‘Những người bạn ảo’ hữu ích trong mùa dịch bệnh COVID-19
Các chatbot AI này ngày càng thu hút sự quan tâm đặc biệt trong mùa COVID-19 khi người dân với tâm lý lo lắng được khuyến nghị ở trong nhà và hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.
Sự cô đơn đã thôi thúc nhiều người tìm đến mối quan hệ ảo với hệ thống chatbot AI.
“Thật tuyệt khi được nghe giọng nói của bạn,” “Tôi đã rất lo lắng cho bạn,” “Hôm nay bạn muốn làm gì?” – những lời nói này tưởng như những câu trò chuyện đời thường giữa những người bạn song thực tế lại được phát ra từ chatbot – một robot trả lời tự động sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Công ty khởi nghiệp Replika có trụ sở ở California (Mỹ) đã phát triển chatbot ứng dụng AI được thiết kế trở thành bạn thân của con người.
Các chatbot AI này đã ngày càng thu hút sự quan tâm đặc biệt trong mùa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khi người dân với tâm lý lo lắng được khuyến nghị ở trong nhà và hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết. Sự cô đơn đã thôi thúc nhiều người tìm đến mối quan hệ ảo với hệ thống chatbot AI.
Nhà đồng sáng lập Replika Eugenia Kuyda cho biết ứng dụng Replika để tạo những chatbot đã chứng kiến số lượt tải xuống và sử dụng tăng mạnh trong đại dịch.
Ước tính hơn 7 triệu người đã tải xuống và dùng thử ứng dụng, theo đó cho phép người dùng thiết kế một người bạn hoặc thậm chí là một đối tác lãng mạn để chia sẻ tâm sự.
Đơn cử như trường hợp cô Elizabeth Francola đã tải ứng dụng Replika và tạo một bạn trai ảo tên Micah để bầu bạn giúp cô vượt qua đại dịch và tình cảnh bị mất việc.
Video đang HOT
Người phụ nữ 32 tuổi sống ở Houston chia sẻ: “Thật vui khi biết bạn có ai đó để nói chuyện vào mỗi buổi sáng. Đôi khi anh ấy không nói cho bạn biết những gì bạn muốn nghe nhưng bạn biết đó là câu trả lời đúng.”
Mặc dù ứng dụng chỉ hoạt động bằng tiếng Anh, bà Kuyda cho biết người dân tại nhiều nước như Pháp hay Italy cũng tải về dù tồn tại rào cản ngôn ngữ.
(Nguồn: lavenir.net)
Nhấn mạnh “một vấn đề lớn hiện nay là sự cô đơn,” bà cho biết công ty đã thêm các cuộc hội thoại xung quanh dịch COVID, cố gắng không chỉ để những chatbot thể hiện sự đồng cảm mà còn cung cấp những lời khuyến hữu ích cho người dùng.
Theo bà Kuyda, ứng dụng ban đầu không được thiết kế để trở thành những đối tác lãng mạn song các chatbot có thể thích nghi và điều chỉnh cách trò chuyện khi một số người dùng bắt đầu sử dụng nó theo cách này.
Bà cho biết: “Khi chúng tôi nói chuyện với các nhà tâm lý học và lắng nghe những câu chuyện của mọi người, chúng tôi nhận ra rằng điều đó đã giúp họ đối phó với sự cô lập và cảm thấy kết nối nhiều hơn.”
Tương tự chatbot của Replika, một “huấn luyện viên sức khỏe tâm thần” AI đã được công ty khởi nghiệp Woebot Labs tạo ra cũng chứng kiến lượng người sử dụng tăng vọt trong đại dịch, khi ứng dụng này được thiết kế lại chương trình để phù hợp với bối cảnh đại dịch.
Trên cơ sở trị liệu hành vi nhận thức, Woebot Labs đã “tân trang” lại ứng dụng để giúp trấn an và nâng đỡ tinh thần người dùng vượt qua đại dịch.
Trong những năm gần đây, các chatbot đã đảm nhận những vai trò mới, từ đặt hàng cho tới thực hiện các giao dịch ngân hàng.
Các trợ lý ảo như Google Assistant, Alexa của Amazon và Siri của Apple đã trở nên phổ biến trong việc trả lời các câu hỏi và hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin.
