Những người bệnh nan y hoảng loạn trong đại dịch
Lance Hansen, 59 tuổi, đã chờ đợi được ghép gan nhiều tuần. Tuy nhiên, khi bệnh viện thông báo tìm được người hiến tặng phù hợp, ông ngập trong nỗi sợ hãi.
“Chỉ 5 phút sau khi cúp máy, anh ấy bắt đầu thở gấp, nói ‘Anh sẽ mắc Covid-19 và chết mất. Nếu vậy thì anh muốn có gia đình mình ở cạnh’. Tôi đã không thể tin vào tai mình”, vợ của ông, bà Carmen, kể lại.
Bà liên tục thuyết phục chồng nhập viện để phẫu thuật ghép gan trước khi quá muộn, tuy nhiên ông Hansen nhất quyết từ chối, lo ngại sẽ nhiễm nCoV.
Giữa đại dịch, nỗi lo lắng không chỉ bủa vây người mắc Covid-19, chúng còn len lỏi vào tâm trí những bệnh nhân nan y, cần điều trị khẩn cấp.
Ngay cả khi số ca nhiễm mới giảm đáng kể, người bị tim mạch, ung thư và đột quỵ vẫn phải trì hoãn các thủ tục quan trọng. Họ bỏ mặc bệnh tình bởi sợ phải đặt chân đến khu cấp cứu, thậm chí văn phòng của bác sĩ. Theo quy định liên bang, nhiều bệnh viện phải hủy bỏ các ca phẫu thuật không khẩn cấp khi dịch bệnh hoành hành. Đến nay, tình hình dần ổn định, các cơ sở y tế cho phép thực hiện lại những thủ thuật tự chọn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn phải dành hàng giờ thuyết phục các bệnh nhân đang sợ hãi đến điều trị.
Theo dữ liệu của công ty bảo hiểm Cigna Corporation, trong khoảng hai tháng trở lại đây, lượng người nhập viện vì hội chứng mạch vành cấp tính giảm 11%. Con số này ở bệnh nhân rung nhĩ là 35%. Tạp chí Y học New England cũng báo cáo gần 50% số ca đau tim ở Bắc California đã biến mất giữa đại dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vẫn tăng nhanh chóng.
Rob Russo, 45 tuổi, sống chung với bệnh ung thư hiếm gặp trong 21 năm qua. Ảnh: NY Times
Theo các chuyên gia tâm lý, sự lo lắng ảnh hưởng tới phần não chịu trách nhiệm suy nghĩ và lập kế hoạch cho tương lai. Cảm giác này phát sinh khi con người không có đủ thông tin để dự đoán điều sắp xảy đến. Họ tưởng tượng ra những viễn cảnh kinh khủng và trở nên hoảng hốt.
Video đang HOT
“Nhiều người thực sự đã nói: ‘Tôi đang bị đau tim. Nhưng tôi sẽ ở nhà. Tôi không muốn chết tại bệnh viện đâu’”, bác sĩ Marlene Millen, khoa hồi sức tích cực tại Đại học California, San Diego, kể. Ông cho biết mình đã nghe bệnh nhân nói điều này vài lần.
Suzanne George, bác sĩ chuyên khoa ung thư cũng gặp tình cảnh tương tự. Một bệnh nhân của bà từ chối đến viện làm hóa trị vì sợ nhiễm nCoV.
“Họ không muốn rời khỏi nhà để xét nghiệm máu, nhằm đảm bảo có thể làm hóa trị một cách an toàn”, bác sĩ George nói, đồng thời giải thích thử máu là công đoạn quan trọng giúp phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc.
Bà cũng cho rằng cơ sở y tế cần phối hợp với nhau, giúp bệnh nhân có cảm giác an toàn khi đến khám và điều trị.
Hiện hầu hết bệnh viện ngoại trú đã thay đổi cách làm việc, đảm bảo an toàn cho y bác sĩ và bệnh nhân. Người nhiễm nCoV được cách ly trong khu riêng biệt, phải đeo khẩu trang thường xuyên. Bệnh viện cũng tăng cường lịch khử trùng. Do đó, các chuyên gia cho biết nguy cơ mắc Covid-19 là rất thấp.
Tuy nhiên, điều này không khỏa lấp nỗi lo lắng của những người như ông Lance Hansen. Họ có rất nhiều lý do để hoảng sợ.
David Rivera, 54 tuổi, là bệnh nhân ung thư gan. Cuối tháng 3, ông từ chối làm phẫu thuật cấy ghép vì e ngại tình nguyện viên hiến gan cho mình nhiễm nCoV, dù người này đã thử nghiệm âm tính.
Theo Lisa VanWagner, bác sĩ tại Bệnh viện North Western, ông cần ghép gan trước khi bệnh ung thư tiến triển nghiêm trọng hơn. “Cánh cửa hy vọng đang hẹp lại. Cần phải hành động rất nhanh trước khi hết cơ hội”, bà nói.
Các bệnh nhân từ chối điều trị cũng sớm thấy nuối tiếc với quyết định của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Hansen chia sẻ: “Tôi chỉ sợ hãi thôi. Đáng ra tôi nên phẫu thuật, vậy mà tôi lại sợ hãi”.
