Những ngân hàng nào sẽ tăng trưởng mạnh lợi nhuận năm 2020?
Lợi nhuận là thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Vậy trong số các tổ chức tín dụng (TCTD) niêm yết trên sàn thì lợi nhuận sau thuế ngân hàng nào đang giữ vị trí số 1 năm 2020?
Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng năm 2019, đơn vị tính: Tỷ đồng.
Dẫn đầu là “Big 4″
Nếu như các năm trước, top ngân hàng thay phiên nhau dẫn đầu lợi nhuận sau thuế thường rơi vào 3 “ông lớn” là Vietcombank, VietinBank, BIDV, thì đến năm 2019 đã có sự thay đổi rõ rệt với sự “lột xác” của các ngân hàng thương mại như Techcombank, VPBank, SHB…
Lợi nhuận có thể chưa phản ánh toàn diện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, nhưng vẫn được xem là một tiêu chí quan trọng trong các bảng xếp hạng, mà các nhà đầu tư lưu ý khi chọn lựa cổ phiếu.
Năm 2019, Vietcombank chính thức khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với quy mô lợi nhuận lớn nhất và chất lượng hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên có lợi nhuận vượt mốc 20 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu thực chất thấp nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn,” ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết.
Hiện thị phần huy động và cho vay của Vietcombank đứng thứ ba, sau BIDV và VietinBank trong nhóm các ngân hàng niêm yết….
Ngân hàng thứ hai cán mốc lợi nhuận sau thuế cao phải nói tới là Tehcombank. Từ năm 2017, lợi nhuận của BIDV, VietinBank đã gần như bị Techcombank bắt kịp. Trước khi vượt qua 2 “đại gia” này, Techcombank đã tạo nên “hiện tượng” khi liên tiếp tăng trưởng theo cấp số nhân, bỏ qua nhiều ngân hàng tư nhân lớn như MB, Sacombank…
Video đang HOT
Trong năm 2019, Techcombank tập trung vào mảng dịch vụ cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Techcombank đã phát triển các dịch vụ online, mobile cho khách hàng doanh nghiệp SME. Một trong những thành công lớn của ngân hàng là số tiền không kỳ hạn trong tăng rất cao, bằng 29% trên tổng huy động.
Đứng thứ ba là Vietinbank và thứ tư là BIDV. Có thể nói năm 2019, BIDV đã có bước tăng trưởng ngoạn mục khi bán 15% cổ phần cho đối tác KEB Hana Bank (Hàn Quốc) với giá hơn 20.295 tỷ đồng, tức khoảng 882 triệu USD. Đây là thương vụ M&A có giá trị cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.
Trong khi đó, VPBank cũng là một “hiện tượng” trong năm 2019 với con số lợi nhuận được công bố đạt gần 10 ngàn tỷ đồng và bỏ xa Agribank, MB để tiến sát đến VietinBank, Vietcombank, BIDV, nằm trong tốp các ngân hàng tăng trưởng nhất trong năm 2019.
“Ẩn số” năm 2020
Ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, trong năm 2020, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 12%, tín dụng tăng 14%, cụ thể phụ thuộc vào chỉ tiêu tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, duy trì nợ xấu dưới 0,8%.
Ông Lê Đức Thọ-Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, ngân hàng đã chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng vốn tự có, tuy nhiên các biện pháp thực hiện đã được khai thác tới hạn, tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VietinBank đã ở mức tối thiểu (64,46%), tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài đã đạt tới 30%. Do đó để năng cao năng lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ đảm bảo an toàn, VietinBank rất cần được Chính phủ phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ để phát triển hoạt động kinh doanh, phục vụ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô…
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng, với tính hình dịch SARS-CoV-2 lan trên diện rộng hiện nay, để cán mốc lợi nhuận sau thuế năm 2020 cao hay không phụ thuộc vào room tín dụng. Thách thức chung của các ngân hàng năm 2020 sẽ đến từ “room tín dụng eo hẹp”. Với những ngân hàng có các thị trường riêng, dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt, thì luôn mong muốn được nới room tín dụng ngay từ giữa năm (kế hoạch tín dụng thường cao hơn room được giao ban đầu) và sẽ chủ động hướng đến các mảng dành cho đối tượng doanh nghiệp SME và nhóm bán lẻ.
Hiện tại, có 18 ngân hàng trong nước đã được công nhận chuẩn Basel II trước hạn. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được cải thiện, đạt mức 12%. Nhiều ngân hàng đã và đang duy trì chính sách trích lập dự phòng ở mức cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro trong trường hợp thị trường biến động, nhất là trong bối cảnh dịch SARS-CoV-2 đang hoành hành. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của nhóm ngân hàng đã đáp ứng chuẩn Basel II, nhất là những ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II, sẽ tăng mạnh hơn nhóm chưa đáp ứng tiêu chuẩn này…
Dương Thuỳ
Theo Enternews.vn
Cẩn trọng nới lỏng tiền tệ
Nhiều Hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị NHNN khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay... để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch SARS-CoV-2.
