Những nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất đang trú ngụ trong dải Ngân Hà?
Sự tiến hóa của các thiên hà hình elip hoàn toàn khác với dải Ngân Hà. Chúng trải qua giai đoạn sơ khai có nhiều bức xạ đến nỗi không một hành tinh có sự sống nào có thể tồn tại được…
… và chính vì thế tốc độ hình thành của ngôi sao mặt trời và bất cứ hành tinh mới nào về cơ bản đều trở thành con số 0 – đó là nhận định của nhà vật lý thiên văn học người Mỹ, ông Daniel Whitmire.
Nhận định nói trên được trình bày trong một bài báo đăng trên tạp chí Thông báo tháng của Hiệp hội thiên văn hoàng gia hôm 1/5, hoàn toàn trái ngược với một nghiên cứu năm 2015 cho rằng các thiên hà hình elip khổng lồ có khả năng cao gấp 10.000 lần so với các thiên hà hình đĩa xoắn ốc để là nơi có điều kiện thuận lợi cho các hành tinh có nền văn minh tiên tiến.
Các tác giả của nghiên cứu năm 2015 cho rằng các thiên hà hình elip có khả năng nuôi dưỡng sự sống cao hơn vì chúng có nhiều sao hơn và tỷ lệ siêu tân tinh hủy diệt thấp hơn.
Nhưng ông Whimire, một giáo sư vật lý thiên văn học đã nghỉ hưu của Trường đại học Arkansas, Mỹ, lại cho rằng nghiên cứu năm 2015 mâu thuẫn với một quy tắc thống kê gọi là Nguyên lý tầm thường, hay còn gọi là nguyên lý Copernic. Theo nguyên lý này, nếu không có bằng chứng ngược lại thì một đối tượng hay một thuộc tính của một đối tượng phải được coi là điển hình cho lớp của nó chứ không phải là không điển hình.
Video đang HOT
Trong lịch sử, nguyên tắc này đã được áp dụng một số lần để dự đoán các hiện tượng vật lý mới, như là khi nhà vật lý học Isaac Newton tính toán khoảng cách tương đối từ Trái Đất đến sao Thiên Lang bằng cách giả định rằng Mặt Trời là một ngôi sao điển hình và so sánh độ sáng của hai vật thể này với nhau.
Ông Whitmire nói rằng “nghiên cứu năm 2015 có một vấn đề lớn với Nguyên lý tầm thường. Nói cách khác, sao chúng ta không tự nhận thấy mình đang sống trong một thiên hà rộng lớn hình elip? Đối với tôi điều này là một báo động nguy hiểm. Bất cứ khi nào anh thấy mình là một dị biệt, tức là không điển hình, thì đấy chính là vấn đề về Nguyên lý tầm thường.” Ông cũng chỉ ra rằng hầu hết các ngôi sao và vì thế cũng là hầu hết các hành tinh của các ngôi sao đó cư ngụ trong các thiên hà lớn hình elip để bảo vệ ý kiến của mình rằng các nghiên cứu năm 2015 đã vi phạm Nguyên lý tầm thường.
Theo Nguyên lý tầm thường, Trái Đất và các tổ chức mang tính công nghệ của nó phải được coi là điển hình chứ không phải là không điển hình, cho các hành tinh có nền văn minh công nghệ ở bất cứ nơi nào khác trong vũ trụ. Điều đó có nghĩa là vị trí của Trái Đất trong thiên hà hình đĩa xoáy ốc cũng là điển hình. Nhưng nghiên cứu năm 2015 lại nhận định ngược lại, cho rằng hầu hết các hành tinh có thể có sự sống không nằm trong các thiên hà tương tự như thiên hà của chúng ta mà chỉ có ở những thiên hà lớn hình cầu bẹt.
Trong nghiên cứu của mình, ông Whitmire cho rằng một lý do vì sao các thiên hà lớn hình elip có thể không phải là cái nôi của sự sống là: chúng trôi nổi trong bức xạ hủy diệt khi chúng còn trẻ và nhỏ hơn, và chúng đã trải qua một loạt các vụ nổ siêu tân tinh và chuẩn tinh vào thời đó.
Theo Nguyên lý tầm thường, nếu các hành tinh có thể có sự sống thông minh không thể tồn tại trong các thiên hà lớn hình elip, nơi chứa hầu hết các ngôi sao và các hành tinh, thì các hành tinh mặc định như là dải Ngân Hà sẽ là những nơi đầu tiên có những nền văn minh như vậy.
