Những năm tháng hẹn hò với Yahoo! Messenger: Nàng mơ đi Mỹ, chàng ‘bắt cá hai tay’
Với nhiều quý cô, Yahoo! Messenger thay cho ông mai bà mối, dẫn dắt tình yêu cách nửa vòng Trái đất. Thời đó, nhiều Việt kiều Mỹ cũng tranh thủ ‘bắt cá hai tay hai chân’ với các cô gái Việt có ước mơ đi Mỹ.
‘Ông Tơ’ Yahoo! Messenger
Mạng xã hội Facebook gần đây ra mắt chức năng Dating để làm cầu nối cho những đôi nam nữ muốn hò hẹn. Điều này không mới, bởi từ lâu đã có các mạng xã hội với mục đích tương tự như Fruzo, Tinder, Speedate, Match…
Vào thập niên đầu của thế kỷ 21, khi Facebook mới chỉ chập chững những bước đầu tiên và rất xa lạ với người Việt, có lẽ nhiều người vẫn còn nhớ đến Yahoo! Messenger (YM), một ứng dụng chat cực kỳ phổ biến thời đó của hãng Yahoo! Inc. (Mỹ).
Giao diện chat của YM
Vào thời ấy, Yahoo! chiếm ngôi vương ở Việt Nam. Các phòng net trong nước luôn thiết lập trang chủ của trình duyệt Internet Explorer là Yahoo! Search. Với giới trẻ yêu công nghệ và cả những người lớn tuổi, Yahoo! Messenger rất quan trọng, bởi lẽ, vào thời gian đó những ứng dụng liên lạc trực tuyến không phong phú và phổ biến như hiện nay. Liên lạc với người thân, bè bạn ở nước ngoài không gì rẻ tiền và tiện lợi bằng Yahoo! Messenger. Chỉ cần vài ngàn đồng trả tiền thuê máy tính là có thể trò chuyện cả tiếng đồng hồ, lại xem được hình ảnh của người đối thoại với mình.
Video đang HOT
Với nhiều quý cô, quý bà trong nước, Yahoo! Messenger thay thế cho ông mai bà mối ngày xưa, dẫn dắt những người cách xa nửa vòng Trái Đất đến với nhau. Đã có nhiều cuộc hôn nhân như thế nhờ công của “ông tơ” YM.
Có lắm chuyện bi hài trong chuyện cưa cẩm bằng YM
Tuy vậy, cũng lắm chuyện bi hài trong chuyện cưa cẩm bằng YM. Các hacker “chế” ra những phần mềm giải mật khẩu để chiếm nick YM. Có cả những phần mềm gọi là Yahoo Booter để phá rối kẻ mình không ưa. Phần mềm này sử dụng thuật toán để tống hàng đống dữ liệu đến nick của nạn nhân, trình YM của kẻ bị phá sẽ không xử lý nổi lượng dữ liệu quá lớn nên bị sập, nạn nhân sẽ tự động bị đăng xuất khỏi YM, gọi nôm na là “bị đá văng” (kick out).
Có chuyện khá vui là 2 anh chàng, một trong nước, một Việt kiều ở Mỹ cùng theo đuổi một cô. Chàng trong nước vốn là dân công nghệ thông tin, sưu tầm được vài cái Booter thứ dữ. Sau đó, chàng ta tạo một cái nick nữ, lân la kết bạn với địch thủ ở Mỹ. Mỗi lần thấy anh chàng ở Mỹ “lên đèn xanh” (trạng thái online), mục đích là để “gù” cô trong nước, lập tức chàng IT cho chạy Booter, liên tục đá chàng kia văng khỏi YM hoài. Nhận thấy mỗi lần mình online để chat với cô nọ là bị “kick out”, anh chàng ở Mỹ mệt mỏi quá và biết rằng mình bị phá nên bỏ cuộc, chàng kia đắc thắng vì giờ đây “sân banh chỉ có mình ta”.
