Những nàng hồ ly khuynh đảo màn ảnh Hoa ngữ: Châu Tấn xuất sắc nhưng người này mới là huyền thoại
Nhiều tên tuổi đình đám như Lâm Tâm Như, Phạm Băng Băng, Dương Mịch đều từng diễn vai hồ ly nhưng rất khó có ai vượt qua được Châu Tấn và Ôn Bích Hà.
Ôn Bích Hà được mệnh danh là “đệ nhất hồ ly màn ảnh Hong Kong (Trung Quốc)” dù nhiều năm nay có rất nhiều nữ diễn viên xinh đẹp khác đảm nhiệm vai hồ ly Đát Kỷ trên màn ảnh Hoa ngữ.
Ôn Bích Hà đảm nhiệm vai Đát Kỷ trong phim truyền hình “Đát Kỷ – Trụ Vương” từ năm 1999. Nàng Tô Đát Kỷ của Ôn Bích Hà đã đi từ một cô gái ngây thơ, thánh thiện cho đến một người phụ nữ quyến rũ, lẳng lơ.
Đến nay khán giả vẫn khó lòng quên được đôi mắt sắc lạnh, bờ môi gợi cảm, những bước đi uyển chuyển của Tô Đát Kỷ – Ôn Bích Hà.
Sau Ôn Bích Hà, Châu Tấn trở thành một trong những nàng hồ ly khó quên nhất trên màn ảnh Hoa ngữ. Vai diễn Tiểu Duy của Châu Tấn trong “Họa Bì” sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp trong sáng nhưng ẩn sâu trong trái tim là một tham vọng chiếm đoạt tình yêu vô cùng mãnh liệt.
Dù là phần 1 hay phần 2 của “Họa Bì”, Châu Tấn cũng thể hiện xuất sắc vai nàng hồ ly Tiểu Duy từ vẻ ngoài cho tới thần thái, khí chất và đặc biệt là ánh mắt quá đỗi ấn tượng.
Trong bộ phim “Bảng phong thần 2″ phát hành năm 2009, người đẹp Lâm Tâm Như vào vai nàng hồ ly chín đuôi Tô Đát Kỷ. Dù vai diễn này của Lâm Tâm Như không được gọi là đột phá bởi cô quá “hiền” so với nhân vật nhưng không thể phủ nhận, vẻ xinh đẹp mỹ miều của cô đã nhiều lần khiến khán giả xiêu lòng.
Phạm Băng Băng đã có tới 2 lần đảm nhận vai hồ ly trên màn ảnh. Cô lần đầu tiên hóa thân nhân vật Tô Đát Kỷ đầy ngây thơ và trong sáng trong bộ phim truyền hình cổ trang “Bảng phong thần: Phượng hống núi Kỳ Sơn”. Gần 10 năm sau, người đẹp họ Phạm lại hóa thân thành Tô Đát Kỷ quyến rũ, sắc sảo trong “Truyền kỳ phong thần”.
Dương Mịch cũng có hai lần đảm nhiệm vai hồ ly nhưng khi đóng Nhiếp Tiểu Thiện cô mới chỉ mới vào nghề, chỉ mang lại vẻ tinh khôi, trong sáng. Vai hồ ly chân chính mang lại danh tiếng, ấn tượng đẹp của Dương Mịch trong lòng khán giả là Bạch Thiển trong “Tam sinh tam thế: Thập lỳ đào hoa”. Bất chấp tạo hình gây tranh cãi, nhan sắc và thần thái của Dương Mịch trong phim đã mê hoặc không ít khán giả. Qua ba kiếp, khán giả được chiêm ngưỡng một thượng tiên Bạch Thiển nhí nhảnh, đáng yêu; một Tố Tố đơn thuần với tình yêu dạt dào dành cho Dạ Hoa và cuối cùng; một Thượng thần Bạch Thiển cao cao tại thượng đầy kiêu hãnh.
Trong vai hồ ly hồng Phượng Cửu, Địch Lệ Nhiệt Ba đã gây sốt trên các diễn đàn mạng ngay từ lần đầu tiên xuất hiện và được khán giả chờ mong không kém cặp đôi chính Bạch Thiển – Dạ Hoa (do Dương Mịch và Triệu Hựu Đình đảm nhiệm). Ở người đẹp này toát lên sự tinh nghịch, đáng yêu của cô gái vừa trưởng thành xen lẫn sự dịu dàng, nữ tính rất riêng khiến nhiều người nhận xét vai diễn Phượng Cửu như được “đo ni đóng giày” cho cô.
Điều trùng hợp giữa Lưu Diệc Phi và Dương Mịch là hai người cùng từng đóng hồ ly Nhiếp Tiểu Thiện lẫn thượng thần Bạch Thiển. Với vai Nhiếp Tiểu Thiện, vẻ ngoài xinh đẹp của Lưu Diệc Phi chiếm được đông đảo trái tim của khán giả. Sau đó, vì diễn xuất “khó đỡ” mà Lưu Diệc Phi vướng nhiều tranh cãi khi thể hiện vai diễn thượng thần Bạch Thiển trong bản điện ảnh “Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa”. Dù vậy, không thể phủ nhận được khí chất thần viên và nhan sắc hàng đầu của mỹ nữ sinh năm 1987.
Video đang HOT
Tạo hình của Lưu Thi Thi trong bộ phim “Liêu trai kỳ nữ” phát hành năm 2007 cũng là một nàng hồ ly vô cùng xinh đẹp và đáng chú ý. Tuy vậy, vẻ ngoài ngây thơ và tâm hồn trong sáng lại khiến nhân vật Tân Thập Tứ Nương của cô giống với tiên nữ hơn là hồ ly tinh.
Nàng hồ ly Tương Linh lanh lợi, đáng yêu trong “Cổ kiếm kỳ đàm” năm nào nhận được nhiều yêu mến từ khán giả là một vai diễn cực kỳ thành công với Trịnh Sảng. Cô gây ấn tượng mạnh bởi sự cá tính, xinh xắn và dễ thương.
Hồ ly phim Trung - Hàn bên nào cũng đẹp nhưng về độ độc ác thì "hàng" xứ Kim Chi chưa đủ tầm nha!
Nếu như điện ảnh Hàn thích cho hồ ly xuất hiện trong bối cảnh hiện đại thì các nhà làm phim xứ Trung lại ưa chuộng phong cách cổ trang hơn.
Hình tượng hồ ly vốn đã quá quen thuộc với các fan cứng của dòng phim giả tưởng từ Trung sang Hàn. Ở mỗi tác phẩm, các nhà làm phim đều rất chú trọng việc xây dựng hình ảnh dàn yêu hồ với vẻ đẹp ma mị, đôi khi là gây ám ảnh với người xem. Dĩ nhiên vẫn có rất nhiều điểm khác biệt hoàn toàn trong khai thác câu chuyện hồ ly của nền điện ảnh hai quốc gia.
Đẹp là đặc điểm chung, nhưng tạo hình hồ ly phim Trung ấn tượng hơn hẳn
Sự trở lại của Lee Dong Wook trong bộ phim Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly đã ngay lập tức gây chú ý với hình ảnh "chú hồ ly" đẹp không tì vết. Ngay cả nam phụ Kim Bum cũng khiến khán giả ngất ngây ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chẳng riêng gì Lee Dong Wook hay Kim Bum, trước đó, hai nàng "hồ ly" Kim Tae Hee ( Cửu Vĩ Hồ) và Shin Min A ( Bạn Gái Tôi Là Hồ Ly) cũng từng gây thương nhớ khắp màn ảnh nhỏ. Thế nhưng về cơ bản, tạo hình hồ yêu phim Hàn không khác người thường là bao.
Lee Dong Wook tái xuất siêu đỉnh trong Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly
Bạn còn nhớ nàng "hồ ly" Shin Min A xinh đẹp chứ?
"Hồ ly" Kim Tae Hee xinh đẹp trong Cửu Vĩ Hồ
Về mặt tạo hình hồ ly, điện ảnh xứ Trung cũng đã làm rất tốt khi đem đến cho khán giả dàn yêu hồ đẹp ma mị trong từng khoảnh khắc. Những nàng hồ ly đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ có thể kể đến như: Lưu Thi Thi ( Liêu Trai Kỳ Nữ), Lưu Diệc Phi ( Thiện Nữ U Hồn), Trương Hinh Dư ( Bảng Phong Thần Anh Hùng), Châu Tấn ( Họa Bì). Thậm chí ở tuyến hồ ly nam, Đặng Luân ( Phong Thần Diễn Nghĩa) hay Vu Mông Lung ( Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa) cũng khiến khán giả phải "hú hét" vì khí chất ngút ngàn. Nhìn qua có thể thấy hình tượng yêu hồ trong phim Trung đa dạng cách hơn hẳn phim Hàn.
Hai lần hóa thân thành hồ ly của Lưu Diệc Phi
Nàng Đát Kỷ xinh đẹp yêu kiều Trương Hinh Dư của Bảng Phong Thần Anh Hùng
Châu Tấn gây ám ảnh với tạo hình hồ ly trong Họa Bì
Chàng hồ ly điển trai quên sầu Đặng Luân của Phong Thần Diễn Nghĩa
Yêu hồ xứ Hàn chiến đấu ở thời hiện đại đỉnh ngang ngửa hồ ly cổ trang Hoa ngữ
Những bộ phim mang chủ đề yêu hồ giả tưởng của điện ảnh Hàn thường tập trung vào bối cảnh thời hiện đại với những câu chuyện cuộc đời ngàn kiếp đặc biệt. Còn các nhà làm phim Hoa ngữ lại tập trung ở bối cảnh cổ trang, nơi hồ ly có thể hoạt động "bầy đàn" để hoàn thành sứ mệnh mà gia tộc giao phó. Đối với những cảnh quay ở thời cổ đại thì hiệu ứng phép thuật huyền ảo sẽ giúp hồ ly xứ Trung trở nên ma mị và gây ám ảnh với khán giả. Tuy nhiên, yêu hồ xứ sở Kim Chi cũng không hề thua chị kém khi đem đến những pha "hiện nguyên hình" siêu đỉnh. Thế mới thấy, đã là hồ ly thì dù ở thời cổ trang hay hiện đại vẫn cứ máu chiến như thường và đánh phát nào trúng phát ấy.
