Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
Tiề.n sử gia đình, thường xuyên hút thuố.c, lười vận động, béo phì có thể là những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp hơn.
Viêm khớp là tình trạng phổ biến xảy ra ở những người trên 50 tuổ.i. Ảnh minh họa: Verywellhealth.
Viêm khớp là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở những người trên 50 tuổ.i. Đây là căn bệnh gây tổn thương ở khớp (nơi hai xương gặp nhau). Một số khớp bị mòn tự nhiên khi con người già đi.
Một số loại viêm khớp xảy ra sau những chấn thương làm tổn thương khớp. Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây viêm khớp.
Triệu chứng điển hình
Theo Cleveland Clinic, các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp phổ biến nhất bao gồm:
Đau khớp
Cứng khớp hoặc giảm phạm vi chuyển động (bạn có thể di chuyển khớp bao xa)
Sưng (viêm)
Sự đổi màu da
Đau hoặc nhạy cảm khi chạm vào xung quanh khớp
Cảm giác nóng hoặc ấm gần khớp
Vị trí biểu hiện các triệu chứng này phụ thuộc vào loại viêm khớp mà bạn mắc phải và khớp nào bị ảnh hưởng. Một số loại viêm khớp gây ra các triệu chứng theo từng đợt đến và đi (tái phát). Một số khác khiến khớp luôn cảm thấy đau hoặc cứng hoặc sau khi hoạt động thể chất.
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp. Ảnh: Clevelandclinic.
Video đang HOT
Nguyên nhân chính gây viêm khớp
Nguyên nhân gây viêm khớp khác nhau tùy thuộc vào loại bạn mắc phải:
- Viêm xương khớp xảy ra tự nhiên khi già đi – việc sử dụng khớp suốt đời cuối cùng có thể làm mòn lớp đệm sụn của chúng.
- Mắc bệnh gout nếu có quá nhiều axit uric trong má.u (tăng axit uric má.u).
- Hệ thống miễn dịch có thể gây ra bệnh viêm khớp (bao gồm cả viêm khớp dạng thấp) khi nó vô tình làm tổn thương các khớp.
- Một số bệnh nhiễ.m trùn.g do virus (bao gồm cả Covid-19) có thể gây ra bệnh viêm khớp do virus.
- Đôi khi, viêm khớp xảy ra không có nguyên nhân hoặc lý do cụ thể. Các bác sĩ gọi đây là bệnh viêm khớp vô căn.
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp, nhưng một số yếu tố có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn, bao gồm:
- Sử dụng thuố.c l.á: Hút thuố.c và sử dụng các sản phẩm thuố.c l.á khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiề.n sử gia đình: Những người có thành viên gia đình ruột thịt bị viêm khớp có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.
- Mức độ hoạt động: Bạn có nhiều khả năng bị viêm khớp nếu không hoạt động thể chất thường xuyên.
- Các tình trạng sức khỏe khác: Mắc các bệnh tự miễn, béo phì hoặc bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến khớp của bạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Một số người có nguy cơ viêm khớp cao hơn, bao gồm:
Người trên 50 tuổ.i
Các vận động viên, đặc biệt là những người chơi các môn thể thao tiếp xúc
Những người có công việc đòi hỏi thể chất hoặc làm những công việc gây nhiều áp lực lên khớp (đứng, cúi người, chống tay và đầu gối trong thời gian dài…).
Bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh ăn gì?
Bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh ăn gì để tốt cho sức khỏe là vấn đề được khá nhiều người quan tâm.
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Tâm Anh chia sẻ nhóm thực phẩm không nên có mặt trong thực đơn của người bệnh viêm khớp dạng thấp:
Thịt đỏ và thịt đã chế biến
Nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê...) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói...) làm tăng các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Nguyên nhân, những loại thịt này thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine - các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp. Ngược lại, chế độ ăn ít hoặc không có thịt đỏ được chứng minh là cải thiện các triệu chứng viêm khớp rõ rệt.
Sản phẩm từ sữa
Chúng ta thường được khuyên uống (hoặc ăn) các sản phẩm từ sữa (như sữa tươi, sữa chua, phô mai...) để đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể.
Tuy nhiên sữa cũng góp phần làm tăng tình trạng viêm ở người bệnh viêm khớp dạng thấp. Đó là do chúng chứa chất béo bão hòa - tác nhân gây viêm.
Nếu bạn vẫn muốn duy trì sữa trong thực đơn của mình, hãy chọn các sản phẩm sữa ít béo thay vì chọn loại nguyên kem.
Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến không tốt cho người viên khớp dạng thấp. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm nhiều muối
Nạp quá nhiều muối không chỉ có hại cho huyết áp. Nếu bạn bị viên khớp dạng thấp và đang dùng thuố.c steroid điều trị, các triệu chứng sẽ có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên đặt mục tiêu nạp ít hơn 5g muối mỗi ngày.
Thực phẩm nhiều đường
Ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai bị viêm khớp dạng thấp.
Các nghiên cứu chứng minh nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng viên khớp dạng thấp, cũng như tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Cụ thể, trong một nghiên cứu ở 1.209 người trưởng thành độ tuổ.i 20 - 30, những người uống đồ uống có đường fructose 5 lần mỗi tuần nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp gấp 3 lần so với những ai uống ít hoặc không sử dụng đồ uống có đường fructose.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten là nhóm các protein có trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và triticale (lai giữa lúa mì và lúa mạch đen). Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn không có hoặc có ít gluten giúp làm giảm triệu chứng viêm do viêm khớp dạng thấp.
Muốn hạn chế dung nạp gluten, người bệnh cần cân nhắc trước khi ăn bánh mì, bánh quy, pizza, nước ngọt, chất làm ngọt.
Nội tạng động vật không tốt cho người viêm khớp. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm chế biến quá kỹ
Các món ăn được chế biến quá kỹ như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, chất bảo quản cùng các thành phần có khả năng gây viêm khác. Tất cả đều làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm khớp.
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn phổ biến của người phương Tây (giàu thực phẩm chế biến sẵn) là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viênm khớp dạng thấp do làm tăng tình trạng viêm và các yếu tố nguy cơ như thừa cân - béo phì.
Rượu
Vì rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, cho nên, bất kỳ ai bị bệnh viên khớp dạng thấp cũng nên hạn chế hoặc tránh uống rượu. Nghiệ.n rượu mạn tính còn có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị viêm xương khớp.
Ngoài ra, khi bạn đang uống thuố.c điều trị viêm khớp dạng thấp mà uống rượu, sẽ gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn, uống rượu khi đang dùng thuố.c chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen có thể gây chả.y má.u dạ dày, viêm loét dạ dày; uống rượu khi dùng acetaminophen, leflunomide (Arava) hoặc methotrexate gây hại cho gan.
Nội tạng động vật
Tim, gan, bao tử động vật chứa nhiều photpho, ăn nhiều sẽ khiến người bệnh cảm nhận rõ rệt các cơn đau khớp. Không chỉ vậy, họ còn bị tình trạng sưng to tại đầu gối và mắt cá chân, đi lại khó khăn vì đau nhức kéo dài.
Ăn hành tây mỗi ngày ngừa loãng xương, viêm khớp và nhiều lợi ích khác Hành tây là loại củ quen thuộc có nhiều tác dụng đã được chứng minh, cải thiện sức khỏe và giúp giảm đau cơ, viêm khớp. Hành tây không chỉ là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon mà còn có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tăng cường cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa...