần mắc bệnh thứ hai, anh đã nhiễm biến chủng Omicron nhưng không có cách nào để biết chắc chắn. Anh chia sẻ rằng không biết đã nhiễm virus từ đâu. Lần nhiễm thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian 30 ngày sau lần nhận kết quả dương tính đầu tiên. Peter đã tiêm phòng đầy đủ.

Những người không may tái mắc COVID-19 tại Australia - Hình 2
Hình 3D hiển vi của virus SARS-CoV-2, một mầm bệnh tấn công đường hô hấp. Ảnh: iStock

Mạng lưới Bệnh Truyền nhiễm Australia đang theo dõi bằng chứng về tình trạng tái mắc COVID-19. Từ đó, giới chức sẽ xem xét lại định nghĩa về tái nhiễm trong hướng dẫn sức khỏe cộng đồng. Theo qui định mới nhất của Australia được cập nhật ngày 2/2, nếu một người tái mắc COVID-19 trong 28 ngày sau khi hết cách ly, họ sẽ được miễn cách ly thêm.

Tiến sĩ Deborah Cromer, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Kirby, cho biết khả năng tái mắc COVID-19 sẽ phụ thuộc một phần vào biến chủng virus và nồng độ kháng thể sau khi tiêm chủng. Trong khi 2 liều vaccine mRNA cung cấp khả năng bảo vệ, ngăn nhiễm bệnh có triệu chứng lên đến 80% hoặc 90% với biến chủng Delta, tỉ lệ này giảm xuống khoảng 70% đối với với Omicron. Ở vaccine AstraZeneca, tỉ lệ này đối với Omicron chỉ còn 40-50%. Tuy nhiên, khi tiêm mũi tăng cường, khả năng bảo vệ sẽ tăng lên 70-80%.

“Ngay từ đầu, khi chủng virus gốc lây lan, chúng tôi đã đặt câu hỏi về khả năng miễn dịch của người nhiễm bệnh. Các thử nghiệm cho thấy những người đã tiêm 2 liều vaccine Pfizer có khả năng miễn dịch cao gấp đôi so với những người khỏi bệnh. Nhưng tất cả vaccine chủ yếu cung cấp khả năng miễn dịch nhằm vào chủng ban đầu”, ông Deborah nói:

Video đang HOT

Tiến sĩ cũng cho biết thêm rằng khi ai đó nhiễm virus, họ sẽ có khả năng miễn dịch đặc hiệu chống lại biến chủng đó, cũng như một số miễn dịch chung chống lại virus SARS-CoV-2.

“Dường như chúng ta ít có khả năng nhiễm lại cùng một biến chủng, nhưng chắc chắn không có sự bảo vệ hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn. Khả năng bảo vệ sẽ gia tăng, giống như những gì chúng ta thấy với bệnh cúm ngày nay”, Tiến sĩ Deborah nói.

Dù nhấn mạnh bệnh COVID-19 có nhiều điểm khác biệt hoàn toàn so với bệnh cúm, ông Deborah nói rằng hai virus này vẫn có những điểm tương đồng. Ông Deborah giải thích: “Có thể cuối cùng, COVID-19 cũng sẽ giống bệnh cúm. Mỗi lần nhiễm virus SARS-CoV-2, khả năng miễn dịch của người bệnh có thể sẽ được tăng cường phần nào. Điều đó có nghĩa là lần nhiễm tiếp theo bạn sẽ vẫn còn một số kháng thể miễn dịch”.

Tiến sĩ Deborah cho rằng khi đại dịch còn bùng phát, khả năng tái nhiễm virus sẽ xảy ra. Ông cho biết Australia đã ghi nhận nhiều trường hợp tái nhiễm virus. Theo quan điểm lý thuyết, người mắc bệnh có được mức miễn dịch cao nhất định khi mắc bệnh và việc tiêm chủng cũng mang lại sự miễn dịch. Cả hai đều sẽ tăng cường khả năng miễn dịch.