Hiệu ứng biến hình đỉnh cao trong phim cổ trang Hoa ngữ
Cổ Lực Na Trát "biến hình" siêu ấn tượng
Pha chiến nhau máu lửa của hai "anh cáo" trong Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly
Hồ ly nào cũng vì yêu mà đến nhưng vì yêu mà "hóa hắc" thì chỉ có thể là phim Trung
Có một điều rất dễ nhận ra là bất cứ bộ phim mang đề tài hồ ly nào cũng gắn liền với một câu chuyện tình yêu xuyên kiếp hay mối nhân duyên định mệnh của cặp đôi chính. Giống như "anh cáo" Yi Yeon (Lee Dong Wook) trong Bạn Trai Tôi Là Hồ Ly chẳng hạn, vì tìm mối tình đầu mà lưu lạc nhân gian. Hay nàng hồ ly Miho (Shin Min Ah) của Bạn Gái Tôi Là Hồ Ly đã vì yêu mà chấp nhận ở lại thế giới hiện đại, nơi vốn không thuộc về mình.
Hồ ly nào thì cũng vì tình mà lưu lại nhân gian
Về câu chuyện tình yêu của hồ ly trong phim Trung, biên kịch đã thổi vào rất nhiều yếu tố kỳ ảo để tạo nên những thước phim gây ám ảnh. Đặc biệt là khi dàn yêu hồ này "hóa hắc" và bất chấp thủ đoạn nhằm đạt mục đích cuối cùng là trả thù. Chắc hẳn bạn còn nhớ nàng hồ ly Bạch Khiêm Sở (Lưu Diệc Phi) trong Nhất Đại Yêu Tinh, ma nữ Tiểu Duy (Châu Tấn) ở Họa Bì hay chàng Hồ Yêu Vương (Đặng Luân) của Phong Thần Diễn Nghĩa, một khi đã "hóa hắc" thì đáng sợ vô cùng.
Châu Tấn ma mị cùng màn lột da trong Họa Bì
Đặng Luân và pha biến hình gây ám ảnh
Còn đây là hình ảnh của nàng hồ ly Bạch Khiêm Sở (Lưu Diệc Phi)
So với hồ ly trên phim Hoa ngữ, yêu hồ của màn ảnh xứ sở Kim Chi có vẻ "hiền" và sống lý trí hơn nhiều. Không điên tình đến mức bất chấp thủ đoạn để giành giật người mình yêu, cũng chẳng cần trả thù một cách tàn độc. Vì đa số đều ở tuyến nhân vật chính diện nên dàn yêu hồ xứ Hàn thường nhận về cái kết có hậu hơn đôi chút. Hồ ly xứ Trung thủ đoạn tàn độc, một khi "hóa hắc" thì chỉ biết cắm đầu trả thù và thường là chết thảm.
Yêu hồ trong phim Trung thủ đoạn tàn độc nên thường nhận về cái kết thảm
Thế nhưng điện ảnh Hoa ngữ những năm gần đây cũng đã thay đổi rất nhiều khi xây dựng hình tượng hồ ly siêu đáng yêu với câu chuyện tình ngọt ngào cũng chân mệnh thiên tử của đời mình. Điển hình phải kể hai cô nàng hồ ly Bạch Thiển (Dương Mịch) của Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa và nàng Phượng Cửu (Địch Lệ Nhiệt Ba) trong Tam Sinh Tam Thế Chẩm Thượng Thư.
Nàng hồ ly Bạch Thiên xinh đẹp
Và "cô cháu gái" hồ ly Phượng Cửu đáng yêu
Vừa mang nét tương đồng lại vừa có những điểm khác biệt tạo nên phong cách riêng, nhưng dù là hồ ly trong phim Trung hay phim Hàn cũng đều khiến khán giả mê mẩn bởi vẻ đẹp ma mị cùng khí chất ngút ngàn.
Chán cung đấu, "chị hậu" Châu Tấn đổi nghề làm nghiên cứu sinh, diện blouse trắng mặt non choẹt như gái đôi mươi luôn nha! Châu Tấn đã tham gia quá trình đào tạo trước khi tiến hành ghi hình bộ phim mới kể về cuộc đời của nhà nghiên cứu lừng danh Đồ U U. Xuất hiện trên Weibo hôm 7/10 là hình ảnh mới nhất của Châu Tấn tại viện nghiên cứu Đồ U U (tên một nhà nghiên cứu y học và y hóa Trung...