Những ‘người hùng’ chở hy vọng thời nCoV
Với hàng triệu người phải cách ly ở Vũ Hán, các tài xế giao hàng mang đến cho họ cả niềm hy vọng lẫn nguồn sống giữa khủng hoảng nCoV.
Tài xế Zhang Sai, 32 tuổi, lượn lờ chiếc xe máy bên ngoài một tòa chung cư ở Vũ Hán, tâm dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Quản lý đã yêu cầu anh không được giao đồ ăn tới tận cửa nhà khách hàng, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus corona.
Nhưng người phụ nữ đặt hàng qua điện thoại đã cầu xin anh, Zhang nhớ lại. Đồ ăn Zhang giao là dành cho mẹ của cô ấy. Bà không thể xuống tầng một để nhận hàng.
Một nhân viên giao hàng ở Bắc Kinh ngày 31/1. Ảnh: AFP.
Zhang mủi lòng. Anh phớt lờ khuyến cáo và chạy nhanh trên những bậc cầu thang. Khi Zhang đặt túi đồ ăn xuống sàn, cánh cửa mở ra. Giật mình, Zhang vội vã bỏ đi. Trong một giây không kịp suy nghĩ, anh dùng ngón tay ấn nút thang máy, chạm vào bề mặt có khả năng truyền nCoV rất cao.
Anh lái xe trở về trạm giao hàng với một ngón tay duỗi thẳng, cẩn thận để không chạm vào phần còn lại của bàn tay.
“Tôi rất sợ”, Zhang nói. “Vì tôi lái một chiếc scooter nên tôi cảm giác ngón tay mình giống như lá cờ vậy”.
Với nhiều người bị cách ly tại gia ở Trung Quốc, các tài xế giao hàng như Zhang là đầu mối kết nối duy nhất giữa họ với thế giới bên ngoài. Zhang cùng các đồng nghiệp của mình đang được ca ngợi như những người hùng ở Vũ Hán.
Trên cả nước Trung Quốc, ít nhất 760 triệu người đang phải đối diện với các biện pháp cách ly ở những mức độ khác nhau, từ hạn chế ra ngoài cho đến phong tỏa cả tòa nhà, khu phố. Các hạn chế được đặt ra đặc biệt nghiêm ngặt ở Vũ Hán, nơi chính phủ đã ban hành lệnh phong tỏa để ngăn virus lây lan.
Cách ba ngày, mỗi hộ gia đình có thể cử một người ra ngoài mua nhu yếu phẩm. Dù vậy, không ít người vẫn không dám bước chân ra khỏi cửa vì sợ bị lây nhiễm. Đa số trong hơn 2.100 ca tử vong và hơn 75.000 ca nhiễm nCoV ở Trung Quốc đại lục là người Vũ Hán.
Nhưng con người vẫn phải ăn để tồn tại. Đây là lý do Zhang và đội quân tài xế giao hàng vẫn miệt mài lao đi trên đường phố mỗi ngày. Trong lúc Vũ Hán và hàng loạt thành phố khác rơi vào trạng thái đóng băng, đội ngũ giao hàng đã trở thành động mạch quan trọng của quốc gia, đưa thịt tươi, rau củ và vô số vật phẩm cần thiết khác tới những người không dám ra khỏi nhà.
Đó là một công việc mệt mỏi và nguy hiểm. Zhang, nhân viên chuỗi siêu thị Hema thuộc tập đoàn Alibaba, đi khắp thành phố chỉ với những chiếc khẩu trang và một lọ nước rửa tay được công ty phát cho vào mỗi sáng.
Video đang HOT
Đồng phục công ty cho phép nhà chức trách địa phương nhận biết anh thuộc diện được phép di chuyển trên đường giữa lệnh phong tỏa. Đêm xuống, Zhang cố gắng không nghĩ về dịch bệnh. Anh nghe nhạc và chỉ xem những tin tốt lành trên TV.
Zhang Sai trong đồng phục của công ty. Ảnh: NYTimes.
Những chuyến giao hàng Zhang thực hiện mỗi ngày không chỉ giữ mạch sống cho Vũ Hán mà còn là nguồn sống của chính anh. Gia đình Zhang có 4 người, gồm anh, vợ và hai cậu con trai sinh đôi 4 tuổi. Cuộc sống phụ thuộc vào một tay anh. Zhang chưa bao giờ tính đến chuyện dành thời gian nghỉ ngơi, kể cả sau khi dịch bùng phát ở Vũ Hán. Người nhà từng khuyên anh nghỉ việc, nhưng Zhang phớt lờ.
Gia đình Zhang sống ở ngoại ô Vũ Hán và anh không thể đến thăm họ vì dịch bệnh, nhưng anh vẫn gọi điện qua video với vợ con mỗi ngày.
Nếu giao hàng thật nhanh và làm việc thêm giờ, Zhang có thể kiếm 8.000 tệ mỗi tháng (trên 1.100 USD), nhiều hơn thu nhập từ công việc chuyển phát thư trước đây.
