Những người hùng thầm lặng phía sau Apple, Microsoft
Bên cạnh Steve Jobs hay Bill Gates, những nhà đồng sáng lập khác cũng góp công lớn cho việc xây dựng Apple, Microsoft.
Steve Wozniak cùng Steve Jobs thành lập Apple vào năm 1976 trong khi vẫn làm việc cho hãng máy tính Hewlett-Packard. Tại Apple, Jobs tập trung vào tiếp thị còn Wozniak lo liệu chế tạo sản phẩm. Năm 1985, Wozniak rời Apple do tính cách thẳng thắn không phù hợp để ông ở lại công ty. Dù vậy, Wozniak là chủ nhân hàng loạt bằng sáng chế của Apple. Hiện nay, ông vẫn nằm trong danh sách nhân viên Apple, được trả lương mỗi tuần.
Ronald Wayne cũng là nhân vật quan trọng của Apple khi tạo nên logo đầu tiên cho công ty: hình ảnh vẽ bằng mực với biểu tượng Newton ngồi dưới gốc cây, một trái táo trên đầu. Wayne nắm giữ 10% cổ phần Apple nhưng đã bán hết sau 12 ngày thành lập công ty để lấy 800 USD – quyết định mà ông cho là không hối hận. Hiện nay, Wayne là tác giả 2 cuốn sách, nắm giữ nhiều bằng sáng chế, nhà sưu tập và mua bán tem, tiền xu. Năm 2014, Wayne từng bán đấu giá một số kỷ vật của Apple.
Ngoài Jack Dorsey (trái), Twitter còn có 3 đồng sáng lập là Biz Stone (giữa), Evan Williams (phải) và Noah Glass. Trước khi trở thành website độc lập, Twitter là nền tảng thuộc Odeo – dịch vụ cung cấp âm thanh được tạo ra bởi Noah Glass và Evan Williams. Dorsey, lúc ấy là thiết kế web của Odeo, nảy sinh ý tưởng về Twitter khi Williams muốn phát triển tính năng mới cho Odeo. Glass đã làm việc cùng Dorsey, thuê một lập trình viên có tên Florian Webber để hiện thực hóa ý tưởng. Trong khi đó, cựu nhân viên Google là Biz Stone được chiêu mộ để hỗ trợ Twitter về pháp lý.
Năm 2006, Williams thâu tóm toàn bộ Odeo (bao gồm Twitter) rồi đổi tên thành Obvious Corp, sau đó sa thải Glass (ảnh). Lý do chính xác không được tiết lộ, nhưng nhiều người cho rằng tính cách của Williams và Glass không hợp nhau. Tháng 4/2007, Twitter tách khỏi Obvious Corp thành công ty riêng. Williams đảm nhiệm vị trí CEO Twitter trong một thời gian trước khi rời bỏ để thành lập nền tảng xuất bản Medium. Dorsey đang là CEO của Twitter. Thông tin về Glass khá hiếm, chỉ có hồ sơ Twitter với dòng chữ “Tôi đã bắt đầu nó”.
Ngoài Elon Musk, 4 nhà sáng lập còn lại của hãng xe Tesla được công nhận gồm Martin Eberhard (ảnh), Marc Tarpenning, Ian Wright và JB Straubel. Hãng xe này là đứa con tinh thần của Eberhard và Tarpenning, được thành lập năm 2003 với giấc mơ sản xuất xe điện. Để có kinh phí hoạt động, cả 2 cần một nhà đầu tư lớn để dẫn đầu vòng gọi vốn Series A. Cùng với Ian Wright và JB Straubel, Eberhard đã thuyết phục thành công Elon Musk đầu tư cho Tesla vào năm 2004.
Elon Musk giúp Tesla dẫn đầu 2 vòng gọi vốn, đồng dẫn đầu vòng 3 trước khi Tesla ra mắt chiếc xe đầu tiên mang tên Roadster vào năm 2006. Eberhard và Tarpenning (ngồi bên trái) đã rời Tesla sau khi Eberhard bị giáng chức CEO vào năm 2007, một năm trước khi Musk đảm nhận vị trí. Eberhard đã khởi kiện Tesla với cáo buộc phỉ báng, vu khống và vi phạm hợp đồng, cho rằng Tesla đã làm “méo mó lịch sử” khi loại bỏ vai trò đồng sáng lập của Eberhard. Cuối cùng, Eberhard đã rút đơn kiện sau khi chấp nhận giải pháp đưa tên ông vào danh sách 5 nhà sáng lập chính thức của Tesla.
