Những món ngon khiến du khách muốn “ăn sập Sapa”
Thắng cố, đồ nướng hay lẩu, gỏi cá hồi, gà đen Sapa là những món ăn mà nhiều du khách đến với Lào Cai đều muốn thưởng thức.
Thịt trâu gác bếp
Đến với Sapa, thịt trâu gác bếp là món ăn không thể bỏ lỡ. Đây là món ăn đậm chất vùng cao Tây Bắc. Thịt bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng xé ra bên trong lại là màu đỏ tự nhiên. Thịt dai dai, ngọt quyện với chút cay nồng của tiêu gừng cùng mùi thơm khói củi núi đá hết sức bài bản. Những miếng thịt được chọn thường là thịt thăn, bắp vai, lưng của con trâu. Giá của một kg thịt trâu gác bếp ở Sapa dao động từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Đào Sapa
Cứ vào tầm tháng 5 – tháng 6, là lúc mùa đào Sapa vào vụ thu hoạch. Du khách đến với Sapa luôn bất ngờ và ấn tượng với những vườn đào nặng trĩu quả quanh trị trấn. Vị ngòn ngọt, chua chua, thanh chát và mùi thơm là hương vị rất riêng của quả đào Sapa chính hiệu. Đào Sapa cùng là một trong những trái cây mà mọi người thường mua về làm quà cho người thân và bạn bè.
Cơm lam là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Món cơm lam được chế biến với nguyên liệu chính là gạo nếp. Gạo được nướng trong ống tre, khi chín, ta chỉ cần chẻ bỏ phần vỏ tre cháy ngoài, chừa lại lạt tre mỏng vừa tay người bóc để ăn. Ở Sapa, từ nhà hàng, khách sạn đến các quán ven đường đều phục vụ món ăn độc đáo này. Cơm lam thơm ngon mùi gạo nếp, mùi thơm nhẹ nhàng của tre nứa. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn ngon lành, hấp dẫn du khách khi du lịch đến Sapa.
Đồ nướng
Video đang HOT
Tiết trời lạnh buốt tại Sapa chính là nơi lý tưởng để bạn thưởng thức đồ nướng. Bất kì ai du lịch đến Sapa đều không bỏ qua món ngon Sapa này. Bên cạnh những món quen thuộc như khoai lang, trứng gà, cánh gà, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một số món đậm đà bản sắc Tây Bắc như: thịt bò cuốn cải mèo, cá suối nướng, trứng nướng, chả cá hồi, thịt lợn bản xiên que, ba chỉ lợn nướng, chim cút…
Xôi bảy màu của Sapa là món ăn đặc sắc đậm nét văn hoá của dân tộc Nùng. Cái ngon cái quý của món xôi này được chắt lọc từ chính những nguyên liệu thiên nhiên. 7 màu của xôi gồm màu đỏ tươi, màu đỏ thẫm, nâu, màu xanh cửu long, màu xanh chuối, xanh vàng và vàng như một chiếc cầu vồng đủ sắc trong nền ẩm thực Sapa phong phú.
Gà đen Sapa
Gà đen Sapa hay còn gọi là gà ác – một món đặc trưng khác của người Mông. Thịt gà đen thơm, da giòn, ngọt. Trung bình, một con gà đen ở đây nặng tầm 1.5kg. Gà đen nướng thường được ăn kèm cùng muối tiêu chanh và lá bạc hà. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được thịt của gà rất ngọt và mềm. Đừng quên thử món ngon Sapa này, chuyến du lịch của bạn sẽ hoàn hảo hơn bao giờ hết.
Cùng với thịt lợn cắp nách, cơm lam, rượu táo mèo,… rau cải mèo hấp dẫn du khách bởi sự bình dị, ngon lành. Lá cải mèo xoăn, xanh sẫm, giòn, dai hơi đắng nơi đầu lưỡi nhưng dần dần khi ăn, bạn sẽ cảm nhận thấy vị ngòn ngọt. Cải mèo xào với mỡ đông, thoáng chút cay nồng của gừng tươi là món ăn bạn nên thử khi đến Sapa.
Thắng cố Sapa
Thắng cố được mệnh danh là thứ “đặc sản độc lạ” của Sapa. Nhưng rất nhiều du khách bày tỏ sự yêu thích dành cho món ngon Sapa này. Đó là một loại đặc sản của người Mông, thường xuất hiện ở bản làng, phiên chợ. Nguyên liệu chính cho món ăn là thịt, xương, tiết và nội tạng (bao gồm lòng, mề, tim, phổi, dạ dày và tiết ngựa) kết hợp với gần 20 loại thảo dược (thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng) và nhiều loại gia vị đặc biệt khác. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa rồi thả vào. Ăn thắng cố nhất định phải uống cùng rượu ngô. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên dành cho bạn khi đến với Sapa.
