Những người cần tránh xa tỏi
Tỏi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hại nếu không biết sử dụng đúng cách.
Ảnh minh họa
Theo Webmd, nhiều người nghĩ rằng tỏi là thực phẩm kháng khuẩn và virus, do đó có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm gan. Tuy nhiên, một số yếu tố trong loại gia vị này có thể gây ra kích thích dạ dày và đường ruột, ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân viêm gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, chúng còn chứa một số thành phần dễ bay hơi có thể làm giảm các tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu, gây ra thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh viêm gan.
Khi bị tiêu chảy, bạn không nên ăn tỏi sống. Bởi tình trạng viêm trong mô niêm mạc ruột có thể gây giãn mạch, tắc nghẽn hay sưng. Một số lượng lớn các protein, chất điện giải như kali, natri, canxi và clo sẽ xâm nhập vào khoang ruột, đẩy mạnh nhu động ruột, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Trong trường hợp này, hương vị cay của tỏi có thể kích thích đường ruột, gây xung huyết niêm mạc, khiến tình trạng phù nề trầm trọng hơn.
Theo y học phương Đông, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài có thể làm tổn thương mắt và gan. Do đó, những người bị bệnh về mắt không nên tiêu thụ quá nhiều loại gia vị này. Điều này sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ…
Video đang HOT
Thận trọng khi sử dụng tỏi
Tỏi có tác dụng làm giảm huyết áp ở những người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, những người bị huyết áp thấp không nên ăn quá nhiều.
Loại gia vị này có thể kéo dài thời gian chảy máu, không tốt cho người chuẩn bị phẫu thuật. Do đó, bạn không nên ăn tỏi ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn và bôi tỏi lên da khi đang sử dụng thuốc.
Theo Zing
Những điều "tối kỵ" khi ăn dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây bổ dưỡng được lòng rất nhiều người. Nhưng loại quả này sẽ trở thành đồ ăn gây hại đến sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
Chứa một hàm lượng nước và vitamin lớn, dưa hấu là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, ăn dưa hấu không đúng cách sẽ biến loại trái cây giàu dinh dưỡng này thành hiểm họa đối với sức khỏe của bạn.
Vì vậy, khi ăn dưa hấu bạn cần chú ý tới những đặc điểm dưới đây.
Ăn dưa hấu quá lạnh
Mùa hè này, có rất nhiều loại hoa quả được nhiều người yêu thích, trong đó có dưa hấu. Nhiều người còn có sở thích ăn dưa hấu để tủ lạnh vì sẽ khiến chúng ta có cảm giác rất mát miệng, giải nhiệt.
Không ăn dưa hấu quá lạnh. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo thông tin trên báo Trí thức trẻ, điều này lại không hề tốt cho dạ dày của bạn. Nếu tiêu thụ một lượng dưa hấu lạnh lớn sẽ khiến dạ dày của bạn bị lạnh, hạn chế chức năng tiết dịch vị, khiến khả năng tiêu hóa của bạn bị giảm xuống.
Thay vào đó, bạn nên để dưa hấu ở ngăn mát với nhiệt độ từ 8-10 độ C, khi để thì nên để nguyên quả để không bị mất mùi vị của dưa và hạn chế việc dưa bị nhiễm mùi của các đồ ăn thức uống khác vào. Ngoài ra, khi ăn dưa hấu lạnh bạn cũng không nên ăn quá nhiều, tránh tình trạng đau bụng hay khó tiêu.
Ăn quá nhiều
Các nhà khoa học cho biết, 94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa nếu bạn ăn quá nhiều.
Không ăn dưa hấu quá nhiều. Ảnh minh họa
Hơn nữa, dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, trướng bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy, căng bụng, chán ăn... Do đó các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên ăn dưa hấu quá nhiều.
Không nên ăn dưa hấu đã bổ ra quá lâu
Khi bổ dưa hấu ra nên ăn ngay để tránh bị mất chất và cảm giác mất ngon. Hơn nữa, dưa hấu bổ ra để bên ngoài quá lâu chưa ăn, vì không còn lớp vỏ bảo quản sẽ dễ bị nẫu và có thể bị nhiễm khuẩn, sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình..
Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn
Tờ Khám phá khuyên, bạn không nên ăn dưa hấu sau khi ăn, vì lượng nước lớn chứa trong dưa hấu sẽ khiến dịch vị của dạ dày bị loãng, không tốt cho tiêu hóa khi bạn ăn trước và sau giờ cơm.
Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó dưa ăn dưa hấu trước giờ ăn còn khiến bạn có cảm giác chán ăn, khiến bữa cơm không mấy ngon miệng.
Không ăn khi đang bị viêm, loét miệng
Trái dưa hấu vốn có công dụng lợi tiểu, nếu những người mắc bệnh viêm loét miệng ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó điều trị tận gốc.
Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị cảm, lạnh
Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù do bị cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không trái cây có tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu...
Theo Mạc Nhiên
Đời sống pháp luật
Những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe xấu Đau lưng đột ngột vào ban đêm, mảng sưng màu vàng trên da, khát nước quá mức,... là những dấu hiệu cảnh báo xấu với sức khỏe, theo bodyandsoul. Đau hàm kèm khó thở... có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim - Ảnh: Shutterstock Đau hàm: báo trước cơn đau tim Không phải mọi cơn đau tim đều được báo...