Video đang HOT
Ngoài Bill Gates, nhà sáng lập còn lại của Microsoft là Paul Allen. Cả 2 là bạn ở trường trung học, cùng thành lập Microsoft vào năm 1975. Cái tên Microsoft (ban đầu là Micro-Soft) được nghĩ ra bởi Allen. Năm 1982, Allen rời Microsoft khi được chẩn đoán mắc ung thư hạch, một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Bệnh tình của ông tái phát vào các năm 2009, 2018 trước khi qua đời ở tuổi 65. Là một nhà từ thiện, Allen đã quyên góp hơn 2 tỷ USD trong suốt cuộc đời. Ông còn tham gia kinh doanh khi sở hữu đội bóng rổ Portland Trail Blazers, đội bóng bầu dục Seattle Seahawks và Viện Khoa học não bộ Allen.
Bên cạnh Mark Zuckerberg, các đồng sáng lập còn lại của Facebook gồm Dustin Moskovitz (ảnh), Chris Hughes, Andrew McCollum và Eduardo Saverin. Đều là sinh viên Đại học Harvard, 4 người đã cùng Zuckerberg phát triển thefacebook.com (tiền thân của Facebook). Saverin là nhà đầu tư đầu tiên của Facebook, đảm nhận vai trò đối tác kinh doanh. Moskovitz phát triển, vận hành website sau khi “học PHP (ngôn ngữ lập trình cho máy chủ) trong vài ngày”, theo lời Zuckerberg.
Hughes đảm nhiệm phát ngôn viên, người thử nghiệm, chuyên gia tiếp thị, đại diện chăm sóc khách hàng và những vai trò cần kết nối với người dùng. McCollum (ảnh) là người thiết kế logo đầu tiên của Facebook – khuôn mặt phác thảo của nam diễn viên Al Pacino. McCollum từng phát triển chương trình chia sẻ file dành cho Facebook có tên Wirehog nhưng không được Zuckerberg chấp thuận.
Sau khi thefacebook.com ra mắt năm 2004, Zuckerberg, Hughes (ảnh) và Moskovitz chuyển đến Palo Alto, California. Zuckerberg và Moskovitz quyết định bỏ học để phát triển Facebook, trong khi Hughes tiếp tục việc học tại Harvard rồi quay lại Facebook sau khi tốt nghiệp năm 2006. Saverin được Zuckerberg cho “ra rìa” vì không đóng góp nhiều cho công ty. Năm 2007, Hughes rời Facebook để làm người tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama. Tháng 5/2019, Hughes gây chấn động sau một bài báo trên New York Times kêu gọi các nhà quản lý chia tách Facebook để bảo vệ người dùng.
Mike Krieger (phải) là đồng sáng lập Instagram bên cạnh Kevin Systrom. Khi còn ở Đại học Stanford, Krieger đã phát triển ứng dụng có tên Meebo trước khi làm việc cùng Systrom với Burbn – website dùng để check-in và chia sẻ ảnh, là tiền thân của Instagram. Cả 2 đã loại bỏ hầu hết tính năng của Burbn, chỉ còn lại chia sẻ ảnh rồi đổi tên thành Instagram, phát hành lần đầu trên iOS vào tháng 10/2010. Đến tháng 4/2012, Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD. Krieger và Systrom ở lại Facebook để tiếp quản Instagram trước khi hoàn toàn rời công ty vào năm 2018.
Nếu không vì những thất bại cay đắng của Windows trong quá khứ, Microsoft có lẽ đã không đứng về phía Epic Games để chống lại Apple
Ở vai trò là ông chủ của một trong những nền tảng phổ biến nhất thế giới (Windows), Microsoft có vẻ đã rất cao thượng khi đứng về phía Epic chứ không sát cánh cùng "người bạn thân" Apple.
Bất ngờ chống lại Apple
Trong một cuộc chiến không chỉ liên lụy tới những kẻ trực tiếp tham chiến mà là tới toàn bộ tương lai của thế giới công nghệ, rõ ràng các ông lớn sẽ chọn phe để tham gia. Và thật bất ngờ, cuối tuần vừa qua, Microsoft đã chọn đứng về Epic Games trong cuộc chến chống Apple.
Cũng là một ông chủ nền tảng giống Apple, vì sao Microsoft lại chọn cách chống lại "người bạn thân"?
Đây thực sự là một quyết định bất ngờ từ nhiều góc độ. Lý do đầu tiên là bởi, trong nhiều năm qua Microsoft đã trở lại là "bạn thân" của Apple. CEO Microsoft là Satya Nadella còn chọn Office for iPad làm sản phẩm mở đầu nhiệm kỳ, và mới đây, Microsoft cũng là một trong những tên tuổi đầu tiên tham gia xây dựng Mac nền ARM.
Nhưng lý do thứ hai còn quan trọng hơn: cũng như Apple, Microsoft thường được nghĩ đến đầu tiên dưới vai trò kẻ làm chủ nền tảng (Windows, Xbox). Trong cuộc chiến lần này, tại sao Microsoft lại chọn cách đứng về phe của nhà phát triển? Nếu Epic thắng kiện và Apple mất quyền kiểm soát App Store, Google mất quyền kiểm soát Google Play, Microsoft có thể mất quyền kiểm soát Windows và Xbox theo cách tương tự.
Windows: Một ngoại lệ đặc biệt
Để hiểu đúng quyết định đầy nghịch lý của Microsoft, trước hết chúng ta cần nhìn lại vị thế đặc biệt của Windows. Đúng vậy, nhắc đến Microsoft vẫn là nhắc đến Windows, nhưng nhắc đến Windows lại là nhắc đến một ngoại lệ thảm hại của thế giới công nghệ: chẳng có mấy ông lớn công nghệ lại mở tung nền tảng của mình cho kẻ khác vào thoải mái kinh doanh như Microsoft cả.
Trừ Microsoft ra, chẳng có ai mở tung hệ điều hành của mình cho kẻ khác thoải mái bán ứng dụng cả.
Hãy nhìn khắp thế giới công nghệ và bạn sẽ nhận ra điều đó. Trong cuộc chiến hiện tại, Epic Games không chỉ đâm đơn kiện Apple mà còn kiện cả Google: cũng giống như iOS, Android-của-Google cũng không phải là công cụ miễn phí cho kẻ khác. Chỉ một số rất ít các nhà sản xuất phần cứng được ra mắt chợ ứng dụng riêng (ví dụ, Galaxy Apps) trên thiết bị có cài đặt sẵn Android-của-Google. Và các ứng dụng, nếu đã đặt chân lên chợ Google Play, chắc chắn cũng sẽ phải chịu hình thức chia sẻ doanh thu giống như Apple.
Ngay đến cả thế giới Linux, vốn cũng được danh là "mở" như Android, rút cục cũng sinh ra để phân phối phần mềm của riêng từng công ty phát hành (distro). Những tên tuổi chìm khuất trong quá khứ như BlackBerry hay Nokia cũng áp dụng hình thức kiểm soát tương tự: đặt chân lên nền tảng là phải chia sẻ doanh thu cho "địa chủ". Và, ngay hiện tại, nhà phát triển game cho PlayStation hoặc Switch cũng phải chịu chia sẻ 30% doanh thu cho Sony hoặc Nintendo.
Dĩ nhiên, muốn đưa ứng dụng lên dịch vụ Xbox Live, bạn cũng phải chia sẻ 30% doanh thu cho Microsoft. Chỉ riêng Windows, nền tảng lớn nhất của Microsoft, lại không đi theo mô hình chia sẻ này. Hệ điều hành đã gắn với khái niệm "máy vi tính cá nhân" trong nhiều năm lại là một nền tảng mở đến mức đáng ngạc nhiên: bất kỳ một ai cũng có thể phát hành phần mềm qua dạng tải về (hoặc trước đây là qua DVD, qua CD-ROM). Bên cạnh Windows Store, Windows còn có vô số chợ phân phối ứng dụng nổi danh: Steam, Epic Games Store, Origin (EA), Uplay (Ubisoft)...
Không phải người tử tế
Sau "thảm họa" IE, Microsoft đã không còn khả năng giữ Windows làm của riêng.
Điều đáng nói là Microsoft không hề "tử tế" đến mức sẵn sàng mở cửa hệ điều hành của mình cho các công ty khác kiếm lời. Trái lại, lý do đơn giản là bởi Microsoft muốn nhưng không làm được. Thập niên 90, việc Microsoft cài đặt sẵn IE vào Windows để "bóp chết" các trình duyệt đối thủ đã từng khiến công ty của Bill Gates bị cả nước Mỹ chống lại. Suýt nữa, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã bắt Microsoft tách làm hai nửa.
