Những ngôi nhà container đẹp nhất thế giới
Bình chọn bởi tạp chí kiến trúc Architectural Digest, 9 công trình là chứng minh cho cấu trúc đơn giản vẫn có thể tạo ra kết quả ấn tượng.
The Pacific Bin
Xây dựng từ 5 container vận chuyển, Pacific Bin nằm trong khu rừng trên dãy núi Cascade (Mỹ). Ngôi nhà thiết kế bởi hai mẹ con Tammi Loerop và Devon Loerop. Mục tiêu của họ là tạo ra nơi thoát khỏi cuộc sống bận rộn, kết nối với bạn bè và gia đình trong khung cảnh yên bình cho khách thuê. Để thiên nhiên đến gần hơn, các cửa sổ cao và rộng được lắp trong mỗi phòng. Ảnh: Devon Loerop
Container Studio
Căn studio trong rừng ở Long Island (Mỹ) này có không gian ngập nắng, và rộng 84 m2. Công trình hướng đến những người nghệ sĩ đến nghỉ dưỡng và tìm kiếm một không gian sáng tạo nhỏ gọn.
Đơn vị thiết kế MB Architecture sử dụng 2 container giá 2.500 USD mỗi chiếc đặt trên căn hầm cao 2,7m. Kết quả, họ có một studio thoáng mát với chi phí rẻ hơn đáng kể so với nhà truyền thống. Ảnh: MB Architecture
Starburst House
Nằm trên khu đất rộng 4 ha ở Công viên Quốc gia Joshua Tree (Mỹ), Starburst House được làm từ 21 container. Ngôi nhà rộng 185 m2, gồm 3 phòng ngủ, nhà bếp rộng rãi và phòng khách.
Thiết kế bởi Whitaker Studio, công trình có một số container được hướng lên cao để mở rộng tầm nhìn, điều chỉnh cường độ ánh sáng vào nhà, cũng như mang lại sự riêng tư cho người ở. Để tăng thân thiện môi trường, nhà xe được lợp tấm pin mặt trời. Ảnh: James Whitaker
Casa Oruga (Caterpillar House)
Tọa lạc tại dãy núi Andes, ngoại ô Santiago (Chile), Casa Oruga mang phong cách hiện đại. Xây dựng bởi kiến trúc sư Sebastián Irarrázaval, ngôi nhà rộng gần 350 m2, hòa quyện vào cảnh quan thiên nhiên gồ ghề xung quanh. Công trình làm bằng 12 container, có nội thất phong cách công nghiệp, tràn ngập ánh sáng và tầm nhìn bao quát ra các sườn núi. Ngoài ra, một container mui trần dùng làm bể bơi. Ảnh: Sergio Pirrone
Video đang HOT
Mns Tham Container Home
Tại bờ hồ bên ngoài Stockholm (Thụy Điển), kiến trúc sư Mns Tham xây dựng một ngôi nhà sang trọng, công nghiệp, không dùng điện lưới bằng cách ghép 8 container. Ông loại bỏ vách giữa các container để tối đa hóa không gian. Với tầng trên lớn hơn tầng trệt, cấu trúc nhà tương ứng với hẻm núi tự nhiên hình chữ V nơi nó tọa lạc. Ảnh: Staffan Andersson
C-Home Hudson
Tọa lạc tại Claverack (New York, Mỹ), C-Home Hudson là nhà mô-đun chất lượng cao, làm từ 6 container 40 feet. Rộng gần 180 m2, nhà có phòng khách, phòng ăn và bếp ở tầng trệt, và 2 phòng ngủ tầng trên với cầu thang riêng.
Virginie Stolz, Đồng sáng lập kiêm CEO c-Home USA, thiết kế công trình và giải thích rằng các mô-đun C-Home đảm bảo độ chắc, bền, tính thẩm mỹ. Khi chúng được làm sẵn và chuyển đến, ngôi nhà mới hoàn thiện trong thời gian chỉ bằng một nửa so với các phương pháp xây dựng thông thường. Ảnh: Aundre Larrow
The Hilda L. Solis Care First Village
Tại trung tâm Los Angeles, công ty kiến trúc NAC Architecture và Bernards xây dựng khu dân cư phức hợp thân thiện với môi trường để cung cấp nơi ở cho người vô gia cư. Toàn bộ dự án hoàn thành trong 6 tháng.
