Những món ngon ngày Tết không thể thiếu ở miền Trung
Mỗi vùng miền sẽ có những món ngon ngày Tết đặc trưng. Cùng xem người dân miền Trung ăn gì vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm nhé.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Bánh Tét
Những món ngon ngày Tết không thể thiếu ở miền Trung
Bánh tét thì miền Nam cũng có, thế nhưng nếu có dịp ghé, bạn sẽ thấy món ăn ngày Tết không thể thiếu này ở miền Trung lại bình dị đến mức khó tưởng.
Không quan trọng nhiều màu sắc, đôi khi cũng chẳng cần có nhân, bánh Tét miền Trung chỉ cần đôi ba lon nếp, một ít lá chuối xanh, ít muối, ít tiêu cũng đủ làm nên hương vị Tết.
Nguyên liệu càng đơn giản, không có nhân thì bánh sẽ càng giữ được lâu. Chẳng thế mà, mỗi gia đình miền Trung chỉ làm dăm ba đòn bánh Tét có nhân, còn lại để không, ra năm chiên giòn rụm ăn kèm vài lát dưa món, chẳng mấy chốc mà hết cả đòn…
Món ngon ngày Tết miền Trung: Giò bò
Như một quy tắc bắt buộc, mâm cỗ của mọi miền trong ngày tết thường phải có món giò thịt. Giò Bò miền Trung có điểm khác so với 2 miền còn lại là có nhiều tiêu sọ nên rất thơm.
Giò bò miền Trung sử dụng hoàn toàn thịt bò để làm, không thêm bất kì nguyên liệu nào khác để trợ vị nên rất đậm vị bò. Một điểm đặc biệt là thịt bò dùng làm giò thường phải có ít mỡ để thành phẩm mềm và bám hơn. Ngày nay, giò bò là một món ăn quen thuộc trên mâm cỗ Tết của người dân miền Trung và cả các bữa ăn.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Bánh in
Bánh in xốp dẻo với hương vị thơm hấp dẫn, món bánh này cũng là một trong những món ăn ngày tết của Miền Trung được nhiều người yêu thích. Cách làm món bánh này cũng khá đơn giản và rất dễ thực hiện.
Video đang HOT
Bột khi mua về, đem phơi sương từ 2h đến 5h và phơi khoảng 2 đến 3 ngày cho đến khi bột có độ mịn nhất định. Khi đã phơi xong, bạn hãy trộn bột với nước đường thắng và dùng khuôn, in bánh và đem ra sử dụng. Có thể nói, đây là một loại bánh có cách làm rất đặc biệt, nhưng lại một ăn ngon và thường được dùng để cúng gia tiên ngày tết.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Bánh thuẩn
Bánh thuẩn hay có nơi còn gọi là bánh thửng, một trong món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền Trung, chúng cũng được gói ghém cẩn thận và đặt lên bàn thờ tổ tiên những ngày cận kề năm mới.
Bánh thuẩn có vị gần giống bánh gato, thế nhưng chả có bánh gato nào có được cái vị mềm xốp, thơm nức mùi trứng gà như món bánh này.
Chẳng thế mà, dẫu không xa hoa lộng lẫy như các món bánh khác, nhưng cứ đến cận kề Tết, những ngày trời mưa phun người ta lại thèm khát được thưởng thức món bánh bình dị ấy một cách lạ thường.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm là cách muối thịt rất phổ biến ở nhiều tỉnh miền Trung dịp Xuân về. Thịt có thể là thịt heo hoặc thịt bò, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã được pha nấu theo tỉ lệ nhất định. Thịt ngâm nguyên miếng trải qua vài ngày, đến khi ăn thì xắt thành lát nhỏ vừa ăn. Thịt ngâm mắm ăn kèm củ kiệu, bánh chưng, dưa món, có thể cuốn bánh tráng ăn rất tuyệt.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Tôm chua
Đây là một ăn đặc sản của người Huế và là món ăn truyền thống được yêu thích ngày tết. Đặc biệt, với những thời tiết lạnh lạnh vào dịp cuối năm nếu có một bát cơm nóng và ăn kèm với tôm chua, thì đảm bảo sẽ làm bạn nhớ mãi hương vị này. Bạn có thể mua tôm chua về làm quà khi đi du lịch ở Huế. Bởi món ăn này giờ đây đã được làm và đóng hộp rất cẩn thận để cho khách du lịch mua về ăn dần hoặc làm quà.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Dưa món
Dưa món gần như là món ăn quốc dân trong ngày Tết, thế nhưng phải chăng dưới cái nắng gay gắt của miền Trung mà nguyên liệu làm dưa món giòn dai và cay nồng hơn bất cứ đâu, hay chăng là sự ưu ái riêng cho mảnh đất đầy nắng gió này.
