Những người dùng nào không nên nâng vội vàng cấp máy tính lên Windows 11?
Microsoft đã chính thức phát hành Windows 11 đến tay người dùng, tuy nhiên, nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây, bạn không nên vội vàng nâng cấp máy tính lên Windows 11.
Phiên bản Windows 11 được Microsoft trang bị một giao diện mới mẻ, cải thiện hơn về hiệu suất và nhiều tính năng so với Windows 10 trước đây. Ngay sau khi Windows 11 được Microsoft phát hành đến người dùng, nhiều người đã nhanh chóng nâng cấp máy tính lên phiên bản hệ điều hành mới.
Tuy nhiên, cho dù máy tính của bạn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cấu hình và phần cứng để có thể nâng cấp lên Windows 11 mới nhất, nhưng nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau đây, bạn không nên vội vàng nâng cấp phiên bản hệ điều hành trên máy tính của mình.
Máy tính đang sử dụng chip của AMD
Nếu máy tính đang sử dụng chip của AMD, thay vì Intel, bạn không nên nâng cấp máy tính lên Windows 11 mới nhất, bởi lẽ theo AMD, một vấn đề chưa được xác định sẽ khiến cho chip AMD trên máy tính bị giảm hiệu suất khi chạy trên hệ điều hành Windows 11.
Máy tính sử dụng chip AMD sẽ bị giảm hiệu suất sau khi nâng cấp lên Windows 11.
Theo AMD, tất cả các phiên bản chip của hãng đều bị ảnh hưởng bởi lỗi này, khiến cho chip bị giảm từ 3 đến 15% hiệu suất sau khi cài đặt Windows 11. Điều này sẽ khiến cho máy tính hoạt động chậm đi, gặp tình trạng giật, lag khi chạy các tác vụ nặng như chơi game hoặc xem video..
Hiện AMD và Microsoft đang hợp tác cùng nhau để điều tra nguyên nhân gây ra lỗi và dự kiến, phiên bản vá lỗi sẽ được phát hành vào cuối tháng này. Cho đến khi Microsoft và AMD phát hành bản vá để khắc phục lỗi gặp phải, người dùng máy tính được trang bị chip AMD vẫn nên tiếp tục sử dụng phiên bản Windows cũ, thay vì nâng cấp lên Windows 11 mới nhất.
Những người muốn sử dụng một hệ điều hành an toàn và ổn định
Dù Microsoft đã phát hành phiên bản chính thức của Windows 11 đến tay người dùng, tuy nhiên, phiên bản này vẫn còn tồn tại rất nhiều lỗi trong quá trình sử dụng.
Nhiều người dùng cho biết sau khi nâng cấp máy tính lên Windows 11, họ đã gặp phải nhiều lỗi lớn, nhỏ khác nhau. Chẳng hạn, một số người dùng không thể gọi được Start Menu (nhấn vào nút Start trên Windows 11 nhưng không có phản hồi gì), hay một số người dùng không thể nhấn chuột phải trên màn hình desktop…
Một tình trạng mà nhiều người dùng gặp phải sau khi nâng cấp lên Windows 11 đó là quạt thông gió trên máy tính (kể cả laptop) phát ra tiếng kêu lớn hơn, nhưng nhiệt độ trên máy vẫn tăng cao lên đáng kể so với trước đây. Một vài người dùng khác cho biết sau khi cài đặt Windows 11, máy tính hoạt động rất nhẹ và mượt, nhưng một thời gian lại rơi vào tình trạng giật, lag.
Không ít người dùng cho biết họ đã sớm gỡ bỏ Windows 11 để quay trở lại phiên bản Windows 10 trước đây do máy tính gặp nhiều lỗi sau khi nâng cấp lên Windows 11. May mắn, Microsoft vẫn cho phép người dùng thời hạn 10 ngày để quay trở lại phiên bản Windows cũ sau khi cài đặt Windows 11.
Nhiều trang công nghệ lớn nhận định dường như Microsoft đã quá vội vã trong việc phát hành Windows 11 đến tay người dùng, khi mà hệ điều hành này vẫn còn tồn tại nhiều lỗi. Bên cạnh đó, Windows 11 vẫn chưa thực sự hoàn thiện, khi mà một trong những tính năng được nhiều người trông đợi nhất, đó là hỗ trợ các ứng dụng của Android, vẫn chưa được trang bị trên phiên bản Windows 11 mới ra mắt, dù trước đó Microsoft đã quảng cáo rất nhiều về tính năng này.
Do vậy, nếu bạn là người muốn sử dụng một hệ điều hành hoàn chỉnh, hoạt động ổn định, hoặc máy tính chứa nhiều dữ liệu quan trọng, thì bạn chưa nên vội nâng cấp lên Windows 11 mới nhất, mà nên chờ thêm một thời gian cho đến khi Microsoft có thể khắc phục hoàn toàn các lỗi đang gặp phải.
Ba lý do bạn không nên cài Windows 11 và cách tắt Windows Update
Hệ điều hành Windows 11 đã chính thức có mặt tuy nhiên vẫn có những lý do người dùng Windows 10 không nên vội vàng nâng cấp.