Phát hiện mới của NASA về "nơi thai nghén" các vì sao giữa Dải Ngân hà
Bức ảnh NASA mới công bố ngày 19/12 tiết lộ về "nơi thai nghén" các vì sao ở khu vực trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta.
Một hình ảnh mới về Dải Ngân hà mà các nhà khoa học NASA công bố ngày 19/12 đã cho thấy một hình ảnh thú vị mang tên "cây kẹo que sao" - nơi lưu giữ những vật chất thô trong quá trình hình thành hàng chục triệu vì sao.
Bên trong Dải Ngân hà với những màu sắc khác nhau. Ảnh: NASA
Hình ảnh tổng hợp này cho thấy vùng trung tâm của Dải Ngân hà, nơi tập trung những đám mây phân tử khổng lồ lớn nhất và đặc nhất thiên hà. Những đám mây này vô cùng lớn và lạnh với lượng khí và bụi đủ đặc để tạo thành hàng chục triệu ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta, NASA cho biết.
Ở trung tâm hình ảnh này có thể dễ dàng thấy rõ một hình ảnh giống như cây kẹo que. Nó trải dài trên 190 năm ánh sáng và là một trong những dải khí bị ion hóa có hình dạng dài và mỏng.
Những vùng sáng lóe lên màu đỏ, vàng và xanh ngọc lam, những vòm sáng màu xanh da trời và xanh lá cây cùng những điểm sáng mờ trong bức ảnh này đã được camera của Đài quan sát GISMO của NASA ghi lại.
"Chúng tôi rất kinh ngạc bởi vẻ đẹp của bức ảnh này. Thật là ngoạn mục! Khi bạn nhìn vào nó, bạn có cảm giác như mình đang nhìn vào những thế lực đặc biệt của tự nhiên trong vũ trụ", Johannes Staguhn thuộc Đại học Johns Hopkins - chủ nhiệm nghiên cứu trên nhận định trong một bài viết trên tạp chí vật lý thiên văn Astrophysical Journal.
Hệ Mặt trời của chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong dải Ngân hà, nơi bao gồm vô số ngôi sao và bụi khí được gắn kết với nhau bởi lực hấp dẫn.
"Một phần đáng kể trong quá trình hình thành các vì sao vào thời kỳ đầu của vũ trụ vẫn là một bí ẩn và chúng ta không thể phát hiện ra chúng bằng những công cụ chúng ta từng sử dụng. Tuy nhiên, GISMO sẽ làm được điều này khi nó có khả năng phát hiện ra những điều chúng ta không thể quan sát được trước đó", ông Staguhn cho biết trong một buổi họp báo.
Hình ảnh đầy màu sắc về trung tâm Dải Ngân hà mà NASA công bố cũng cho thấy một số hình ảnh quan trọng khác. Một trong số đó là khu vực Sickle hình cái liềm, nơi có liên quan đến việc các vì sao đã ra đời như thế nào. Bức ảnh cũng cho thấy Sagittarius A - một vùng màu cam sáng cách chúng ta 27.000 năm ánh sáng. Ngoài ra còn có vùng Radio Arc màu đỏ tươi cắt xuyên qua vùng Sickle.
Vị trí và hình dạng của các dải màu này cung cấp thêm cho chúng ta bằng chứng về lịch sử Dải Ngân hà. Một vài dải màu được hình thành ở phần rìa của một "bong bóng" từng bị "thổi bay" bởi một "sự kiện vô cùng mạnh mẽ ở trung tâm Dải Ngân hà" nằm trong vùng Sagittarius A - nơi có hố đen siêu nặng của thiên hà chúng ta.
Trước đó, theo một nghiên cứu công bố ngày 16/12, một vụ nổ hình thành sao khổng lồ đã gây ra hơn 100.000 vụ nổ siêu tân tinh ở khu vực trung tâm Dải Ngân hà vào thời kỳ đầu của nó.
Trước đó, các nhà thiên văn học tin rằng sự hình thành sao là liên tục ở khu vực trung tâm trong lịch sử hình thành Dải Ngân hà. Tuy nhiên, các dữ liệu mới cho thấy vào thời kỳ đầu thiên hà hình thành, 80% những ngôi sao của nó đã được hình thành ở khu vực trung tâm./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/CNN
Top 6 điều thú vị về loài sứa, điều cuối sẽ khiến bạn bất ngờ đấy (P.1) Sứa có lẽ là 1 trong những loài sinh vật biển phổ biến nhất trên đại dương, nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về chúng chưa? Sứa có lẽ là 1 trong những loài sinh vật biển phổ biến nhất trên đại dương, và chắc hẳn là... không ai không biết đến chúng cả. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ...