Những ngôi nhà đẹp như trong phim của người Mông ở Lũng Cẩm
Hà Giang được biết đến với những làng bản thanh bình giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Và một trong những ngôi làng được nhiều du khách biết đến nhất đó là làng văn hóa Lũng Cẩm.
Làng văn hóa Lũng Cẩm thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Làng có 61 hộ dân sinh sống, chủ yếu người dân tộc Mông cùng một số ít người Hoa, người Lô Lô…
Từ trung tâm thành phố Hà Giang đến Lũng Cẩm khoảng 120 km. Làng Lũng Cẩm được ví như một ốc đảo bình yên, tươi đẹp.
Kiến trúc nhà cửa, thôn bản, hay truyền thống canh tác và phong tục tập quán của cộng đồng người Mông ở thôn Lũng Cẩm tiêu biểu cho văn hoá truyền thống của người Mông ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Những ngôi nhà có tuổi đời gần trăm năm. Ảnh: TL
Vào thời Pháp thuộc, người dân nơi đây chỉ canh tác một vụ duy nhất trong năm, cây trồng chủ yếu là cây thuốc phiện và cây ngô. Vào thời đó, Lũng Cẩm còn được biết đến với cái tên “thung lũng thuốc phiện” với nhà thu mua và kho chứa thuốc phiện của ông Mua Súa Páo. Ngày nay Lũng Cẩm không còn trồng thuốc phiện nữa mà thay vào đó là canh tác lúa, ngô, hoa tam giác mạch, các loại hoa, cây ăn trái, các loại rau…
Tuy nhiên, điều để lại ấn tượng nhất đối với mỗi du khách khi đặt chân đến đây là những ngôi nhà trình tường cổ, có những ngôi nhà được làm cách đây gần một thế kỷ. Những ngôi nhà tồn tại qua bao biến cố lịch sử cùng những nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa vẫn được bảo tồn, gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Đặc biệt, những mái nhà tại Lũng Cẩm được lợp bằng ngói âm dương. Nguyên liệu làm nên những ngôi nhà cổ kính này đều được lấy và sản xuất tại chỗ, từ đất để trình tường nhà, ngói, gỗ, kể cả hàng rào đá xung quanh nhà.
Theo năm tháng, những lớp rêu xanh bám đầy trên mái ngói của những ngôi nhà, những bức tường đá phủ rêu phong, bờ rào đá hao mòn nhưng lại tạo nên một vẻ đẹp mộc mạc, ấm áp.
Đặt chân tới Lũng Cẩm, quý khách không thể bỏ qua cơ hội tham quan ngôi nhà cổ nổi tiếng có kiến trúc truyền thống đặc trưng của dân tộc Mông. Ngôi nhà này được ông Mua Súa Páo xây dựng năm 1947, nay thuộc quyền sở hữu của ông Mua Sính Già – cháu nội của ông Mua Súa Páo.
Toàn bộ khu nhà này được thiết kế theo một tổ hợp kiến trúc khép kín theo bốn hướng, chính giữa là sân trời. Nhà có tường trình bằng đất, mái lợp máng âm dương, cửa gỗ thấp, cột, kèo, ván bưng và sàn đều làm bằng gỗ, móng nhà, hiên nhà, chân cột và sân đều làm bằng đá vôi xanh.
Video đang HOT
Phía dưới gian nhà chính là hầm khi xưa ông Mua Súa Páo dùng để chứa thuốc phiện, chuồng trại chăn nuôi được đặt đối diện với gian chính qua khoảng sân trời. Ngay gian cổng được đặt cối xay thóc bằng gỗ, đối diện là gian phụ gồm nhà kho và bếp. Bao quanh toàn bộ khuôn viên nhà là tường đá, tất cả đều trên 100 năm tuổi.
Ngôi nhà của ông Mua Súa Páo được chọn làm bối cảnh trong bộ phim nổi tiếng ‘Nhà của Pao’ – bộ phim đoạt giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh Việt Nam. Bây giờ, ngôi nhà truyền thống này thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé tham quan và chiêm ngưỡng, chụp ảnh kỷ niệm.
Những ngôi nhà truyền thống của người Mông ở Lũng Cẩm
Theo kinh nghiệm của nhiều du khách thì thời điểm lý tưởng để ghé làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm là mùa Xuân từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa Thu từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa Thu là mùa hoa tam giác mạch nở rộ khoe sắc hồng rực rỡ cả một thung lũng. Còn mùa xuân là mùa hoa mơ, hoa mận điểm xuyết thêm nét đẹp dịu dàng của hoa cải vàng.
Trải nghiệm tuyệt vời tại Lũng Cẩm khiến khó ai có thể quên màu ngói xám, những bức tường đá cũng màu xám hòa lẫn trong màu xám của núi đá. Sắc màu thổ cẩm với những bộ váy áo sặc sỡ của những người phụ nữ Mông, Lô Lô, Hán… hoà cùng những bông hoa của núi rừng tạo nên bức tranh Lũng Cẩm tuyệt đẹp, làm mê đắm lòng người…
Nữ sinh mồ côi người Mông 'ẵm' điểm 10 môn Lịch sử
Là thí sinh chỉ đứng thứ 3 khối C tỉnh Lào Cai với số điểm 28 (Văn 9, Địa 9, Sử 10) nhưng cô nữ sinh dân tộc Mông, Giàng Thị Chư lớp chuyên Văn (Trường THPT chuyên Lào Cai) đã để lại trong lòng thầy cô, bạn bè sự cảm phục về nghị lực, ý chí vượt khó để học tập.
Nữ sinh Giàng Thị Chư mơ ước trở thành giáo viên Văn.
5 tuổi mồ côi, 6 tuổi sống xa gia đình
Giàng Thị Chư sinh ra và lớn lên tại xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai). Chư lên 5 tuổi, bố mẹ vì bệnh tật lần lượt qua đời (trong 1 năm) để lại gia đình 9 người con, em là thứ 7. Một số anh chị lớn đã có gia đình nhưng hoàn cảnh khó khăn chẳng thể cưu mang hết những đứa em thơ. Gia đình 2 bên nội ngoại cùng xúm vào hỗ trợ chị em Chư nhưng cuộc sống đầy vất vả thiếu thốn, nguy cơ không được tới trường, hoặc phải bỏ dở rất lớn.
Trước hoàn cảnh đáng thương ấy, Giàng Thị Chư đã được nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai. 6 tuổi em rời bản bắt đầu cuộc sống xa gia đình, người thân. "Anh họ chở em xuống trung tâm và nói rằng đi chơi 1 tuần rồi về. Nhưng hết 1 thời gian chẳng thấy anh đón. Em được các cô chú ở trung tâm giải thích, vận động và chấp nhận ở lại. Thời gian đầu đối với em luôn cảm nhận cô đơn, nhớ nhà và khóc rất nhiều. Nhưng rồi, sống cùng với nhiều chị, bạn có hoàn cảnh, số phận éo le như mình, em dần quen và bắt nhịp...", Giàng Thị Chư nhớ lại.
Cô Lò Thị Liên, Trưởng phòng quản lý giám sát nuôi dưỡng trẻ tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai, người đã theo sát Chư từ khi em còn nhỏ trao đổi: Ngày lên nhà Chư làm thủ tục nhận về trung tâm thì em nhỏ xíu, nhút nhát, tự ti và không muốn xa nhà. Vì vậy, chúng tôi đã phải tác động viên rất nhiều, giải thích cho em hiểu cuộc sống đầy đủ hơn và đặc biệt sẽ được đi học... thì em mới xuôi dần nhưng vẫn rất e dè.
Ở môi trường mới thời gian đầu, Chư chưa mở lòng, chẳng chia sẻ với bạn bè cũng như các nhân viên, cán bộ ở trung tâm. 2-3 tháng sau, em dần quen và hòa đồng với cuộc sống mới. Giàng Thị Chư ngoan ngoãn, nghe lời và chăm chỉ tự giác trong học tập, chẳng mấy khi phải nhắc nhở. Được các nhân viên, cán bộ quan tâm, yêu thương đùm bọc như con cái trong gia đình, Chư cảm nhận được tình cảm ấy và chuyển sang gọi là "bố mẹ".
Giàng Thị Chư (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) cùng NGƯT Nguyễn Thị Hạnh và bạn học Trường THPT Chuyên Lào Cai.
Vào học lớp 1, Chư học trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc; THCS học 2 trường Lê Hồng Phong (lớp 6, lớp 7) và THCS Bình Minh (lớp 8, lớp 9). Ngày em học ở trường, buổi tối trung tâm cử nhân viên có chuyên môn Sư phạm kèm cặp học tập nên việc học luôn nề nếp và đạt kết quả tốt. 12 năm liền Chư đều đạt học sinh giỏi. Khi cần đưa ra những quyết định trong học tập, cuộc sống Chư tham khảo và nhờ "bố mẹ" nuôi tư vấn, song em sẽ là người quyết định cuối cùng.
"Được đi học và học tập trong những môi trường tốt, em luôn biết ơn các "bố mẹ" nuôi ở trung tâm. Ở đây như ngôi nhà thứ 2 của em, em đã có biết bao tình cảm gắn bó, sẻ chia của nhiều số phận không may mắn như mình. Sau này dù làm gì, đi đâu em cũng coi đây là nhà và không quên...", Giàng Thị Chư chia sẻ.