Megan Jennings đã hiến một phần gan của mình cứu sống cháu gái 7 tuổi. Ảnh: NY Times
Đại dịch cũng khiến một số bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân mạn tính suy nghĩ lại cách điều trị của mình.
Trong 21 năm qua, Rob Russo sống chung với bệnh ung thư đường tiêu hóa hiếm gặp. Khối u đã di căn đến gan. Suốt thời gian đó, ông thường xuyên đi lại giữa nhà riêng tại quận Queens, thành phố New York đến Viện Ung thư Dana-Farber, thành phố Boston. Covid-19 quét qua, liệu trình của ông được chuyển đến Trung tâm Ung thư Sloan Kettering và Trung tâm Y tế NewYork-Presbyterian / Weill Cornell ở New York.
Cuối tháng 4, ông Russo cần đặt stent đường mật để điều trị tắc nghẽn ống mật. Tâm trí ông xoay vần với các câu hỏi: “Sẽ thế nào nếu mình bị nhiễm nCoV từ một người không có triệu chứng và cần phải nhập viện? Nhỡ mình không được gặp lại vợ con nữa thì sao?”.
Tuy nhiên, giống với các bệnh nhân khác, khi đã có mặt tại bệnh viện, ông cảm thấy an toàn hơn rất nhiều. Các biện pháp phòng ngừa và khử khuẩn phần nào xoa dịu tâm lý bệnh nhân 45 tuổi.
Bill Sieber, chuyên gia tâm lý, Đại học California, cho biết một trong những cách hiệu quả để chế ngự nỗi sợ là kiểm soát hơi thở. “Nhịp thở là dấu hiệu khiến não bộ bình tĩnh lại”, ông nói, đồng thời khuyến nghị người bệnh thở sâu mỗi khi cảm thấy hoảng loạn.
Phương pháp đơn giản này đã giúp Megan Jennings, 36 tuổi, đi đến quyết định hiến một phần gan của mình cứu sống cháu gái 7 tuổi. Để vượt qua nỗi sợ, cô tập luyện kỹ thuật thở sâu.
“Tôi đã có thể cảm nhận cơ thể mình và tỉnh táo trở lại, nhận thức rõ những điều xung quanh và ngừng nghĩ về viễn cảnh đáng sợ”, cô chia sẻ.
Ghép gan xuyên đêm tại TP.HCM từ mầm sống của người chết não ở Hà Nội
"Đêm nay, chúng tôi lại rời thành phố, mang theo một mầm sống đến phương Nam", chị Phượng Hoàng kể về hành trình chuyển lá gan từ người hiến chết não ở Hà Nội vào TP.HCM.
Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia vừa thực hiện điều phối 2 lá gan của một người cho chết não từ Hà Nội tới TP.HCM để ghép cho bệnh nhân xơ gan nặng. Ca ghép được thực hiện xuyên đêm và kết thúc lúc 7h sáng nay với kết quả ban đầu là lá gan đã hoạt động trở lại ngay trong cơ thể mới.
Ca ghép gan vừa kết thúc lúc 7h ngày 19/5. Ảnh: Phượng Hoàng.
Người hiến gan là một phụ nữ ở Hà Nội, tuổi không còn trẻ. "Hơn một tháng qua, chị và các y bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cùng vật lộn giành sự sống cho bệnh nhân. Nhưng rồi mọi thứ vẫn cứ diễn ra theo sự sắp đặt của số phận", chị Phượng Hoàng - cán bộ Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia - chia sẻ. Người phụ nữ này đã rơi vào trạng thái chết não và hiến tặng gan của mình.
Sau khi tra cứu danh sách chờ ghép, một người bệnh đang điều trị ở TP.HCM có các chỉ số miễn dịch và sinh hóa phù hợp với chỉ số của người hiến tạng. Ngay trong đêm, lá gan của người chết não đã được đưa vào TP.HCM.
Đây là chuyến vận chuyển tạng hiến thứ 2 từ Hà Nội đi TP.HCM trong vòng chưa đầy một tuần. Ngày 23/5, Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia và các bác sĩ cũng mang một trái tim từ Hà Nội đi TP.HCM. Người hiến tim là một phụ nữ.
Tính đến nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vẫn là đơn vị có nhiều bệnh nhân hiến tạng và chia sẻ nhiều tạng nhất cho các đơn vị y tế trong cả nước.
Các ca vận chuyển mô/tạng ngày càng được Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia tính toán sát giờ hơn, vận chuyển kịp thời, tạo điều kiện cho các ca ghép tạng được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.mĐến nay, chưa có lần điều phối tạng bằng đường hàng không bị chậm giờ so với "thời gian vàng" của việc bảo quản nội tạng được hiến tặng.
Chụp ảnh con nhưng quên không tắt flash, bà mẹ phát hiện điểm bất thường trong mắt con, không ngờ lại cứu mạng cô bé Shelby vội vàng bấm máy để bắt kịp khoảnh khắc ấn tượng mà quên mất không tắt đèn flash. Nhưng không ngờ điều này đã cứu mạng con gái bé nhỏ của cô. Chuyện bắt đầu khi cặp vợ chồng Shelby Simkins và Ryan Denham (đều 26 tuổi), sống ở Devon (Anh) cho con gái 5 tháng tuổi Dela-Rose ăn. Thức ăn dính...