Những người giàu nhất giới tiền mã hóa
Cơn sốt tiền mã hóa đã tạo ra tạo ra 19 tỷ phú USD trong bảng xếp hạng của Forbes, tăng 7 người so với năm ngoái.
Changpeng Zhao (65 tỷ USD): Đứng đầu danh sách là nhà sáng lập kiêm CEO của Binance Changpeng Zhao. Binance chiếm đến 2/3 tổng khối lượng giao dịch trong lĩnh vực tiền mã hóa, thu về 16 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2021. Forbes ước tính Changpeng Zhao giữ ít nhất 70% cổ phần của Binance, trị giá khoảng 65 tỷ USD. Ông còn lọt top 19 tỷ phú giàu nhất thế giới. Ảnh: Business Insider.
Sam Bankman-Fried (24 tỷ USD): Nhà sáng lập sàn FTX, Bankman-Fried là người giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi. Sau màn gọi vốn 400 triệu USD vào tháng 1, sàn FTX hiện được định giá 32 tỷ USD. Theo Forbes, Bankman-Fried sở hữu một nửa sàn FTX và 7 tỷ USD dưới dạng token FTT của nền tảng này. Anh dự định sẽ quyên góp toàn bộ số tiền mình kiếm được cho các quỹ từ thiện. Ảnh: Bloomberg.
Brian Armstrong (6,6 tỷ USD): Ông là CEO và nhà sáng lập của Coinbase, sàn giao dịch tiền số lớn nhất nước Mỹ. Tháng 4/2021, Coinbase IPO với định giá 100 tỷ USD. Hiện giá trị vốn hóa của sàn giao dịch này đã giảm một nửa. Với 19% cổ phần sở hữu của công ty, Armstrong vẫn lọt top 3 tỷ phú tiền mã hóa giàu nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
Gary Wang (5,9 tỷ USD): Ông giữ chức vụ Giám đốc mảng công nghệ, đồng thời là đồng sáng lập sàn FTX cùng với Bankman-Fried vào năm 2019. Wang hiện nắm giữ 16% cổ phần của sàn giao dịch này và 600 triệu USD token FTT. Ông từng là kỹ sư phần mềm tại Google, giúp xây dựng hệ thống đặt vé trên Google Flights. Ảnh: Crunchbase.
Video đang HOT
Chris Larsen (4,3 tỷ USD): Ở độ tuổi 61, Chris Larsen là đồng sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành của Ripple, công ty phát hành XRP. Đây là đồng tiền mã hóa có giá trị vốn hóa lớn thứ 8 trên thế giới. Ngoài ra, Larsen còn hợp tác với một tổ chức về khí hậu để phát động chiến dịch “Change the Code, Not the Climate” nhằm gây áp lực lên mạng lưới đào Bitcoin, giảm thiểu phát thải nhà kính ra môi trường. Ảnh: Business Insider.
Cameron Winklevoss và Tyler Winklevoss (4 tỷ USD/người): Cặp anh em song sinh nhà Winklevoss từng thắng kiện 65 triệu USD từ Facebook với cáo buộc ăn cắp ý tưởng để tạo nên mạng xã hội này. Họ đã chi toàn bộ số tiền này vào thị trường tiền mã hóa, hiện sở hữu 4 tỷ USD trong tay. Bắt đầu đầu tư vào Bitcoin từ năm 2012, anh em sinh đôi nhà Winklevoss đã mở rộng ra nhiều loại hình tiền số khác và thành lập sàn giao dịch Gemini. Bộ đôi này cũng sở hữu nền tảng đấu giá Nifty Gateway. Ảnh: Getty Images.
Song Chi-hyung (3,7 tỷ USD): Song Chi-hyung là nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa Upbit tại Hàn Quốc. Ông đã kiếm rất nhiều tiền khi thị trường tiền điện tử bùng nổ tại quốc gia này, trị giá lên đến 46 tỷ USD. Theo ước tính của Forbes, Chi-hyung nắm giữ khoảng 1/4 công ty mẹ Dunamu của Upbit, được định giá 17 tỷ USD vào tháng 11/2021. Ảnh: Dunamu.
Barry Silbert (3,2 tỷ USD): Là người sáng lập nên tập đoàn đầu tư Digital Currency Group (DCG), Silbert hiện sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 3,2 tỷ USD. Tập đoàn của ông quản lý nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực tiền điện tử như Grayscale, nắm giữ 28 tỷ USD tài sản số và CoinDesk, công ty truyền thông về blockchain. Ngoài ra, DCG còn đầu tư vào 200 dự án khởi nghiệp tiến số khác nhau. Ảnh: Bloomberg.
McCaleb (2,5 tỷ USD): McCaleb từng là nhà đồng sáng lập công ty Ripple cùng với Chris Larsen, nhưng đã rời đi vào năm 2013. Phần lớn tài sản của ông đến từ việc bán đồng XRP và cổ phần tại Ripple sau bất đồng nội bộ với công ty. Hiện ông là nhà sáng lập và Giám đốc mảng công nghệ của tiền điện tử Stellar. Ảnh: Bitcoin Dynamic.
Top 5 tỷ phú giàu nhất mảng tiền mã hóa, có 2 người từng thắng kiện Facebook 65 triệu USD và mang đi... mua Bitcoin
4/5 tỷ phú là các nhà sáng lập của các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn.
Tính đến tháng 3/2022, danh sách 5 tỷ phú giàu nhất trong mảng tiền mã hóa của trang Visual Capitalist bao gồm ông Sam Bankman-Fried, ông Brian Armstrong, ông Chris Larsen, ông Cameron Winklevoss, và ông Tyler Winkleboss.
Sam Bankman-Fried
Theo trang Visual Capitalist, ông Sam Bankman-Fried chính là người giàu nhất trong giới tiền mã hóa với tổng tài sản lên đến 24 tỷ USD. Ông Bankman-Fried sinh năm 1992, và đồng thời là người trẻ nhất trong danh sách này.
Theo tạp chí Forbes, ông là người con của hai Giáo sư luật tại đại học Stanford. Ông từng học chuyên ngành môn vật lý tại đại học này, nhưng đã sớm chuyển sang làm việc tại một quỹ định lượng. Vào năm 2019, ông Bankman-Fried đã thành lập sàn giao dịch FTX (một sàn chuyên giao dịch sản phẩm phái sinh của tiền mã hóa). Phần lớn tài sản của ông Bankman-Fried đến từ sàn giao dịch FTX và công ty Alameda Research.
Ông Bankman-Fried nói rằng phần lớn tài sản của ông sẽ được quyên góp cho mục đích từ thiện.
Brian Armstrong
Tỷ phú giàu thứ hai trong danh sách là ông Brian Armstrong, quốc tịch Mỹ, với khối tài sản lên đến 6,3 tỷ USD. Ông Armstrong sinh năm 1983.
Ông Brian Armstrong là CEO của công ty Coinbase Global, một sàn giao dịch tiền mã hóa lớn và đặt trụ sở tại Mỹ. Theo tạp chí Forbes, trước đây ông từng là kỹ sư phần mềm của công ty Airbnb. Ông Armstrong từng thành lập Coinbase vào năm 2012 tại San Francisco. Hiện nay, ông đang nắm 19% cổ phần tại công ty này.
Chris Larsen
Đứng thứ ba trong danh sách những tỷ phú giàu nhất trong giới tiền mã hóa là ông Chris Larsen, 61 tuổi. Khối tài sản của ông Larsen được ước tính ở mức 4 tỷ USD.
Ông Chris Larsen là đồng sáng lập của công ty Ripple trong năm 2012. Công ty Ripple ra đời với mục đích thúc đẩy thanh toán quốc tế bằng việc sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain). Theo tạp chí Forbes, danh sách khách hàng của Ripple bao gồm công ty American Express và ngân hàng Santander.
Ông Larsen đã rời khỏi ghế CEO của công ty Ripple vào năm 2016, nhưng vẫn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Trong năm 2019, ông Larsen và quỹ của mình đã tặng 25 triệu USD cho đại học San Francisco State University.
2 anh em nhà Winklevoss
Đứng vị trí thứ 4 và thứ 5 trong danh sách này là 2 anh em nhà Winklevoss: ông Cameron Winklevoss và ông Tyler Winklevoss. Khối tài sản của 2 anh em được ước tính ở mức 8 tỷ USD, chia đều cho mỗi người. 2 anh em Winklevoss đã thành lập sàn giao dịch Gemini vào năm 2014. Hiện nay, sàn Gemini đang xử lý khoảng 200 triệu USD lượng giao dịch tiền mã hóa mỗi ngày.
2 anh em Winklevoss từng là cựu vận động viên chèo thuyền Olympic, đồng thời nổi tiếng với việc chỉ trích CEO của Meta (trước đây là Facebook), ông Mark Zuckerberg, khi đã đánh cắp ý tưởng mạng xã hội của họ.
Anh em nhà Winklevoss đã sử dụng 65 triệu USD tiền từ vụ kiện Facebook để mua 70.000 Bitcoin. Hiện nay, số Bitcoin họ có được đã có giá trị hơn 3,2 tỷ USD (tính đến ngày 4/4/2022).
Tỷ phú tiền mã hóa 30 tuổi chỉ dùng 1% tài sản để sống Sam Bankman-Fried, CEO của FTX tuyên bố chỉ dành 1% số tiền mình kiếm được để sinh hoạt, còn lại dùng để quyên góp từ thiện. Sam Bankman-Fried đang là tỷ phú giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi. Với khối tài sản 24,5 tỷ USD, nhà sáng lập kiêm CEO của FTX đứng ở vị trí thứ 32 trong danh sách 400...