Học chuyên Văn "ẵm" điểm 10 Lịch sử
Từ THCS, Giàng Thị Chư đã thể hiện là học sinh có năng khiếu với môn Văn. Với em những tiết Văn học luôn hấp dẫn, về nhà em cũng tập trung tìm và đọc thêm nhiều sách, tài liệu môn Văn học. Cần mua sách tham khảo môn Văn, em đều mạnh dạn đề xuất cùng "bố mẹ" nuôi để có thêm nguồn tư liệu học tập.
Năm học lớp 8, Chư thử sức với kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Văn và đạt giải khuyến khích. Cũng trong năm này em được giải Nhì về cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp Thành phố. Lên lớp 9, Giàng Thị Chư tiếp tục thi học sinh giỏi văn cấp Tỉnh và xuất sắc đạt giải Nhì; Em cũng đồng thời đạt giải Nhì tại cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh.
Với sự yêu thích và nền tảng văn học vững vàng, Giàng Thị Chư đã quyết định thi và đỗ vào Trường THPT chuyên Lào Cai, lớp chuyên Văn, em cũng được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi văn của trường. Đáng nói, hành trình ôn tập để thi và đỗ vào trường chuyên của Chư hoàn toàn do tự học, tự ôn và không qua học thêm.
Giàng Thị Chư đang vươn tới ước mơ trở thành cô giáo dạy Văn.
Năm lớp 11 Giàng Thị Chư chinh phục kỳ thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh và đạt giải Nhì; Lớp 12, Chư lại khẳng định khả năng của mình với giải Nhất học sinh giỏi văn cấp Tỉnh.
"Đỗ và được học Trường THPT chuyên Lào Cai là quyết định đúng đắn của em. Em có môi trường học tập lý tưởng, được học ở cô Nguyễn Thị Hạnh (giáo viên lãnh đội tuyển học sinh giỏi Văn) tình yêu với môn Văn, sự mạch lạc, logic, cảm xúc trong từng câu chữ, bài viết... Cô đã dành cho em nhiều tình cảm, sự quan tâm, đặt "nền móng" quan trọng giúp em thành công với môn Văn học...".
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, Giàng Thị Chư đứng thứ 3 tỉnh Lào Cai ở khối C với 9 điểm Văn, 9 điểm Địa,10 điểm Lịch sử. Là học sinh chuyên Văn nhưng em đã đạt điểm tối đa môn Lịch sử. Giàng Thị Chư cho biết em tập trung ôn tập môn Lịch sử 3 tháng trước khi thi.
Để đạt kết quả tốt, cách học của em là dành thời gian quan sát cách học của các bạn, thậm chí học kiến thức Lịch sử từ những câu trả lời của bạn trên lớp. Bên cạnh học hiểu thì việc học thuộc những kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử cũng được em đặt quyết tâm và thực hiện. Bên cạnh đó em kết hợp làm bài tập ngay sau mỗi bài học...
Với thành tích học tập và kết quả tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Giàng Thị Chư đã đỗ nhiều nguyện vọng ở các trường Đại học tuy nhiên em chọn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoa Ngữ văn để học và thực hiện mong ước trở thành cô giáo, được cống hiến tri thức cho các thế hệ học trò...
Hy vọng, với chặng đường dài phía trước em sẽ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu vượt mọi khó khăn, đạt thành tích cao hơn trong học tập. Tiếp tục lan tỏa tinh thần ham học, tự học đến với thế hệ học sinh trường THPT chuyên Lào Cai và những học sinh dân tộc có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn có khát vọng vươn lên từ tri thức.
Chia sẻ về cô học trò lớp chuyên Văn, NGƯT Nguyễn Thị Hạnh (Trường THPT chuyên Lào Cai) bày tỏ sự hài lòng và khâm phục: " Em ngoan ngoãn lễ phép và vô cùng chăm chỉ trong học tập. Đặc biệt ở em luôn toát lên nghị lực, khát vọng sống. Hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực vươn lên, làm chủ hoàn cảnh và không để mình bị tác động, chi phối. Khi được trao cơ hội thể hiện năng lực học tập em đã cố gắng, bứt phá với kết quả tốt nhất...".
Nữ hoạ sĩ già sống trong ngôi nhà đẹp như cổ tích, tự tay chăm sóc vườn tược, nuôi dê lấy sữa Mặc kệ những lời đàm tiếu xung quanh, nữ hoạ sĩ vẫn hạnh phúc với cuộc sống tự cung tự cấp, quanh quẩn trang trại, vườn tược của mình. Sinh năm 1915, bà Tasha Tudor vốn là một nhà văn và họa sĩ vẽ tranh minh họa nổi tiếng người Mỹ. Năm Tasha lên 9 tuổi, bố mẹ li hôn, bà rời thành...