Những người không may tái mắc COVID-19 tại Australia - Hình 3
Người phụ nữ Australia được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: Getty Images

Cô Eleanor, 33 tuổi, lần đầu tiên nhiễm virus trong đợt bùng phát Omicron, sau khi một người bạn cùng nhà của cô dương tính với virus. Cô xuất hiện hàng loạt triệu chứng, như đau đầu, tiêu chảy, khó thở, mất ngủ. Tình trạng có phần cải thiện trong vài ngày. Nhưng vài tuần sau, cô tiếp tục phải vật lộn với COVID-19, khi một người bạn cùng nhà khác của Eleanor trở về dương tính với virus SARS-CoV-2. Và lần này Eleanor có các triệu chứng nghiêm trọng hơn. “Sốt, ớn lạnh, ho, sưng hạch”, cô chia sẻ.

Eleanor thường ngày vốn rất năng động. Cô hay leo núi cũng như tập luyện thường xuyên với huấn luyện viên cá nhân. Cô chia sẻ: “Hiện giờ tôi rất khó thở, tim đập loạn xạ. Tôi thực sự khổ sở mỗi khi tập thể dục và rất dễ bị hụt hơi. Tôi bị ho liên tục khi cười. Tôi rất bực những người nói rằng COVID-19 giống như cảm nhẹ hay cúm. Tôi vốn là một người khỏe mạnh, vậy mà tôi đã bị khó thở cả tháng nay. Mắc COVID-19 hai lần là quá đủ”.

Giới khoa học gửi thông điệp về vấn đề dỡ bỏ hạn chế COVID-19

Các nhà khoa học khuyến cáo cần có sự cẩn trọng và rõ ràng khi nhiều nước trên khắp thế giới đều đi theo con đường nới lỏng hạn chế phòng dịch COVID-19.

Giới khoa học gửi thông điệp về vấn đề dỡ bỏ hạn chế COVID-19 - Hình 1
Người phụ nữ đeo khẩu trang tại một khu chợ ở London (An) ngày 16/12/2021. Ảnh: AP

Hà Lan, Đức, Nam Phi và Anh nằm trong số các quốc gia đã công bố kế hoạch dỡ bỏ phần lớn các hạn chế COVID-19, bất chấp sự lây lan của biến thể Omicron.

Hàng loạt thông báo, bao gồm cả kế hoạch chấm dứt giãn cách xã hội ở Hà Lan, được đưa ra khi các nhà lãnh đạo và quan chức y tế ở một số khu vực cho rằng đại dịch COVID-19 đang bước vào một giai đoạn mới và kêu gọi mọi người bắt đầu "học cách sống chung với COVID".

Trong tháng 2, tiến sĩ Anthony Fauci-chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm tại Mỹ nhận định rằng nước này đang thoát khỏi "giai đoạn đại dịch phát triển mạnh". Vào tháng 1, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng kêu gọi các nước châu Âu bắt đầu điều trị COVID-19 như một căn bệnh địa phương tương tự cúm.

Kênh Al Jazeera cho biết quan điểm đại dịch đang bước vào một giai đoạn mới hình thành sau nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy Omicron gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó. Các quan chức y tế nhấn mạnh rằng ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao, sự lây lan của Omicron đã không dẫn đến gia tăng đáng kể về tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Tuy vậy, một số nhà khoa học và quan chức y tế cảnh báo rằng các động thái chấm dứt quy định phòng dịch COVID-19 có thể là quá sớm trong giai đoạn này của đại dịch.

Nới lỏng các hạn chế

Giới khoa học gửi thông điệp về vấn đề dỡ bỏ hạn chế COVID-19 - Hình 2
Trẻ em đeo khẩu trang khi đến trường tại bang New Jersey (Mỹ) ngày 7/2. Ảnh: AP

Vào cuối tháng 1, làn sóng Omicron tại Nam Phi bắt đầu giảm nhiệt. Chính phủ Nam Phi tuyên bố những người dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng sẽ không cần phải cách ly. Bên cạnh đó, những người tiếp xúc với người dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ không cần phải cách ly nếu không biểu hiện triệu chứng.