Video đang HOT
Không đảm bảo tính ổn định hệ thống
Khi tung ra một hệ điều hành mới, Microsoft sẽ kiểm tra nội bộ hệ điều hành đó trong vô số lần. Nhưng không thể kiểm tra trên tất cả phần cứng và tìm ra tất cả các lỗi. Điều này có nghĩa là bất kỳ lỗi không mong muốn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Nếu bạn thực sự hiểu về các lỗi và hệ điều hành của mình, bạn có thể sao lưu và nâng cấp Windows 11 ngay nhưng với những người không biết nhiều về công nghệ máy tính, chưa nên vội vàng nâng cấp, bạn không chỉ có thể mất dữ liệu của mình từ đó mất thời gian và cả tiền bạc.
Khả năng tương thích phần mềm
Mỗi khi nâng cấp hệ thống, Microsoft đều chú ý đến khả năng tương thích với các sản phẩm cũ. Mặc dù khả năng tương thích hệ điều hành của Microsoft là tốt nhất trên thế giới. Nhưng kể cả những bản cập nhật Win7 hay Win10 trước đó vẫn có chỗ cần tối ưu hoá, Windows 11 cũng thể.
Rất nhiều công ty phần mềm bên thứ ba vì thế bạn không thể chắc chắn cái nào trong số chúng đã được tối ưu hóa cho Windows 11 dẫn đến chạy chậm và trải nghiệm kém hiệu quả.
Bạn có thực sự cần nâng cấp lên Windows 11 không?
Tất nhiên, Windows 11 có khá nhiều cải tiến về tính năng hay giao diện nhưng nếu bạn đã hài lòng và quen thuộc với hệ điều hành hiện tại thì nên tiếp tục sử dụng các tính năng hiện có. Nhiều tính năng đang hoạt động trơn tru trên Windows 10 trở nên bất tiện trên Windows 11.
Ví dụ, muốn mở ảnh bằng PhotoShop, bạn có thể kéo trực tiếp biểu tượng ảnh trên màn hình nền vào biểu tượng của phần mềm PS trên Win10. Một tùy chọn khác là kéo trực tiếp nó vào biểu tượng cửa sổ PS trên thanh tác vụ và di chuột. Sau khi hoàn tất, màn hình sẽ tự động chuyển sang các cửa sổ PS, cho phép bạn kéo nó vào cửa sổ. Nhưng tính năng này không khả dụng trong phiên bản beta của Windows 11.
Làm sao để tắt Windows Update?
Khi bạn đã quyết định không cài đặt bản cập nhật Windows 11, đây là một số cách để tắt Windows Update gây khó chịu.
Cách 1
Tạm dừng cập nhật trong 7 ngày trong Cài đặt> Cập nhật & Bảo mật. NÚt này có thể bấm tối đa 5 lần, tức là tạm dừng cập nhật trong 35 ngày, chỉ cần bấm tiếp khi hết hạn.
Cách 2 Bước 1: Bạn nhập regedit vào ô Search trên thanh Taskbar>> Nhấn Enter .
Bước 2: Bạn Copy và Paste đường link sau vào thanh địa chỉ.
HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Policies\Microsoft\Windows\WindowsUpdate\AU
Nhấp đúp vào NoAutoUpdate .
Bước 3: Trong Value data>> Nhập 1 >> Nhấn OK .
Sau khi hoàn tất, trong cột Data, NoAutoUpdate sẽ hiện là 0x00000001(1).
Nếu muốn Windows 10 cập nhật tự động trở lại, bạn thay đổi giá trị Value data từ 1 thành 0.
Cách 3
Bước 1: Để mở Group Policy Editor, bạn nhấn tổ hợp phím Windows R >> Cửa sổ lệnh Run (Chạy) hiện ra>> Nhập " gpedit.msc ">> Nhấn Enter .
Bước 2: Bạn chọn Computer Configuration>> Administrative Templates>> Windows Components>> Windows Update.
Bước 3: Click đúp chuột vào Configure Automatic Update .
Bước 4: Chọn Disabled >> Chọn OK .
Cách 4
Bước 1: Vào tìm kiếm nhập từ khóa " service ">> Kết quả tìm kiếm chọn Services.
Bước 2: Tìm đến mục Windows Update .
Bước 3: Chuột phải vào Windows Update >> Chọn Properties .
Bước 4: Chọn Stop .
Bước 5: Chỗ dòng Startup type > Chọn Disable .
Bước 6: Chọn Apply .
Lưu ý: Cách làm này là tắt update vĩnh viễn, restart máy Windows Update vẫn bị tắt. Nếu muốn bật Update thì chúng ta làm ngược lại hướng dẫn là được.
Cách nâng cấp lên Windows 11 bản chính thức Phiên bản này đánh dấu nhiều thay đổi trên hệ điều hành máy tính của Microsoft, tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Rạng sáng 5/10, Microsoft chính thức phát hành Windows 11 trên phạm vi toàn cầu. Người dùng có thể nâng cấp miễn phí từ thiết bị đang chạy Windows 10 thỏa điều kiện, thông qua tính năng...