Dưa món được làm từ đu đủ xanh, cà rốt, hành kiệu, ớt, tỏi… ngâm với nước mắm ngon được ăn kèm với bánh tét, nhất là bánh tét chiên giòn rụm.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Nem chua
Nem chua là món ăn thường dùng kèm với chả lụa trong mâm tiệc Tết. Địa phương làm nem chua nổi tiếng của miền Trung có thể kể đến Chợ Huyện (Bình Định), Ninh Hòa (Khánh Hòa)… Những cục nem hồng hào hấp dẫn bọc qua lớp lá ổi trước khi gói lại bằng lá chuối. Nem miền trung thường mịn màng, hương vị dịu nhẹ, ăn kèm tép tỏi cho tăng hương vị.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Bánh lăn
Nhiều gia đình miền Trung vẫn thường hay dùng bánh lăn miền Trung để cúng trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết. Giống với tên gọi bánh lăn được chế biến bằng cách lăn tròn và nén trộn từ các nguyên liệu như nếp, cà chua, cà rốt, quất, dứa (thơm), gừng, chuối, … thành hình khối trụ giống bánh tét. Khi ăn bánh được cắt thành những lát mỏng, có thể nhâm nhi với nước trà nóng là rất hợp đấy!
Món ngon ngày Tết miền Trung: Chè kê, chè đậu xanh
Chè đậu xanh thì gần như chẳng ai xa lạ, thế nhưng nếu đến miền Trung ngày Tết, bạn hãy thử thưởng thức món chè kê “huyền thoại” mà thoạt đầu ngó bạn sẽ tưởng chúng là 100% đậu xanh.
Chè kê được nấu từ hạt kê, thêm ít đậu xanh, đường, gừng, chúng không mịn như chè đậu xanh, nhưng điểm cộng là không ngọt lịm như các món chè khác, đặc biệt khi ăn bạn sẽ thấy sần sần của hạt kê.
Món ngon ngày Tết miền Trung: Bánh Tổ
Banh tô la môt mon ăn đăc biêt, la sư kêt hơp tinh tê cua gao nếp và đường. Thương mon ăn nay đươc lam nhiêu môt luc đê sư dung dân. Khi ăn, co ngươi thich xăt tưng miêng va thương thưc ngay lâp tưc. Trong khi đo, co ngươi lai thích nướng trên bếp than hồng cho mềm đi hoăc chiên với dầu đâu phông.
Làm thịt xá xíu để ăn dần ngày Tết
Thịt xá xíu là một trong những món khoái khẩu của nhiều gia đình. Vị thơm, ngon, dễ ăn lại tiện khi kết hợp được với nhiều món. Cách làm thịt để trữ ăn dần trong những ngày Tết cũng thật đơn giản.
Nguyên liệu: (Công thức cho 500g thịt)
- 500 g thịt ba chỉ
- 40g mạch nha, 1 muỗng canh mật ong, muỗng cafe bột tỏi (1 muỗng canh hoặc tỏi băm), muỗng cafe dầu mè, tiêu, 2 muỗng cafe bột ướp thịt xá xíu.
Cách làm:
- Thịt rửa sạch, thấm khô
- Cho mạch nha, mật ong, dầu hào, nước tương, ngũ vị hương, bột tỏi, dầu mè vào chảo nhỏ đun lửa vừa, khuấy đều các nguyên liệu cho tan và hòa đều với nhau thành hỗn hợp gia vị ướp thịt, để nguội.
- Ướp thịt với hỗn hợp gia vị đã nguội, trộn đều, đậy lại, cho vào tủ lạnh để thịt được ngấm ít nhất 3-4 giờ hoặc để qua đêm.
- Chuẩn bị lò nướng trước 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C, nướng đến khi thịt chín. Hoặc ko có lò nướng có thể đem rán thịt áp chảo. Cứ khoảng 15-20 phút thì trở thịt 1 lần và phết nước ướp lên mặt thịt.
- Với món thịt xíu, chỉ cần bạn cho vào hộp có thể bảo quản 7-10 ngày trong tủ lạnh. Bạn có thể dùng xá xíu với cơm trắng, mì trứng, mì tôm, phở bún khô, xôi trắng hay ăn nhâm nhi cùng ít dưa chua...
Cách làm giò bê Nghệ An chuẩn vị cho mâm cỗ Tết Giò bê Nghệ An là món ngon ngày Tết không chỉ có hương vị đặc biệt mà còn rất tiện lợi, giúp chủ nhà có bữa ăn thịnh soạn đãi khách bất cứ lúc nào. Giò bê Nghệ An là thường có mặt trong thực đơn món ngon ngày Tết, được dùng để đãi khách và cũng là món nhậu khoái khẩu của...