Thế nhưng, đây đang là bài toán khó đối với nhà điều hành khi mà áp lực lạm phát vẫn đang có nguy cơ bùng phát, dù giá xăng dầu đã giảm mạnh.
VPBank quyết định giảm lãi suất cho vay 1,5%/năm đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và 1%/năm đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm để hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do dịch COVID-19.
Doanh nghiệp kêu cứu
Dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề, qua đó ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm nay. TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa đưa ra 3 kịch bản tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam. Trong đó với kịch bản cơ sở, GDP năm 2020 của Việt Nam giảm khoảng 0,83 điểm phần trăm; còn với kịch bản tiêu cực, GDP cả năm nay giảm tới 2,71 điểm phần trăm.
Trước thực trạng trên, nhiều Hiệp hội đã lên tiếng kiến nghị các Bộ, ngành chức năng hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19. Đơn cử Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) vừa có công văn gửi đến các Bộ Tài chính, Bộ Công thương... đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa trong thời điểm COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo đó, hiện không ít doanh nghiệp ngành nhựa nhập đa phần nguyên, phụ liệu đầu vào từ Trung Quốc. Nếu tình hình kéo dài đến hết quý 1/2020 thì sẽ không có nguyên liệu sản xuất, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị đình trệ... Bởi vậy, VPA kiến nghị xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch bệnh như cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế...
Trong khi đó Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng đề nghị TP.HCM áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, chậm nộp thuế, giảm lãi vay ngân hàng, giảm tiền cho thuê đất, bổ sung ngành nghề vào chương trình kích cầu... để hỗ trợ doanh nghiệp.
Thậm chí đã xuất hiện nhiều ý kiến đề nghị NHNN nên nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện nay. Đơn cử như một trong 6 giải pháp ngắn hạn mà TS. Cấn Văn lực và nhóm nghiên cứu kiến nghị để hỗ trợ nền kinh tế đó là "tính đến phương án phải nới lỏng nhẹ tiền tệ và tài khóa".
Thế khó của cơ quan điều hành
Nhiều chuyên gia cho rằng, nới lỏng tiền tệ đang là bài toán khó đối với NHNN và chưa chắc đã phát huy hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Bởi nới lỏng tiền tệ thường được biểu hiện qua việc tăng cung tiền, tăng tín dụng và giảm lãi suất.
Tuy nhiên, việc tăng tín dụng xem ra khá khó bởi hiện tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã ở trên 135% GDP- một mức rất cao trong khu vực. Nếu tiếp tục đẩy tín dụng tăng nhanh, sẽ gây nhiều rủi ro đến hệ thống tài chính và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô. Bởi dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, nếu tiếp tục kích cầu, nền kinh tế sẽ không hấp thụ được, khiến dòng vốn chảy sang các kênh đầu tư rủi ro, như chứng khoán, bất động sản...
Còn với lãi suất cho vay, theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, mặt bằng lãi suất hiện nay cũng đang ở mức thấp; cân đối với chi phí huy động và chi phí vận hành thì thực tế ngân hàng không còn nhiều dư địa để giảm lãi vay.
Chưa kể, hiện các ngân hàng vẫn đang chịu áp lực lớn trong việc huy động vốn trung- dài hạn. Đó chính là lý do mà hiện lãi suất huy động trung- dài hạn vẫn được các nhà băng neo ở mức rất cao, phần nhiều là trên 8% đối với kỳ hạn trên 18 tháng.
Trong khi đó, dù giá xăng dầu giảm, nhưng giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh do dịch COVID-19, có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao, đây là một trở ngại lớn đối với việc giảm lãi suất. Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 1/2020 tăng 6,43% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, trong đó có phần "đóng góp" khá lớn của tiền tệ khi mà lạm phát cơ bản cũng tăng tương ứng là 0,76% và 3,25%.
Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN không nên nới lỏng tiền tệ quá mức, mà chỉ nên tập trung hỗ trợ đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 và một số lĩnh vực ưu tiên để góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Giáo viên ở miền sơn cước dạy chữ thời SARS-CoV-2 Trước thực trạng học sinh (HS) phải nghỉ học dài do dịch SARS-CoV-2, giáo viên ở nhiều trường thuộc vùng cao Nghệ An đã băng rừng, vượt suối đến từng nhà bổ trợ kiến thức cho HS. Cách làm này của các giáo viên vùng cao không những tuân thủ việc phòng chống dịch SARS-CoV-2 mà còn giúp các HS củng cố kiến...