Những người đào Bitcoin cuối cùng tại Trung Quốc
Kirk, một người khai thác Bitcoin ở Trung Quốc, chia sẻ mỗi ngày của anh đều trôi qua trong lo lắng.
Kirk đã phân bổ các thiết bị khai thác của mình trên nhiều địa điểm để tránh gây chú ý. Anh cũng đã lấy điện trực tiếp từ các nguồn điện nhỏ không có kết nối cục bộ với lưới điện lớn, ví dụ như từ các con đập.
Chia sẻ với CNBC, Kirk cho biết anh đã quen với việc phải “xoay sở” khi điều hành một doanh nghiệp ở Trung Quốc, nhưng tình hình 6 tháng qua với tiền mã hóa thực sự khó khăn.
“Chúng tôi không thể biết được chính phủ sẽ mạnh tay đến mức nào”, Kirk cho hay.
Theo dấu “những kẻ ngoài vòng pháp luật”
Trung Quốc đã mạnh tay đẩy thợ đào tiền mã hóa đi khỏi nước này vào tháng 5, sau đó tiếp tục thắt chặt lệnh cấm khai thác hai lần vào tháng 9 và tháng 11. Dù vậy, theo nhiều nguồn tin, hiện số máy đào Bitcoin ở Trung Quốc vẫn chiếm tới 20% trên thế giới.
Dữ liệu từ công ty an ninh mạng Qihoo 360 cho thấy hoạt động khai thác tiền mã hóa ngầm vẫn đang phát triển. Trong một báo cáo từ tháng 11, ước tính trung bình có khoảng 109.000 địa chỉ IP khai thác tiền mã hóa đang hoạt động mỗi ngày, phần lớn nằm ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang và Sơn Đông.
Quá trình khai thác Bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Trong khi đó Trung Quốc đang phải đối phó với tình trạng thiếu hụt năng lượng tồi tệ nhất trong cả thập kỷ, dẫn đến việc phải cắt điện.
Kỹ thuật viên kiểm tra các máy khai thác Bitcoin tại một cơ sở khai thác
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm tiền kỹ thuật số thuộc ngân hàng trung ương. Theo ông Fred Thiel, Giám đốc Điều hành của Marathon Digital Holdings kiêm thành viên của Hội đồng khai thác Bitcoin, việc gây khó dễ cho tiền mã hóa có thể là một phần của kế hoạch nhằm đảm bảo việc áp dụng loại tiền tệ mới của Trung Quốc.
“ Chính phủ Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể loại bỏ Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác. Mục đích của chính phủ là đảm bảo việc tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương được chấp nhận để các cơ quan giám sát tài chính có thể kiểm soát tất cả các hoạt động kinh tế”, ông Thiel suy đoán.
Ở các tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Hà Bắc và Nội Mông, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các quan chức địa phương tiến hành tự kiểm tra, sàng lọc địa chỉ IP các hoạt động khai thác bất hợp pháp, truy quét các “mỏ” khai thác tiền mã hóa trái phép. Ngoài ra, chính phủ nước này còn bắt giữ và trục xuất các đảng viên bị nghi ngờ tham gia vào các kế hoạch khai thác tiền mã hóa.
Các nhà chức trách dường như đang đặc biệt chú ý đến hoạt động khai thác tại các cơ sở nghiên cứu, trung tâm cộng đồng và trường học, nơi giá điện rẻ hơn bình thường. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước có tham gia vào thương mại cũng đang bị chú ý.
Tuần này, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chống tham nhũng, cho biết họ đã xác định được hàng chục tổ chức thuộc sở hữu nhà nước ở miền đông tỉnh Chiết Giang đang sử dụng các nguồn năng lượng công cộng để khai thác tiền mã hóa. Trong số gần 50 người bị phạt, có 21 người làm việc tại các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Video đang HOT
Tại vùng duyên hải Giang Tô, cơ quan giám sát truyền thông của tỉnh đã phát hiện ra rằng 21% địa chỉ IP tham gia khai thác tiền mã hóa là từ các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước.