Zhang và các đồng nghiệp thường xuyên cập nhật những mẹo vặt hay cách phòng bệnh cũng như thông tin về dịch Covid-19. Một đồng nghiệp của Zhang khuyên anh dùng chìa khóa để ấn nút thang máy. Một chiều nọ, ai đó viết trên nhóm chat của công ty rằng có bệnh nhân nghi nhiễm nCoV đã chết ở khu dân cư 125 và khuyên mọi người không nên tới khu vực này. “Thật không may”, một đồng nghiệp nói. “Tôi có đơn chuyển đến chỗ đấy”. Tới nay, chưa đồng nghiệp nào của Zhang bị ốm, anh cho hay.
Dù nguy hiểm, dịch bệnh lại mang đến một số điểm tích cực bất ngờ đối với các tài xế giao hàng như Zhang. Trước đây, anh thỉnh thoảng phải vượt đèn đỏ để kịp giao đơn đúng hẹn vào giờ cao điểm. Nhưng nay, đường phố vắng vẻ giúp anh “dễ thở hơn” khi giao đơn.
Khách hàng cũng dễ tính và thân thiện hơn nữa, anh nói. Trước đây, nhiều khách hàng hầu như không mở cửa và không đưa mắt nhìn anh. Nhưng sau khi dịch bùng phát, mọi người đều nói “Cảm ơn” với tài xế giao hàng.
Tuy nhiên, những tương tác như vậy giờ đây trở nên hiếm hơn. Tuần qua, chính quyền Vũ Hán đã ra lệnh cho các khu dân cư thành lập điểm “giao hàng không tiếp xúc”. Khi Zhang nhận đơn, anh sẽ chuyển hàng tới một điểm kiểm soát được chỉ định sẵn trong khu dân cư của khách hàng, để món đồ ở đó rồi rời đi.
Với Zhang, thay đổi lớn nhất và tốt nhất nằm ở thói quen sau giờ làm. Bình thường, Zhang sẽ xem phim hoặc dành thời gian đi chơi với bạn bè. Những ngày này, mỗi đêm, anh đều viết nhật ký rồi gửi tới nhiều website. Điều khiến Zhang vui mừng là họ rất hứng thú và bắt đầu chia sẻ chúng.
Bài đầu tiên của Zhang được đăng hôm 30/1 trên tạp chí online Single Read. Sau đó, anh đã có thêm 5 bài nữa được đăng.
Anh viết về chuyện mình gọi cho một người bạn nhờ giúp đỡ khi các con anh bị ốm, về việc nhìn thấy hai cụ ông chơi cờ ngoài đường mà không đeo khẩu trang hay về một ngày giao hàng, chạy xe quanh Vũ Hán của mình.
“Thông thường, bạn sẽ nhìn thấy mọi người tắm nắng, chơi cờ, mua đồ hay chỉ ngồi chơi, chẳng làm gì cả”, Zhang viết trong bài đăng ngày 30/1. “Bình thường, tôi thấy mọi thứ quá ồn ào. Chỉ bây giờ tôi mới phát hiện ra rằng một thành phố không có tiếng người thật nhàm chán”.
Zhang đọc mọi lời bình luận trên các bài viết của mình. Nhiều người nói họ không tin một nhân viên giao hàng viết ra những dòng như vậy.
“Tôi nghĩ mọi người thích tôi vì tôi chỉ là người bình thường giống như họ”, anh nói.
Zhang định tiếp tục công việc viết lách kể cả sau khi dịch bệnh chấm dứt. Anh đã nhận ít đơn hàng hơn để có thêm thời gian viết. Nếu các bài viết không còn được xuất bản, anh sẽ tiếp tục giao hàng kiếm tiền, nhưng sẽ không dừng viết, Zhang khẳng định.
Vũ Hoàng (Theo New York Times)
Theo vnexpress.net
Tài xế thời virus corona: Không mặn mà nhận đơn, chấp nhận thu nhập giảm vì sợ dịch
Nhiến nhiều tài xế giao hàng thờ ơ, tắt ứng dụng không nhận đơn hàng khiến doanh thu tại nhiều nhà hàng giảm sút, giữa ảnh hưởng ngày càng phức tạp của dịch corona virus.
Tài xế tắt ứng dụng, hạn chế nhận đơn hàng chấp nhận thu nhập giảm
"Lo sợ virus corona nên tôi đã tắt app giao hàng hơn 1 tuần nay để ở nhà tập trung bán đồ gia dụng cho gia đình. Chấp nhận mất nguồn thu nhập từ công việc giao đồ ăn nhưng để hạn chế nhiễm cúm có hại cho sức khỏe thì nghỉ cũng đáng".
Đó là tâm sự của anh Trần Trung Đức, tài xế GrabFood sống tại Trường Chinh, Hà Nội. Tương tự như anh, rất nhiều đồng nghiệp trong ngành giao nhận hàng online khác cũng "nghỉ hưu tạm" trong vài tuần qua.
Phải tiếp xúc với nhiều người, di chuyển qua nhiều khu vực, shipper giờ đây trở thành nghề chịu nhiều rủi ro giữa sức nóng dịch corona virus. Số lượng lớn nhân sự của ngành này lại chỉ làm việc bán thời gian, là sinh viên học sinh của nhiều trường trên địa bàn thành phố, nên trước nỗi lo sức khoẻ y tế, đồng thời với việc được nghỉ học, nhân sự ngành ngày càng hiếm hoi.
Với một số ít tài xế vẫn nhận giao hàng, thời điểm lựa chọn mở app chỉ vào các giờ cao điểm. Hoàng Trọng, sinh viên trường Đại học Thủy Lợi, cho hay, dù chỉ nhận đơn trong 2 tiếng buổi trưa và 3 tiếng mỗi tối, doanh thu vẫn đạt 300.000 - 400.000 đồng, tương đương mức thu cả ngày trước khi có dịch. Thế nhưng, ngoài chiếc điện thoại và phương tiện di chuyển, đồ nghề của anh giờ đây có thêm găng tay, khẩu trang và dung dịch rửa tay.
"Chi phí mất thêm và rủi ro là có thật, nhưng nếu ở nhà tôi cũng chẳng có thêm thu nhập gì. Người ta sợ mà mình dám làm thì mới dễ kiếm tiền, chỉ cần thận trọng và giảm bớt giao tiếp trực tiếp không cần thiết với cả người bán lẫn người mua".
Chủ cửa hàng "sốt ruột", thất thu vì không tìm được tài xế giao hàng
Theo chia sẻ từ một số chủ cửa hàng bán đồ ăn, số lượng đơn ban trực tiếp kể từ khi có dịch chỉ còn 60-70%. Tương ứng, đơn hàng đặt online tăng mạnh, nhưng vì thiếu người giao, nên thực thu sụt giảm đáng kể.
"Thời gian gần đây rất khó để gọi được người giao hàng vì app thường báo tài xế đang bận hoặc không hiển thị tài xế. Chúng tôi đã phải từ chối rất nhiều đơn, chấp nhận bị đánh giá thấp, hoặc thuê ship ngoài với chi phí cao hơn 50-70% so với giao qua ứng dụng", chị Nguyễn Thị Hợp, chủ hàng phở tại Đội Cấn, Hà Nội cho biết.
Lượng khách tới trực tiếp quán thưa thớt hơn hẳn so với trước kia.
Việc thuê giao hàng ngoài ứng dụng buộc nhiều cửa hàng phải chốt lại đơn với khách, không chủ động được chi phí do mức phụ thu hoàn toàn phụ thuộc vào thoả thuận giữa tài xế và chủ cửa hàng. Nhiều cửa hàng thậm chí còn phải thuê thêm nhân viên chuyên chốt đơn và giao hàng cho khách với mức thu nhập 4-4,5 triệu đồng/tháng.
Ứng dụng giao nhận đồ ăn và chuyên chở khách 'vào cuộc" hỗ trợ tài xế và khách hàng
Trước tình hình virus corona xuất hiện tại Việt Nam, ứng dụng xe công nghệ Grab đã phê duyệt một nguồn quỹ tối thiểu 3 tỷ đồng để hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các tài xế.
Cụ thể, theo đại diện Grab, tài xế sẽ được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng nếu kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona theo xác nhận của cơ quan y tế. Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng cung cấp khẩu trang miễn phí cho các tài xế tại các trung tâm đón tiếp.
Cũng giống Grab, Tập đoàn Mai Linh cũng đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng để mua sắm các trang bị cho người lao động gồm khẩu trang, găng tay y tế, nước rửa tay.... để ứng phó với dịch virus corona. Công ty này triển khai các chính sách, chế độ cho người lao động khi có xác nhận của Bộ phận y tế Tập đoàn hoặc các cơ sở y tế nếu liên quan đến căn bệnh này.
Cụ thể, hỗ trợ 1 triệu đồng/người đối với người lao động bị cách ly (do nghi nhiễm virus corona) và hỗ trợ 2 triệu đồng/người đối với trường hợp người lao động xác định nhiễm virus corona.
Cũng không nằm ngoài các chương trình hỗ trợ khách hàng và tài xế, ứng dụng gọi xe Be cũng tặng hàng chục nghìn chiếc khẩu trang, nước rửa tay và vitamin tổng hợp nhằm tăng cường sức đề kháng cho đội ngũ tài xế BeBike và BeCar tại Hà Nội và TP HCM. Be tặng thêm 2.000 gói bảo hiểm sức khỏe cho tài xế tích cực phòng chống dịch Corona.
Theo báo dân sinh
Amazon gửi nhầm kiện hàng 29kg tới cho người đàn ông 79 tuổi, nhất quyết không chịu lấy lại Mới đây một câu chuyện khá hài hước đã xảy ra khi Amazon bất ngờ gửi nhầm một chiếc máy tập thể dục nặng tới 29kg cho một người đàn ông ở Anh và thú vị là sau đó Amazon đã từ chối lấy chiếc máy về. Theo Softpedia, người đàn ông 79 tuổi tên Tony Harding, sống tại Bristol, Ông có đặt...