Giáo sư Mosa Moshabela tại Đại học KwaZulu-Natal (Nam Phi) đánh giá các chỉ thị này là "đầy đủ và mạnh mẽ" trong điều kiện số ca mắc mới giảm, mức độ miễn dịch cao. Nhưng ông cảm thấy chính phủ "thiếu sót" trong việc truyền đạt các chính sách cách ly mới đến công chúng đồng thời ông nhấn mạnh đến sự cần thiết của "trách nhiệm cá nhân".

Giáo sư Moshabela phân tích: "Họ cần nói rằng chúng tôi không bắt buộc các bạn cách ly nếu không có triệu chứng nhưng điều này không có nghĩa bạn từ bỏ trách nhiệm bảo vệ những người xung quanh mình".

Một số quốc gia châu Âu bao gồm Đan Mạch và Na Uy, đã bỏ hầu hết các hạn chế về COVID-19. Áo, Thụy Sĩ và Đức cũng công bố kế hoạch nới lỏng hạn chế. Thủ tướng Anh Boris Johnson vào tuần trước cho biết hầu hết quy định về COVID-19 tại nước này sẽ được nới lỏng vào cuối tháng 2. Trong giai đoạn từ 7-13/2, Anh ghi nhận 388.877 trường hợp mắc COVID-19, giảm 30% so với tuần trước đó.

Tuy nhiên, giáo sư Paul Hunter tại Đại học East Anglia lại cho rằng nên nới lỏng hạn chế tại Anh từ cuối mùa Đông, khoảng cuối tháng 3. Ông nói: "Quan điểm của tôi là sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta đợi đến cuối tháng 3 khi virus đường hô hấp lây truyền chậm hơn và giảm bớt".

Bảo vệ những người yếu thế

Giới khoa học gửi thông điệp về vấn đề dỡ bỏ hạn chế COVID-19 - Hình 3
Ông Okko Molenkamp (94 tuổi) tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Lan ngày 26/1/2021. Ảnh: AP

Lo ngại hàng đầu liên quan đến việc gỡ bỏ thời gian cách ly và một số hạn chế khác là về cộng đồng nhiều rủi ro, bao gồm người cao tuổi và mắc bệnh nền.

Giám đốc chiến lược tại quỹ từ thiện Scope (Anh) nêu ý kiến: "Không nên buộc bất cứ ai phải đánh cược với cuộc đời của họ, chúng ta cần chính phủ giải thích với người khuyết tật họ sẽ an toàn thế nào nếu những quyết định này được áp dụng".

Ông Taylor cho biết kể từ khi biến thể Omicron lây lan, một số người khuyết tật và suy giảm miễn dịch ngày càng cảm thấy rằng họ bị bỏ mặc. Do vậy, ông bổ sung: "Chúng ta không được quên người khuyết tật trong quá trình nhanh chóng sống chung với COVID-19".

Ông Raywat Deonandan tại Đại học Ottawa (Canada) cảnh báo rằng chấm dứt quy định cách ly tại một số quốc gia nơi khả năng miễn dịch của dân chúng chưa đạt mức cao có thể tăng rủi ro lây truyền COVID-19 trong cộng đồng.

Trong khi đó, giáo sư Mosa Moshabela nhấn mạnh rằng nới lỏng các hạn chế COVID-19 có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh và tăng các ca mắc hội chứng COVID kéo dài.

Quan ngại về kinh tế

Giới khoa học gửi thông điệp về vấn đề dỡ bỏ hạn chế COVID-19 - Hình 4
Một số người đeo khẩu trang và không đeo khẩu trang tại London (Anh) ngày 16/12/2021. Ảnh: AP

Sau gần 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, một trong những tranh cãi liên quan đến việc nới lỏng các hạn chế là tác động của điều này với nền kinh tế.