Khi Trung Quốc bắt đầu yêu cầu gỡ bỏ khai thác tiền mã hóa vào tháng 5, tất cả hoạt động gần như biến mất trong một đêm.
Nhiều “cá voi” trong ngành – những người có quan hệ ở nước ngoài và dư dả tài chính đã nhanh chóng tẩu thoát. Không chỉ vậy, họ còn chuyển toàn bộ thiết bị và đội ngũ đến Kazakhstan, Mỹ và các điểm đến quốc tế khác với nguồn điện chi phí thấp và khả năng lưu trữ sẵn có.
Số lượng máy đào được chuyển từ Trung Quốc đến các trung tâm khai thác ở nước ngoài.
Một số các “đại gia” chọn cách bỏ thiết bị ở lại để đến những nơi an toàn hơn, đặt mua những chiếc máy thế hệ mới nhất và chuyển đến những trụ sở ở nước ngoài.
Một số công ty khai thác nhỏ hơn với thu nhập hạn chế và ít quan hệ lại gặp khó khăn trong việc di chuyển địa điểm do việc đi lại liên quan đến đại dịch, cũng như chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Việc bán thiết bị khai thác cũng không mấy hiệu quả, vì lượng hàng tồn kho tràn ngược vào thị trường đã làm tăng tỷ giá thiết bị.
Các mánh khóe để vận hành mỏ đào lậu
Kirk đã bắt đầu công việc khai thác tiền mã hóa từ năm 2015. Hiện anh có 1.000 giàn khai thác sử dụng điện lưới và 5.000 giàn khác được kết nối với thủy điện, trực tiếp từ nguồn ở tỉnh Tứ Xuyên.
Đối với hàng trăm máy đang sử dụng điện lưới, Kirk nói với CNBC rằng anh đã phải phân chia chúng ra khắp đất nước, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Nhà máy thủy điện Lianghekou trên sông Yalong ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Đây là thực tế phổ biến đối với nhiều thợ đào. Marshall Long, một người đã khai thác tiền mã hóa trong hơn một thập kỷ ở Thụy Điển, Iceland và Trung Quốc cho biết những người bạn của mình đang khai thác ở Trung Quốc thường sử dụng nguồn điện khoảng 20 megawatt hoặc ít hơn để khai thác quy mô nhỏ.
Mùa mưa ở Trung Quốc kéo dài từ tháng 5 đến cuối mùa thu, lượng mưa khiến cho lượng thủy điện trở nên dồi dào hơn. Sử dụng nguồn điện ngoài lưới điện như từ thủy điện cho phép mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt và cũng dễ vận hành hơn.
“Chắc chắn có rất nhiều thợ đào đang lợi dụng hàng trăm nghìn con đập thủy điện ở Tứ Xuyên”, Kevin Zhang, thuộc công ty tiền mã hóa Foundry cho biết.
Trong trường hợp của Kirk, nhiều thiết bị của anh chạy bằng điện lấy từ thủy điện. Anh có 2 địa điểm khai thác ở Tứ Xuyên. Một nơi sử dụng 12 megawatt và một nơi sử dụng 8 megawatt. Kirk nói với CNBC rằng ở Trung Quốc, một mỏ khai thác sử dụng trên 1 megawatt tại một địa điểm được coi là khá lớn.
Ngay từ trước khi có lệnh cấm, việc các thợ đào thuê hoặc chế tạo các máy biến áp và trạm biến áp riêng để cung cấp điện trực tiếp từ các nhà máy điện đến các địa điểm khai thác đã trở nên phổ biến. Máy biến áp lấy điện từ một trạm biến áp và chuyển nó thành điện áp thấp hơn để cung cấp năng lượng cho những thiết bị khai thác Bitcoin.
Tại một trong những địa điểm ở Tứ Xuyên, Kirk đã thuê một nhà máy điện hoạt động ngoài lưới điện. Đó là một cách để anh giảm khả năng bị phát hiện.
Mặc dù Kirk đã che giấu hoạt động rất kĩ, nhưng anh vẫn có thể bị phát hiện. Kirk nói rằng China Telecom, một trong những công ty viễn thông lớn nhất của đất nước, đã tăng gấp đôi số cảnh sát điều tra theo dõi các hoạt động sử dụng điện.
Thiết bị khai thác bitcoin ở Sham Shui Po.
Khi đã xác định được hoạt động đáng ngờ, China Telecom sẽ thông báo với chính quyền trung ương. Thông tin này sau đó sẽ được đưa đến tỉnh hoặc địa phương nơi diễn ra hoạt động khai thác. Từ đó, chính quyền địa phương sẽ gọi điện trực tiếp cho nhà máy điện để điều tra.
Mới đây Kirk cũng bị điều tra, chính phủ liên lạc với nhà máy điện về hoạt động đáng ngờ, nhưng chủ sở hữu đã bao che cho anh. Sau cuộc gọi, Kirk tạm ngưng khai thác trong vài ngày, thực hiện thêm một số bước để che bớt lưu lượng của mình.
Những người khai thác che giấu địa chỉ IP của họ bằng cách sử dụng mạng cá nhân ảo, còn gọi là VPN. Tuy nhiên, chính quyền đã biết trước về việc VPN sẽ được sử dụng để trốn tránh sự kiểm duyệt của chính phủ và đã thẳng tay ngăn chặn.
Nhiều thợ đào ngầm đang dần chuyển sang các nhóm khai thác để che giấu vết tích. Mặc dù nhiều nhóm khai thác đã thông báo tạm ngừng dịch vụ bên trong Trung Quốc, nhiều nguồn tin cho CNBC biết rằng một số nhóm khai thác nước ngoài vẫn đang đăng ký với các thợ đào Trung Quốc.
Thông thường, khi một giao dịch được “khai thác” và thêm vào sổ cái kỹ thuật số mang tên blockchain, nhóm “đào” được nó sẽ ký tên vào khối. Nhiều nguồn tin cho CNBC biết rằng giờ đây, khi các thợ đào Trung Quốc đóng góp hiệu suất máy tính của họ để “đào” được một khối, các nhóm sẽ chọn không ký tên, điều này khác với giao thức trước đây.
“Một nhóm không nhất thiết phải tiết lộ bất kỳ dữ liệu nào. Về cơ bản, bạn đang nói với cả thế giới rằng doanh thu của tôi chỉ bằng một nửa so với những gì tôi thực sự có. Ta không nên khoe khoang về doanh thu của mình”, Kirk chia sẻ.
Điều này có thể giúp giải thích tại sao thị phần của Trung Quốc trên thị trường Bitcoin toàn cầu gần như bằng 0 chỉ sau một đêm, vì chỉ số khai thác Bitcoin dựa trên dữ liệu được chia sẻ một cách tự nguyện bởi các nhóm khai thác.
Như Kirk mô tả, một nhóm mà anh làm việc cùng đã giúp anh thiết lập một máy chủ khiến mỏ có ít “điểm kết nối” hơn. Khi một địa chỉ IP có hàng nghìn điểm kết nối, mỗi điểm đều gửi một lượng lớn dữ liệu, điều đó có vẻ đáng ngờ đối với các nhà chức trách, đặc biệt là ở một vùng nông thôn như Tứ Xuyên. Nhưng Kirk nói rằng các nhóm sẽ giúp các thợ mỏ vượt qua điều đó.
Làn sóng thợ đào Bitcoin từ Trung Quốc đẩy Kazakhstan đến năng lượng hạt nhân
Gia tăng khai thác tiền điện tử đang gây ra tình trạng thiếu điện ở Kazakhstan, khiến đất nước giàu năng lượng này phải cân nhắc đến năng lượng hạt nhân.
Theo Nikkei, kể từ khi Trung Quốc ra lệnh cấm khai thác Bitcoin hồi tháng 5.2021, làn sóng người khai thác tiền điện tử đã di cư đến Kazakhstan, đưa quốc gia này lên vị trí thứ hai sau Mỹ về sản xuất tiền điện tử toàn cầu.
Dữ liệu mới nhất của Trung tâm Tài chính thay thế Cambridge cho thấy, thị phần của Kazakhstan về tỷ lệ băm trên thế giới, thước đo mức độ xử lý của máy tính được sử dụng để khai thác tiền điện tử, hiện đã tăng lên 18,1%, gấp bốn lần so với năm trước.
Kết quả trên một phần là do Kazakhstan đã tạo ra một môi trường thân thiện với khai thác tiền điện tử bằng cách thiết lập khung pháp lý cho ngành vào tháng 7.2020, với mong muốn thu được lợi ích tài chính. Luật pháp cho phép cộng với tình trạng dư thừa năng lượng đã khiến Kazakhstan trở thành điểm đến chính đối với các công ty và thợ đào muốn di chuyển khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề là hoạt động khai thác tiền điện tử yêu cầu sử dụng một lượng năng lượng rất lớn. Trong một năm bình thường, mức tiêu thụ năng lượng ở Kazakhstan tăng khoảng từ 1% đến 2%. Nhưng theo Thứ trưởng Năng lượng của Kazakhstan Murat Zhurebekov, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, đã có "mức tăng trưởng bất thường" khoảng 8%, tương đương 1.000 đến 1.200 megawatt (MW).
Tháng 10.2021, Công ty Điều hành Lưới điện Kazakhstan (Kazakhstan Electricity Grid Operating Company - KEGOC) đổ lỗi một phần cho sự cố mất điện tại ba nhà máy điện, bao gồm cả cơ sở lớn nhất nước Ekibastuz-1, là do nhu cầu gia tăng từ các công ty khai thác tiền điện tử. Tình trạng này có thể sẽ buộc chính phủ phải có những quyết định khó khăn về sản xuất năng lượng để giữ cho việc khai thác Bitcoin tiếp tục hoạt động.
Trong cuộc họp hôm 26.11, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã đề cập đến lựa chọn hạt nhân. "Nhìn về tương lai, chúng ta sẽ phải đưa ra một quyết định không phổ biến về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân".
Năng lượng hạt nhân có vẻ sẽ là sự lựa chọn phù hợp tự nhiên đối với một đất nước sản xuất 41% uranium hàng đầu thế giới vào năm 2020, theo dữ liệu của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới. Nhưng sức mạnh nguyên tử đặc biệt đang gây tranh cãi ở Kazakhstan, nơi vẫn còn mang những vết sẹo của cuộc thử nghiệm vũ khí thời Liên Xô. Theo báo cáo trên tạp chí Nature, Liên Xô đã tiến hành 110 cuộc thử nghiệm trên mặt đất tại một địa điểm của Kazakhstan từ năm 1949 đến năm 1963, trước khi chuyển các vụ nổ xuống lòng đất. Theo ước tính từ các cơ quan y tế địa phương, khoảng 1,5 triệu người đã tiếp xúc với bụi phóng xạ. Nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Kazakhstan đã đóng cửa vào năm 1999, và thảo luận về việc xây dựng một nhà máy hạt nhân mới liên tục bị cản trở.
Trung tâm dữ liệu của một công ty khai thác tiền điện tử ở Kazakhstan
Dù vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây đã đưa vấn đề hạt nhân trở thành tâm điểm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế mô tả Kazakhstan là "nhà sản xuất chính của tất cả các nhiên liệu hóa thạch", bao gồm than đá, khí đốt tự nhiên và "trữ lượng dầu thô đã được chứng minh là cao thứ 12 thế giới". Dữ liệu do Statista tổng hợp đưa Kazakhstan lên vị trí thứ 8 trong số các nước sản xuất than trên thế giới vào năm 2020. Nhưng Kazakhstan đã cam kết giảm lượng khí thải carbon và than, vốn chiếm 70% sản lượng điện trong nước.
Hiện tại, để bù đắp cho tình trạng thiếu hụt điện, Kazakhstan đã tăng cường lượng điện năng từ Nga, theo một thỏa thuận cho phép cả hai nước tham gia vào lưới điện quốc gia của nhau tùy theo nhu cầu biến động. Điện được cung cấp theo điều kiện phi thương mại, nhưng nhu cầu tăng đột biến gần đây đã khiến nước láng giềng phía bắc của Kazakhstan khó chịu. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để ấn định tỷ giá thương mại cho việc tăng nhập khẩu điện.
Trong khi đó, KEGOC đang phân bổ nguồn cung cấp năng lượng cho khoảng 50 công ty khai thác tiền điện tử hoạt động chính thức trong nước. Các công ty này có thỏa thuận với đơn vị vận hành lưới điện, nhưng vẫn có nhiều thợ mỏ chưa đăng ký, đang hoạt động trong "vùng xám" không bị hạn chế về việc sử dụng điện. Nhóm người này đã tăng lên trong những tháng gần đây khi việc di cư khai thác từ Trung Quốc diễn ra ngày càng nhanh.
Theo ông Alan Dorjiyev, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain và Công nghiệp Trung tâm dữ liệu Kazakhstan, việc củng cố lại số lượng "thợ đào vùng xám" là rất quan trọng đối với an ninh năng lượng lâu dài của đất nước. Từ năm 2022, Kazakhstan sẽ áp dụng mức thuế mới là 0,0023 USD cho mỗi kilowatt/giờ được sử dụng bởi các công ty đã đăng ký. Đối với các công ty khai thác trong tương lai, nhà chức trách đang cân nhắc luật mới để giới hạn bất kỳ hoạt động mới nào ở mức 1 MW điện cho mỗi cơ sở, với giới hạn quốc gia là 100 MW.
Bất chấp những thách thức, khai thác tiền điện tử được xem là một công cụ làm tiền cho nền kinh tế Kazakhstan. Ngành công nghiệp này được dự đoán sẽ mang lại 1,5 tỉ USD trong 5 năm tới, các kho bạc nước này sẽ được hưởng lợi từ 300 triệu USD thu nhập từ thuế. Kazakhstan hiện vẫn là điểm đến hấp dẫn dành cho các công ty khai thác tiền điện tử vì giá điện tương đối thấp, môi trường pháp lý thân thiện và tiềm năng năng lượng tái tạo chưa được khai thác, bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. BIT Mining, công ty hàng đầu trong ngành gần đây đã rời khỏi Trung Quốc, nêu ra những lợi ích đó khi lên kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu 40 MW tại Kazakhstan.
Có một trường hợp đáng chú ý là Enegix, nhà khai thác tiền điện tử điều hành một trung tâm dữ liệu 180 MW có trụ sở ở phía bắc Kazakhstan, đang tìm kiếm giải pháp riêng cho tình trạng thiếu hụt năng lượng. Enegix có kế hoạch khai thác nước sông để cung cấp năng lượng cho hoạt động khai thác, chấm dứt sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
Mặc dù thủy điện được coi là một phần của giải pháp, nhưng các khu vực khác ở Trung Á đang bị đe dọa bởi mực nước giảm. Sau một mùa hè dài và khô hạn, Kyrgyzstan hiện phải trải qua tình trạng thiếu điện, với năng lượng được phân bổ cho lợi ích thương mại. Hồ chứa của các nước láng giềng như Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan có thể không đủ nước để cung cấp cho nhu cầu phát điện và tưới tiêu trong năm tới.
Một quốc gia thiếu điện vì thợ đào Bitcoin Nhiều vùng của Kazakhstan bị thiếu điện vì việc gia tăng khai thác tiền số tại nước này. Matthew Heard, một kỹ sư phần mềm đến từ San Jose bày tỏ sự lo lắng về 33 máy đào Bitcoin của mình ở Kazakhstan. Trong tuần qua, quốc gia này liên tục cắt điện nhằm hạn chế nguồn cung năng lượng cho thợ khai...