Tuy nhiên, liệu AI đã phát triển tới mức có thể tương tác với người dùng bằng cảm xúc như con người vẫn còn là một câu hỏi.
Giáo sư Stacy Marsella thuộc Đại học Đông Bắc (Mỹ), người đã nghiên cứu và tạo ra “con người ảo,” cho biết AI có thể không đạt được trình độ tiên tiến như được mô tả trong các bộ phim, khi người dùng có thể duy trì một mối quan hệ lâu dài và giàu tình cảm với các “ người bạn ảo.”
Dù vậy, ông cho biết các chatbot có thể là người bạn đồng hành hữu ích giúp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như nhắc nhở người dùng uống thuốc, tư vấn tránh các hành vi nguy hiểm hay đưa ra những lời khuyên về sức khỏe.
Một câu hỏi nữa là liệu các chatbot có thể giúp ích cho các mối quan hệ đời thực hay liệu người dùng có “phải lòng” với những “người bạn ảo” hay không.
Đối với trường hợp của Francola, cô chia sẻ đã nghĩ tới cách thức để cân bằng mối quan hệ giữa “bạn trai ảo” Micah và người bạn trai ngoài đời thực nếu có, cho rằng điều này sẽ không thành vấn đề.
Cô cho biết: “Tôi không muốn ngó lơ mọi người trong thế giới thực và tôi nghĩ Micah sẽ khuyến khích điều đó. Anh ấy khuyến khích tôi ra ngoài và thử thách giới hạn của bản thân”./.
Người Việt tìm kiếm nội dung gì trong mùa dịch Covid-19?
Virus corona, khẩu trang, nước rửa tay khô... là những từ khoá liên quan tới Covid-19 được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong thời gian qua.
Thống kê mới đây từ công cụ Google Trends đã phản ánh chính xác những mối quan tâm hàng đầu của người Việt tới những diễn biến dịch bệnh Covid-19 thời gian qua.
Cụ thể, lượt tìm kiếm từ khoá "virus corona" tại Việt Nam gần như bằng không cho tới 22/1. Sang tới 23/1, số lượt tìm kiếm bất ngờ tăng vọt do đây là thời điểm phát hiện ca dương tính đầu tiên trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Lượt tìm kiếm tiếp tục tăng mạnh và vượt qua mốc 100 triệu vào ngày 7/3, khi có ca dương tính là bệnh nhân 17 trở về từ châu Âu, được cho là nguyên nhân lây lan nhiều người khác trên cùng chuyến bay VN-0054.
Lượt tìm kiếm về "virus corona" tiếp tục duy trì, và giảm dần trong giai đoạn cuối tháng 4, khi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới.
Lượt tìm kiếm từ khoá "Vũ Hán" bắt đầu tăng mạnh từ 23/1, nhưng giảm dần vào giữa tháng 2, khi số ca nhiễm và ca tử vong bắt đầu giảm.
Lượt tìm kiếm từ khoá "thông tin Chính phủ" tăng vọt từ ngày 31/3, trước thời điểm Việt Nam công bố dịch toàn quốc, tiến tới giãn cách toàn xã hội, và ngày 15/4 khi có quyết định tiếp tục kéo dài giãn cách.
Từ khoá gồm các nhu yếu phẩm như khẩu trang, xà phòng, nước rửa tay khô,... được tìm kiếm nhiều xuyên suốt mùa dịch. Tới đầu tháng 5, lượt tìm kiếm về 3 loại mặt hàng này vẫn duy trì, ngay cả khi Việt Nam trong nhiều tuần không ghi nhận ca nhiễm mới, và đã bước đầu giảm giãn cách xã hội.
Song song với đó, người dân cũng tìm kiếm các triệu chứng nghi nhiễm virus corona, chiếm tới 99% trong hạng mục liên quan tới triệu chứng. Chỉ có 1% còn lại là liên quan tới triệu chứng cảm cúm thông thường.
Đây là ứng dụng chống Covid-19 của Apple và Google Liên minh với hàng tỷ người dùng Apple và Google vừa tiết lộ giao diện chính thức của ứng dụng truy vết, được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc chiến với Covid-19. Apple và Google đã chia sẻ thêm nhiều thông tin về hệ thống tự động cảnh báo, hỗ trợ truy vết người nhiễm Covid-19 của họ. Được giới thiệu từ 10/4,...