‘Bắt cá hai tay lẫn hai chân’
Có một số Việt kiều độc thân lớn tuổi ở Mỹ thích “bắt cá bằng hai tay lẫn hai chân” làm quen cùng lúc với rất nhiều cô gái Việt có ước mơ đi Mỹ. Với cô nào, các ông cũng hứa hẹn là sẽ về Việt Nam làm đám cưới và bảo lãnh sang Mỹ. Các cô sướng vì tưởng mình “câu” được cá sộp, chứ chẳng để ý rằng các ông này cứ online cả ngày. Ở Mỹ, người có công ăn việc làm nghiêm chỉnh đâu ai có thời gian mà chát chít kiểu vậy. Chẳng qua, các vị về hưu hoặc thất nghiệp mới rãnh rỗi mà online 12/24.
Đi đêm có ngày gặp ma. Có ông Việt kiều già nọ xui xẻo lại quen phải một cô đang có người yêu, cô này thì thuộc loại “đứng núi này, trông núi nọ”, mơ được sang Mỹ định cư. Anh chàng người yêu phong thanh nghe được, bèn nhờ một người bạn thân là dân IT tay nghề cao, lén cài phần mềm theo dõi NORC vào máy tính cô kia.
Xong xuôi, anh chàng ung dung ngồi rung đùi chờ. Cô kia có lệ cứ 12 giờ trưa và 9 giờ tối là đăng nhập YM để chat với ông Việt kiều Mỹ. Chàng ta mở máy tính của mình lên là xem được toàn màn hình của máy cô bồ, nghe được tiếng cô trò chuyện với tình địch qua headphone. Vui thì thôi, buồn tình là anh chàng ra lệnh cho phần mềm gián điệp đóng trình YM của máy cô kia lại là hai bên khỏi chát chít gì ráo.
Ông Việt kiều kia vốn là dân tay mơ về tin học, đặt mật khẩu đăng nhập YM quá đơn giản là “123456789″. Anh bồ nhờ người bạn IT mò ra cái mật khẩu, tranh thủ lúc tình địch không online, đăng nhập vô YM của ông Việt kiều dò ra danh sách các cô bạn trong nước của ông ta, chụp màn hình lại tất cả lời hứa hẹn “anh sẽ về cưới em” với mấy cô. Xong xuôi, anh chàng gởi những lời hứa hẹn đó đến tất cả “các em” trong danh sách bạn bè của khổ chủ.
Khỏi nói cũng biết ông Việt kiều kia bị “bể độ”, phải bỏ nick đang xài, tạo cái nick mới để tiếp tục bài ca con cá “anh sẽ về cưới em” với những cô bạn mới. Anh chàng bên này sau khi phá rối ông kia cho người yêu sáng mắt, cũng tạm biệt luôn cô bồ nhưng chàng vẫn tế nhị gởi lời chúc cho nàng sẽ tìm được “con cá” khác “xịn” hơn.
Yahoo! Inc đã bán mình cho nhà mạng Verizon và khai tử Yahoo! Messenger vào năm 2017, nhưng nhiều người dùng internet thời trước vẫn vấn vương những kỷ niệm vui, buồn của một thời chát chít.
Theo Thanh Niên
Ứng dụng hẹn hò dành cho giới đồng tính nữ Trung Quốc làm lộ 5,3 triệu hồ sơ người dùng
Một ứng dụng hẹn hò dành cho giới đồng tính nữ Trung Quốc không biết vì lý do gì đã để lộ hồ sơ và dữ liệu riêng tư của hơn 5,3 triệu người dùng, và điều đáng nói là vụ việc này đã diễn ra từ tháng 6/2018.
Ứng dụng có tên là Rela này đã biến mất khỏi các cửa hàng ứng dụng vào năm 2017, và nhiều ứng dụng tương tự nó đã bị triệt phá bởi Cơ quan An ninh mạng Trung Quốc trước đây. Tuy nhiên, một năm sau, Rela bỗng xuất hiện trở lại. Nhà nghiên cứu bảo mật Victor Gevers mới đây đã phát hiện ra rằng một lượng lớn thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng ứng dụng này đã bị lộ bởi chúng được lưu trữ trên một máy chủ không hề có mật mã - những thông tin này bao gồm: nicknames, ngày sinh, cân nặng, chiều cao, dân tộc, xu hướng dục và sở thích cá nhân. Máy chủ này còn để lộ lọt hơn 20 triệu bài đăng cập nhật trạng thái của người dùng.
Trung Quốc đã không còn xem các hành vi "phá hoại" - bao gồm "ấy ấy" đồng giới - là tội phạm, dù luật pháp chưa bao giờ nêu rõ điều này, vào năm 1997. Năm 2001, Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc tuyên bố sự cuốn hút đồng giới không phải là một chứng bệnh tâm thần. Hồi đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc đã tán đồng với những khuyến nghị của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc về quyền LGBTQ , và họ nhấn mạnh rằng tình hình đời sống LGBT tại đất nước mình là rất sáng sủa.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, không có bất kỳ điều luật nào ngăn cấm hành vi phân biệt đối xử với giới LGBTQ , và chính phủ thường tổ chức những chiến dịch trừng trị thẳng tay phong trào vận động cho quyền của người đồng tính nam và các nội dung đồng tính nam trên mạng Internet.
Trang tin TechCrunch cho biết: " Sự riêng tư của hơn 5 triệu người LGBTQ đang đối mặt với nhiều thách thức xã hội tại Trung Quốc bởi không có luật nào bảo vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử. Vụ rò rỉ dữ liệu đã diễn ra trong nhiều năm này càng khiến những người có liên quan tổn thương hơn nữa".
Chính quyền tại Trung Quốc đã đánh sập một ứng dụng hẹn hò dành cho người đồng tính và song tính nam mang tên Zank vào năm 2017 với cáo buộc vi phạm qua tính năng live-stream trong ứng dụng.
Nhiều ứng dụng Trung Quốc khác dành cho cộng đồng LGBTQ vẫn hoạt động, nhưng tình hình đấu tranh cho quyền của người đồng tính năng đang ngày một nóng lên. Vào năm 2018, gã khổng lồ mạng xã hội Sina Weibo đã bị buộc phải rút lại quyết định xoá bỏ các nội dung đồng tính nam sau khi bị người dùng chỉ trích mạnh mẽ. Tờ Beijing News - một tờ báo của Chính phủ - được đồn là tài trợ cho ứng dụng hẹn hò dành cho người đồng tính nam mang tên Blued vào năm 2017, dù rằng chính quyền nước này vẫn giữ thái độ hoài nghi đối với các cuộc vận động có tổ chức nhằm kêu gọi quyền cho người đồng tính nam vì một số lý do chính trị.
Công ty Trung Quốc Kunlun hiện sở hữu 60% cổ phần của ứng dụng hẹn hò nổi tiếng tại Mỹ là Grindr, nhưng gần đây có thông tin cho biết họ muốn bán số cổ phần này dưới sức ép từ các cơ quản lý Mỹ - phía Mỹ lo ngại rằng việc một công ty Trung Quốc sở hữu một công ty Mỹ là một mối đe doạ về mặt an ninh.
Tham khảo: Gizmodo
Ứng dụng hẹn hò cho người đồng tính bị xem là hiểm họa cho an ninh quốc gia Mỹ Các cơ quan chính phủ Mỹ thường xuyên coi các công ty Trung Quốc như mối đe dọa an ninh. Không có gì lạ khi chính phủ Mỹ xem các nhà sản xuất thiết bị mạng và điện thoại Trung Quốc, như Huawei và ZTE, là "các mối đe dọa về an ninh quốc gia". Mối lo ngại đó bắt nguồn từ việc...