Những người đại kỵ tuyệt đối không ăn mướp đắng vì cực độc
Mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đối với một số người, loại quả này lại không có tác dụng, đôi khi còn khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn…
Ảnh minh họa: Internet
Mướp đắng (còn gọi là khổ qua), thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,… Mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.
Ngoài ra, chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…
Tuy mướp đắng rất tốt, nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn. Đặc biệt, với những người sau cần rất thận trọng khi ăn mướp đắng:
Người có bệnh huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp
Công dụng của mướp đắng là giảm huyết áp, hạ đường trong máu. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine.
Chính vì thế, người bị bệnh huyết áp thấp hoặc từng có tiền sử huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều mướp đắng. Nếu trót ăn nhiều loại quả này, người bệnh có thể bị huyết áp thấp hơn, gây hạ đường huyết, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm.
Những người bị bệnh gan, thận cần tránh ăn mướp đắng vì những độc tính của mướp đắng kể trên tác động trực tiếp vào gan, thận người dùng. Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen.
Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.
Video đang HOT
Người bị bệnh gan, thận
Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở động vật. Động vật sau khi được cho uống tinh chất mướp đắng có enzym gan tăng cao. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Thêm nữa, hạt mướp đắng có chứa chất vicine – một loại độc tố gây ngộ độc tạo nên hội chứng cấp tính bao gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Ảnh minh họa: InternetNếu mướp đắng được trồng trên những vùng đất bị nhiễm kim loại thì có thể bị nhiễm kim loại nặng và gây độc cho cơ thể.
Những người bị bệnh gan, thận cần tránh ăn mướp đắng vì những độc tính của mướp đắng kể trên tác động trực tiếp vào gan, thận người dùng.
Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi dùng thuốc không tốt cho sức khỏe
Mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, khi đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường nếu thích ăn mướp đắng thì sắp xếp thời gian xen kẽ giữa thuốc và mướp đắng để bảo vệ sức khỏe.
Sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết
Theo các con số thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật.
Vì vậy, phương pháp tốt nhất là nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
Chính vì thế, người bị bệnh huyết áp thấp hoặc từng có tiền sử huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều mướp đắng. Nếu trót ăn nhiều loại quả này, người bệnh có thể bị huyết áp thấp hơn, gây hạ đường huyết, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD ăn mướp đắng gây đau đầu, sốt
Bệnh thiếu men là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.
Người bệnh thiếu men sau khi ăn mướp đắng sẽ xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn. Đặc biệt, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người có vấn đề về tiêu hóa
Không ai có thể phủ nhận giá trị của mướp đắng. Tuy nhiên, có một nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thực phẩm, đó là không nên lạm dụng. Dùng nhiều mướp đắng có thể khiến bạn bị tiêu chảy và bị các vấn đề về dạ dày.
Vì vậy, với người đang mắc bệnh tiêu hóa, mướp đắng không thể ăn nhiều, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Tác dụng tuyệt vời của rau quả có vị đắng
Nhiều người thường bỏ qua thực phẩm có vị đắng vì chúng tương đối khó ăn. Nhưng thực tế, những thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe.
Mướp đắng có tác dụng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên - Ảnh: Internet
Dưới đây là một vài lợi ích sức khỏe của các thực phẩm có vị đắng.
Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng
Mặc dù vị đắng ở thực phẩm thường khiến nhiều người cảm thấy khó chịu nhưng sự tương tác giữa các thành phần tạo ra vị đắng trong thực phẩm và các thụ thể cảm nhận vị đắng trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất axit trong dạ dày (axit dạ dày). Điều này giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Nicole Dube của Halifax cho biết, "thực phẩm có vị đắng giúp kích thích thụ thể vị giác trên lưỡi, sau đó kích thích sản xuất enzyme và dòng chảy của mật. Nó giúp thực phẩm được tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn". Dube cũng khuyến nghị bạn nên ăn các thực phẩm này nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa.
Tái tạo máu
Thực phẩm có vị đắng giúp cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột. Nhờ đó nó có thể ức chế các vi khuẩn có hại và giúp vi khuẩn có lợi sinh sôi nhiều hơn để cải thiện chức năng của đường ruột, đặc biệt là chức năng tạo máu của đường ruột và tủy xương.
Đó chính là lý do tại sao ăn các thực phẩm có vị đắng lại có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu ở một số người.
Làm sạch cơ thể
Các thực phẩm đắng có chứa hàm lượng chất xơ phong phú nên có thể giúp làm sạch các chất thải lọc qua đường tiêu hóa. Các loại thực phẩm này cũng chứa các hợp chất lưu huỳnh nên đồng thời cũng giúp giải độc tự nhiên trong gan, giữ cho cơ thể sạch sẽ, giảm các chất thải độc tích tụ trong cơ thể.
Ngoài ra, thực phẩm có vị đắng còn được đánh giá cao ở tác dụng giảm nhiệt cho cơ thể, nhờ đó nó có thể đem lại lợi ích chống viêm, thư giãn ruột và loại bỏ các chất độc bài tiết ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ, táo bón...
Kích thích sự trao đổi chất
Các thực phẩm có vị đắng cũng đã được chứng minh có thể ức chế sự hấp thụ chất béo - chuyển động glucose thành tế bào mỡ, giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể sau mỗi bữa ăn, ngăn chặn kháng insulin, lưu trữ chất béo và giảm sự thèm ăn một cách tự nhiên. Vì vậy, loại thực phẩm này còn có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Một số loại rau củ đắng tốt cho sức khỏe:
Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng hay khổ qua chứa phyto là thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ. Mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức chịu đựng. Loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên.
Cải xoăn Kale
Cải xoăn Kale chứa hàm lượng cao lutein, một chất chống oxy hóa có liên quan đến giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm. Để duy trì sức khỏe của mắt, chúng ta cần 12 mg lutein mỗi ngày. Bạn có thể tìm thấy lượng lutein này trong nửa bát cải xoăn. Nó cũng cung cấp 50% lượng vitamin A và tới 400% vitamin K cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Rau đắng
Nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất của cây rau đắng biển giúp nâng cao năng lực bộ nhớ, cải thiện hoạt động trí tuệ, giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, trị hội chứng ruột kích thích, tốt cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ...
Rau má
Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi
Vỏ cam quýt
Có vị đắng do nồng độ flavonoid cao. Chất chống oxy hóa trong vỏ cam quýt có tác dụng giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại ung thư.
Thu Thủy
Theo motthegioi
Bí quyết thải độc cơ thể bằng một số loại rau củ quả Ăn uống hợp lý có thể làm giảm chất thải, tăng cường trao đổi chất trong đường ruột, giảm các độc tố hấp thụ vào cơ thể, cải thiện chức năng giải độc. Dưới đây là một số thực phẩm có tác dụng thải độc cơ thể. Thời tiết, không khí, gió bụi, các vật thể kim loại nặng, rác môi trường hay...