Có lẽ, chính vụ kiện lịch sử này đã khiến Microsoft không dám tìm cách khóa chặt các kênh phân phối ứng dụng trên Windows. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng gã khổng lồ phần mềm thực sự "tử tế": cho đến bây giờ, Microsoft vẫn đang tìm cách lấy một phần doanh thu từ các nhà phát triển ứng dụng. Một số phiên bản Windows như Windows 10S hay Windows 10 on ARM đều có mục tiêu hướng người dùng trở lại với chợ Microsoft Store thay vì phát hành độc lập ở bên ngoài. Khi phát hành qua chợ ứng dụng này, các nhà phát triển/phát hành hiển nhiên sẽ phải chia sẻ lại doanh thu cho Microsoft.
Dĩ nhiên, Windows Phone cũng có tham vọng tương tự. Hệ điều hành này cũng bị kiểm soát chặt như iOS và Android, cũng ra mắt kèm một chợ ứng dụng duy nhất, nơi Microsoft nghiễm nhiên hưởng doanh thu chia sẻ từ các nhà phát triển.
Cán cân lợi nhuận
Microsoft có một lựa chọn đơn giản: Tìm cách bảo vệ nguồn thu èo uột của Microsoft Store...
Đáng buồn cho Microsoft, mọi nỗ lực chiếm lấy miếng bánh của các nhà phát triển đều thất bại. Suốt vòng đời, Windows Phone chưa bao giờ chiếm nổi 5% thị phần. Ước mơ sở hữu một chợ ứng dụng thống trị thế giới của Microsoft chính thức bị khép lại khi Windows 10 Mobile bị khai tử vào năm 2015. Các phiên bản Windows lấy Microsoft Store làm trọng tâm đều thất bại: Windows RT bị khai tử sau 3 năm, Windows 10 on ARM có thị phần "èo uột", Windows 10S cũng chẳng có ai ủng hộ.
Thật trớ trêu, "thất bại" này lại là mẹ thành công. Khi không còn khả năng phụ thuộc quá nhiều vào Windows, Microsoft lột xác trở thành một công ty phát triển đám mây, phát triển công nghệ đứng đằng sau các nhà phát triển khác. Doanh thu của công ty bùng nổ trở lại - đã nhiều lần, Microsoft chiếm lấy vị trí số 1 thế giới về trị giá vốn hóa từ tay Apple.
Khi lựa chọn đứng về phe của Apple hay phe của Epic Games, Microsoft thực chất phải mang hai nguồn thu lên bàn cân: nguồn thu từ vai trò là kẻ làm chủ nền tảng (Store trên Windows, Xbox Live) quan trọng hơn, hay vai trò là kẻ bán hàng cho các nhà phát triển quan trọng hơn? Các bản báo cáo tài chính của gã khổng lồ phần mềm trong suốt nhiều năm qua đã đem đến câu trả lời tất yếu. Một mặt, doanh thu từ Windows ngày càng èo uột, Xbox cũng bị bỏ quên, chợ ứng dụng Microsoft Store chẳng có ai sử dụng. Mặt khác, các nhà phát triển phần mềm càng ngày càng coi trọng các công cụ, các dịch vụ của Microsoft.
...hay đứng về phía Epic để bảo vệ nguồn thu số 1 - các nhà phát triển dùng công cụ và nền tảng của Microsoft?
Rõ ràng, Microsoft phải chọn nguồn thu lớn hơn. Chưa kể, trong kịch bản Epic chiến thắng, Microsoft sẽ có cơ sở pháp lý để đưa chợ ứng dụng của riêng mình lên PlayStation Network, lên iOS, lên cả những chiếc smartphone Android có Google Play. Đừng bao giờ quên rằng Microsoft vẫn là một gã khổng lồ có tầm vóc nghìn tỷ, có thừa đủ khả năng bành trướng trên bất cứ nền tảng nào.
Đến cuối cùng, chẳng có gã khổng lồ nào có thể chạm mốc nghìn tỷ nếu không có những bước đi khôn ngoan. Microsoft cũng vậy: đằng sau sự ủng hộ dành cho Epic Games không phải là sự cao thượng của một ông chủ nền tảng, mà chỉ là những toan tính ích kỷ dành cho tương lai mà thôi.
Những công ty Mỹ nào đang muốn mua TikTok Có ít nhất 12 công ty Mỹ đang muốn mua lại TikTok, nhưng chỉ Microsoft, Oracle và Twitter được đánh giá là có tiềm năng. Microsoft Đây là công ty duy nhất nằm trong nhóm Big Tech (gồm Amazon, Apple, Alphabet, Facebook và Microsoft) không có mặt trong các phiên điều trần gần đây của chính phủ Mỹ về các hoạt động chống...