Ông Raywat Deonandan nhận định mặc dù chắc chắn khoảng thời gian cách ly có gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, tạo tình trạng thiếu hụt lao động nhưng dịch COVID-19 bùng phát ở những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine thấp có thể khiến người lao động "mệt mỏi và hiệu quả làm việc kém đi". Điều này được đánh giá cũng gây tổn thương cho kinh tế.

Ông nhấn mạnh: "Tôi đã chứng kiến nhiều vụ việc, không chỉ từ COVID-19 mà còn từ các dịch bệnh khác như sốt rét, khi việc lây nhiễm không được kiểm soát sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế. Y tế công cộng và kinh tế không tách biệt, chúng đan xen vào nhau".

Ông Deonandan gợi ý rằng một biện pháp có thể áp dụng là tập trung vào xét nghiệm để nhận diện những người mắc COVD-19 tại nơi làm việc, trường học.

Ông Timothy Sly tại Đại học Toronto (Canada) cho rằng việc nới lỏng các hạn chế khi số ca mắc mới giảm là có thể xảy ra nhưng cần không để virus lây lan không kiểm soát, dẫn đến quá tải các bệnh viện. Ông đề xuất: "Việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch cần phải thực hiện chậm rãi và cẩn trọng, theo dõi các chỉ số ở bệnh viện, khu chăm sóc tích cực và lượng virus trong nước thải".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông BidenTổng thống Mỹ Donald Trump tước quyền tiếp cận thông tin mật của ông Biden
19:17:02 08/02/2025
Liên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyếnLiên bang Nga cảnh báo bắn hạ chiến đấu cơ của Pháp nếu Ukraine sử dụng ở tiền tuyến
22:09:03 08/02/2025
Lở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhấtLở đất tại Trung Quốc: Nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ cao nhất
22:02:04 08/02/2025
Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?Siêu tên lửa Oreshnik của Nga phát nổ ngay sau khi phóng lần 2?
12:50:26 08/02/2025
Tổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tớiTổng thống Trump sẽ công bố chính sách thuế quan 'có đi có lại' trong tuần tới
21:58:21 08/02/2025
Hai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngàyHai đại tá Nga bị rơi khỏi cửa sổ trong cùng một ngày
13:48:20 08/02/2025
Tổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nướcTổng thống Donald Trump tiết lộ mức thuế quan mới 'linh hoạt' với từng nước
17:01:59 08/02/2025
Nga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn DonbassNga kiểm soát thành trì chiến lược, tiếp đà giành trọn Donbass
16:07:10 09/02/2025

Tin đang nóng

Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợChồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
14:34:57 09/02/2025
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?
14:47:24 09/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặngChồng cũ Từ Hy Viên nổi điên, mẹ chồng cũ "mặt dày" la lối sau khi dính đòn trừng phạt nặng
14:21:05 09/02/2025
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manhSao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh
14:40:16 09/02/2025
Từ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXHTừ Hy Viên vừa qua đời 7 ngày, hình ảnh gia đình tụ tập bên bánh kem gây dậy sóng MXH
15:35:52 09/02/2025
Gần 4 triệu người xem Trấn Thành và Lê Giang cãi lộn căng thẳng, ném cả đồ đạc khiến khán giả bất ngờGần 4 triệu người xem Trấn Thành và Lê Giang cãi lộn căng thẳng, ném cả đồ đạc khiến khán giả bất ngờ
14:16:20 09/02/2025
3 năm với chồng mới là thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời Từ Hy Viên3 năm với chồng mới là thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời Từ Hy Viên
14:00:06 09/02/2025
HOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà VinhHOT: Quỳnh Lương tổ chức đám cưới với thiếu gia Trà Vinh
16:02:56 09/02/2025

Tin mới nhất

Argentina nỗ lực chống cháy rừng trong Vườn quốc gia dọc dãy Andes

Argentina nỗ lực chống cháy rừng trong Vườn quốc gia dọc dãy Andes

17:41:08 09/02/2025
Chính quyền 2 tỉnh Rio Negro và Neuquen đã ra lệnh sơ tán bắt buộc ở những khu vực đông dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn.
Sri Lanka mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông

Sri Lanka mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông

17:35:00 09/02/2025
Ông Bimal Rathnayake đồng thời là Trưởng ban Đối ngoại của Đảng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Sri Lanka (JVP) và là lãnh đạo của JVP tại Quốc hội Sri Lanka.
Bộ Quốc phòng Nga cập nhật tình hình cuộc phản công của Ukraine ở Kursk

Bộ Quốc phòng Nga cập nhật tình hình cuộc phản công của Ukraine ở Kursk

15:29:05 09/02/2025
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố báo cáo về tiến độ đẩy lùi nỗ lực phản công của lực lượng Ukraine trên mặt trận Kursk tính đến chiều 7/2.
Điều ông Trump muốn làm trước khi đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

Điều ông Trump muốn làm trước khi đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine

15:26:38 09/02/2025
Quan chức ngoại giao Nga tuyên bố Washington phải hành động trước để cải thiện quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ, vốn đã trở nên căng thẳng sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Trung Quốc lên tiếng khi Panama rút khỏi Vành đai Con đường

Trung Quốc lên tiếng khi Panama rút khỏi Vành đai Con đường

15:18:45 09/02/2025
Trung Quốc lấy làm tiếc về quyết định của Panama rút khỏi sáng kiến Vành đai và Con đường sau tối hậu thư của Mỹ.
Mỹ: BRICS không có khả năng tạo ra đồng tiền thay thế USD

Mỹ: BRICS không có khả năng tạo ra đồng tiền thay thế USD

15:03:25 09/02/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) sẽ không thể tìm ra một đồng tiền thay thế cho đồng USD, dù có cố gắng đến đâu.
Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga

12:32:54 09/02/2025
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Ukraine và Nga cho biết lệnh trừng phạt đối với Nga hiện chỉ ở mức 3 trên thang 10 xét về mức độ gây tổn hại đến nền kinh tế.
Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng

Số ca cúm tăng mạnh, người Đài Loan đổ xô tiêm phòng

11:30:37 09/02/2025
Nhu cầu tiêm phòng cúm tại đảo Đài Loan tăng đột biến sau khi nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời do nhiễm cúm, viêm phổi.
Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"

Cựu cố vấn: Mỗi ngày ông Trump làm tổng thống sẽ đều là "ngày sấm sét"

11:28:39 09/02/2025
Cựu cố vấn thân cận của ông Donald Trump dự đoán rằng mỗi ngày làm tổng thống của ông trong 4 năm tới sẽ đều là ngày sấm sét .
Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

Tướng Nga: 90% tên lửa hiện đại phương Tây cấp cho Ukraine bị bắn hạ

09:28:41 09/02/2025
ATACMS là loại tên lửa đạn đạo có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 300km và mang theo đầu đạn nổ phá mảnh nặng 227kg hoặc đầu đạn chùm để tấn công diện rộng.
Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine

Ông Trump sẽ tung "cây gậy và củ cà rốt" để chấm dứt xung đột Ukraine

09:26:36 09/02/2025
Ông Hood cho biết nhiều cơ quan của chính quyền Mỹ đồng tình với quan điểm rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump.
Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga

Ukraine nhận lô F-16 thứ 2 từ Hà Lan, có thể tấn công sâu vào nước Nga

09:17:49 09/02/2025
Hà Lan đã cho phép Ukraine sử dụng các máy bay chiến đấu F-16 mà họ cung cấp để tấn công vào những mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ nước Nga.

Có thể bạn quan tâm

Khối tài sản 5.300 tỷ đồng của Mr Pips được xử lý như thế nào?

Khối tài sản 5.300 tỷ đồng của Mr Pips được xử lý như thế nào?

Pháp luật

17:55:40 09/02/2025
Theo luật sư, việc trả lại tiền cho bị hại của Mr Pips là một trong những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải thực hiện.
Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất

Nữ sinh viên "mất tích" dịp Tết và giây phút gặp lại người thân ở sân bay Tân Sơn Nhất

Tin nổi bật

17:44:10 09/02/2025
Sáng 9-2, chờ sẵn tại sân bay, có mẹ và người thân nữ sinh viên Lìu Ngọc Hằng (22 tuổi, sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP HCM.
Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?