Khu dân cư có 132 nhà container cố định và 100 căn tạm thời với phòng tắm riêng. Cùng với đó, một nhà chung đóng vai trò bếp ăn, nơi giặt là và hành chính. Ngoài ra, dự án có sân cảnh quan, công viên dành cho chó và điểm đậu xe cho nhân viên và cư dân. Ảnh: Paul Vu
The Scenic Orchard
Ở dãy núi Adirondack, hai anh em Emily và Gabriel Broomfield đã biến một container thành một ngôi nhà nhỏ gần 30 m2. Với cửa sổ kính từ trần đến sàn, khách của Scenic Orchard có cảm giác được kết nối với cây cối xung quanh và những ngọn đồi thoai thoải. Ảnh: Chris Daniele
Squirrel Park
Được xây dựng bởi Smith Design Company tại Oklahoma (Mỹ), Squirrel Park bao gồm 4 ngôi nhà được làm từ các container. Mỗi căn rộng 130 m2, nội thất tối giản, sàn gỗ sáng màu và tường ốp gỗ, tạo nên sự tương phản vui tươi với vẻ ngoại thất công nghiệp. Ảnh: Eric Schmid
Không gian mở trong thiết kế
Trước đây, những ngôi nhà được xây dựng theo kiểu mỗi phòng sẽ phục vụ cho một nhu cầu riêng biệt.
Phòng ngủ chính tách biệt, phòng khách dùng để tiếp khách hay để giải trí cũng vậy. Tuy nhiên, diện tích phòng sử dùng ngày càng ít đi, các chủ nhà dần dần tìm biện pháp để thay thế cách xử trí này. Vì vậy, ý tưởng về không gian mở ra đời.
Thuật ngữ "không gian mở" thực sự có ý nghĩa là rỡ bỏ mọi ranh giới trong ngôi nhà. Cấu trúc này sẽ hoàn toàn không sử dụng đến những bức tường hay vách ngăn, khiến không gian thoáng, "mở" hơn, và trở thành giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà nhỏ.
Một không gian mở sẽ giúp cho chúng ta có cảm giác thông thoáng và khiến việc đi lại trong nhà trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, kiến trúc không gian mở hiện đại không chỉ cho ta thấy ích lợi về mặt kinh tế, mà còn cả về giá trị xã hội cũng như sự thoải mái nữa.
Lịch sử không gian mở
Một xu hướng khá gần đây trong thiết kế những ngôi nhà ở ngoại ô là sơ đồ không gian mở.
Trước Thế chiến 2, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng sơ đồ mặt bằng đơn giản, trong đó hành lang chính sẽ mở lối vào các phòng nhánh phục vụ các mục đích khác nhau. Vị trí của nhà bếp thường ở phía sau của nhà, vì vậy nó không được sự dụng cho mục đích giao tiếp xã hội. Một chiếc cửa phụ sẽ được lắp đặt bên ngoài nhà bếp để giao thức ăn hoặc làm lối vào cho công nhân.
Trong những năm hậu chiến, không gian sàn mở mới bắt đầu thực sự có tác dụng. Một không gian mở sẽ cung cấp tính linh hoạt trong phong cách, và nhà bếp thường là nơi được áp dụng đầu tiên. Một trong những lợi ích trước mắt của việc này là bạn có thể để mắt đến trẻ nhỏ trong khi đang chuẩn bị hay dọn dẹp bữa ăn. Trong những năm 1990, không gian mở gần như trở thành tiêu chuẩn của những ngôi nhà mới.
Mặc dù biết rõ là mọi thứ sẽ trở nên thuận tiên hợn nhiều khi thiết kế một không gian như thế, nhưng họ cũng phải đảm bảo việc sắp xếp mọi thứ trong nhà thật ngăn nắp, nếu không không gian sẽ nhanh chóng trở nên lộn xộn.
Không gian sống mở khích lệ việc gắn kết xã hội cũng như việc làm các hoạt động có tính độc lập cùng lúc: các thành viên trong gia đình có thể làm việc riêng của mình nhưng vẫn gắn kết với nhau. Và nhà bếp, phòng ăn và phòng khách sẽ được hợp nhất thành một khu vực tổ chức tiệc tùng.
Những nơi trong nhà có thể áp dụng không gian mở
Một ngôi nhà theo khái niệm mở không có nghĩa là tất cả các phòng đều thông nhau. Nó cũng không có nghĩa là giữa các phòng ngủ không có bức tường nào ngăn cách hết. Không gian sống mở chỉ dành riêng cho các khu vực sinh hoạt chung.
Những nơi không áp dụng không gian mở là Phòng tắm, phòng trang điểm, phòng ngủ. Không gian sinh hoạt mở thường bao gồm một biến thể của nhà bếp, khu vực ăn uống và phòng khách.
Nhà bếp và phòng ăn: Một không gian chung cũng có chung khu vực tiếp khách và ăn uống. Đảo bếp hoặc bán đảo thường đóng vai trò như một ranh giới phân chia ở cả hai nơi. Phòng ăn và phòng khách: Trong hình dạng của một loạt cầu thang ngắn, hai màu sơn tương phản, cầu thang hướng đến khu vực lan can, đường phân cách có thể nhìn thấy được. Nhà bếp / phòng ăn / phòng khách: Trong một căn phòng rộng, có lẽ với một căn phòng lớn, cả ba khu vực này đều có thể liên kết với nhau.
Vì không có những bức tường ngăn cách nên việc phân chia không gian mở gặp đôi chút khó khăn. Do đó, có một giải pháp khá hay ho đó chính là đặt đồ vật phân chia khu vực theo đúng đặc tính của không gian đó. Để đánh dấu nơi phòng bắt đầu, hãy đặt một chiếc ghế sofa và hay một chiếc bàn console ngay bên ngoài khu vực bếp. Và giờ bạn có thể đánh dấu khoảng không gian này bằng cách đặt một tấm thảm.
Hãy tìm kiếm tiêu điểm trung tâm hoặc xây dựng tiêu điểm trong khi sắp đặt đồ nội thất, sau đó sắp xếp các đồ nội thất xung quanh nó. Ví dụ: nếu trong phòng khách nhà bạn có một bức tường thư viện thật đáng yêu, hãy biến nó thành tâm điểm bằng cách đặt những món đồ lớn hơn xung quanh nó. Ánh sáng cũng hỗ trợ việc xác định các khu vực hoạt động độc đáo của căn phòng. Ví dụ, đặt một chiếc bàn ăn trong phòng và hỗ trợ nó bằng một chiếc đèn bàn hoặc đèn chùm.
Ưu và nhược điểm của không gian mở
Ưu điểm
Không gian mở sở hữu những ưu điểm đa chiều.Đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất: Nó khiến một căn hộ trông có diện tích nhỏ trông lớn hơn đáng kể.Việc loại bỏ các bức tường đồng nghĩa với việc ngôi nhà sẽ tràn ngập bởi ánh nắng mặt trời, làm cho nơi ở trông thoáng mát và rộng rãi hơn.Một căn hộ nhỏ với nhà bếp thậm bé xíu nằm tách biệt với phòng khách sẽ mang lại cảm giác đông đúc, chật chội, trái ngược với một nhà bếp mở nhìn ra phòng khách không có vách ngăn.Bên cạnh đó, sẽ rất tiện lợi khi bạn có thể vừa nói chuyện phiếm vừa đánh vài món ngon trong bếp hay chiêu đãi khách khứa.Tuy nhiên, khi quyết định xây đảo bếp hay đặt một chiếc bàn, đừng quên việc ngăn cách hai phòng. Nó cũng sẽ khuyến khích bạn theo dõi con cái khi bạn đang làm việc trong bếp.
Nhược điểm
Cái gì cũng có tính hai mặt của nó, và không gian mở cũng có những nhược điểm nhất định.Vì sơ đồ sàn mở không tính đến việc sử dụng các vách ngăn nên việc điều hòa khí hậu bên trong ngôi nhà có thể trở thành mối quan tâm đáng kể.Ngoài ra, kết cấu không tường này ảnh hưởng đến tính riêng tư, điều này cũng khiến việc quản lý âm thanh trở thành một vấn đề. Ví dụ, bạn khó có thể nói chuyện trên điện thoại di động trong khi con bạn đang chơi trong phòng khách.Thông thường, những cấu trúc không có tường ngăn này sẽ dựa vào kim loại hoặc ván nhiều lớp để bảo vệ. Để lắp đặt chúng thì không hề rẻ.Không gian mở là nơi hoàn hảo cho các sự kiện nhóm, nhưng chúng khiến việc tìm kiếm những nơi yên tĩnh để đọc sách hoặc làm việc riêng thành một vấn đề khó nhằn. Nói tóm lại, chúng không thể mang lại sự riêng tư tuyệt đối trong nhà.
Nhà ống mang không gian thoáng khí, tươi xanh sau cuộc 'đại phẫu' Ngôi nhà ống hoàn toàn thay đổi sau quá trình cải tạo. Nhóm thiết kế đã căn cứ vào cấu trúc nhà để tối ưu không gian sử dụng, nâng cấp công năng tiện nghi hơn. Kiến trúc sư Phạm Ngọc Nam và cộng sự được biết đến với nhiều công trình cải tạo nhà cũ đầy ngoạn mục. Bất kể công trình...