Em gái Từ Hy Viên chia sẻ hình ảnh kỷ vật của chị gái, vô tình để lộ chi tiết về lễ tang?

Sao châu á

17:36:02 09/02/2025
Rạng sáng nay (9/2), Từ Hy Đệ - em gái Từ Hy Viên đã có bài đăng hiếm hoi lên trang cá nhân sau tròn 1 tuần chị gái qua đời.
Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"

Phản ứng ngỡ ngàng của Hương Giang và dàn sao khi nghe "Đen xin xuống đi ngủ, Linh kêu rồi!"

Sao việt

17:32:42 09/02/2025
Hương Giang, K-ICM và nhiều người đứng hình khi nghe câu chuyện của Đen Vâu - Hoàng Thuỳ Linh trên livestream.
Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

Bằng chứng sốc: Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

Lạ vui

17:11:35 09/02/2025
Một nghiên cứu mới về thiên thạch sắt magma đã làm sáng tỏ sự thật về các khối xây dựng hành tinh đã tạo nên Trái Đất và Sao Hỏa sơ khai, điều liên quan trực tiếp đến khả năng nuôi dưỡng sự sống của cả hai thế giới.
Hot girl người Úc được Thiều Bảo Trâm và dàn dâu nhà giàu theo dõi: Sách mẫu cho mọi cô gái cần tóc đẹp

Hot girl người Úc được Thiều Bảo Trâm và dàn dâu nhà giàu theo dõi: Sách mẫu cho mọi cô gái cần tóc đẹp

Làm đẹp

16:28:40 09/02/2025
Là nhà sáng tạo nội dung chuyên về tóc, mái tóc đen suôn mượt luôn có hồn nhờ được tạo kiểu bay bổng giúp Fiona Xue toả sáng như 1 công chúa Disney bước ra từ màn ảnh.
Xe tang đâm trực diện vào chiếc xe tải, ai nấy đều hãi hùng khi nhìn vào đằng sau

Xe tang đâm trực diện vào chiếc xe tải, ai nấy đều hãi hùng khi nhìn vào đằng sau

Netizen

16:27:01 09/02/2025
Theo Daily Mail, vụ việc đáng tiếc diễn ra trên đường phố của Colombia cách đây chưa lâu. Truyền thông địa phương cho biết chiếc xe tang sau khi rời khỏi nhà tang lễ đã đâm trực diện vào một chiếc xe tải.
Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"

Erik "mất nhiệt" và cú lội ngược dòng ngoạn mục của "hoàng tử ballad"

Nhạc việt

15:59:55 09/02/2025
Erik nhận về cơn mưa lời khen từ khán giả, khi quay trở lại đúng sở trường ballad, trình bày ca khúc quá đỗi cảm động và hợp với không khí Valentine.
Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp

Các thành viên BLACKPINK bận rộn với các dự án cá nhân trước khi tái hợp

Nhạc quốc tế

15:51:08 09/02/2025
Đây là giai đoạn mà tất cả các thành viên đều tranh thủ hoàn thành dự án cá nhân trước khi bắt đầu các hoạt động nhóm.
Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui

Tử vi tổng quan tuổi Thân năm Ất Tỵ 2025: Sự nghiệp thuận lợi, tài lộc rực rỡ, tình cảm có tin vui

Trắc nghiệm

15:45:05 09/02/2025
Hãy cùng xem tử vi tổng quan của tuổi Thân - một trong những con giáp may mắn nhất trong năm Ất Tỵ 2025 sẽ ra sao nhé.
Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son

Sao thể thao

14:27:24 09/02/2025
Bóng đá Việt Nam từng có nhiều pha chi tiền rất ngông của các đại gia song lợi bất cập hại. May thay, còn có những pha rút ví khác cực kỳ ý nghĩa từ các ông bầu tâm huyết.