Gỏi, lẩu cá hồi
Với khí hậu ôn đới, cá hồi được nuôi thành công ở Sapa. Khác với các loại cá hồi nhập khẩu, cá tại Sapa thịt chắc, màu hồng đẹp, ít mỡ, giá trị dinh dưỡng cao. Nổi bật tại đây là các món gỏi cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi nướng…
Theo Dân Việt
Đặc sản kì lạ của người Sơn La chế biến từ nguyên liệu dùng để làm... trống
Những ai chưa từng thử món ăn này đều e ngại và nhăn mặt vì nghĩ rằng mình đang "gặm" cái mặt trống.
Nói đến công dụng của trâu trong ẩm thực thì người ta chỉ biết đến những món như thịt trâu gác bếp hay thịt trâu tươi... Còn phần da thì dường như lại xuất hiện với vai trò khác là dùng để làm trống, nẹp đập lúa. Có lẽ bởi vì da trâu có đặc điểm dai, cứng và đanh nên chẳng ai nghĩ ra có thể chế biến chúng thành món gì ngon lành, hấp dẫn được. Nhưng người Sơn La lại chứng minh điều ngược lại với món đặc sản có 1 - 0 - 2 mang tên nộm da trâu.
Nộm da trâu là một món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cơm truyền thống của đồng bào người Thái. Bằng sự sáng tạo cùng với đôi tay khéo léo, người phụ nữ nơi đây đã chế biến ra những đĩa nộm độc đáo, thưởng thức một lần bạn sẽ nhớ mãi.
Món ăn này không phải dễ dàng để thực hiện, mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự cầu kì và tỉ mỉ. Sau khi lóc phần da thì người ta phải hơ chúng trên bếp lửa để làm sạch lớp lông dày và cứng. Phần vỏ đen ngoài cùng sẽ được cạo thật kĩ rồi mới cho vào nồi luộc chín trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Để món ăn có độ giòn dai thì trước khi thái thành từng miếng mỏng, phải ngâm chúng với nước lạnh.
Những miếng da trâu được thái khéo léo thành từng bản mỏng vừa, đều đặn. Điều làm nên hương vị quyến rũ cho món ăn này chính là nước măng chua. Không phải vị chua gắt của chanh hay giấm mà cái thơm thanh, man mát của loại măng củ tươi mới tạo điểm nhấn cho đĩa nộm. Từ những miếng da trông chẳng hấp dẫn nhưng sau lần xử lí thì chúng chuyển sang màu vàng nhạt, trong trong rất lạ mắt.
Một đĩa nộm đúng vị Sơn La phải có sự góp mặt của đầy đủ các loại nguyên liệu, gia vị địa phương. Đó chính là những quả trám rừng, hạt mắc khén, mùi ta, mùi tàu, rau thơm, lạc rang.... Mỗi thứ một ít nhưng giao hòa ăn ý tạo nên hương vị chẳng lẫn vào đâu của núi rừng Tây Bắc.
Tuy nguyên liệu làm người ta có chút ngại miệng nhưng khi chiêm ngưỡng phần nộm được bày biện đẹp mắt, ai cũng nôn nao muốn thưởng thức ngay. Gắp thử miếng da trâu vàng ửng, bạn sẽ cảm nhận cái chua thanh, giòn sật đang dần chiếm lấy vị giác. Đâu đó là một chút hăng của măng, bùi bùi của lạc rang quyện thêm mùi thơm của mắc khén rất lạ miệng.
Thật khó có ai nghĩ rằng từ những miếng da trâu đanh cứng mà có thể "hô biến" thành thứ đặc sản hấp dẫn như thế. Món ăn không chỉ thể hiện được sự khéo léo, tỉ mẩn của người phụ nữ Thái mà còn góp phần làm phong phú cho nền ẩm thực Tây Bắc thêm đặc sắc, phong phú.
Theo Trí Thức Trẻ
Thịt trâu gác bếp Nét đẹp văn hóa ẩm thực Tây Bắc Tây Bắc với những dãy núi cao, hiểm trở, quanh năm ẩn trong sương mù cùng những người dân tộc Thái, Mường, Dao chân chất, bình dị nên đã hấp dẫn rất nhiều du khách thập phương. Một trong những điều không thể không nhắc đến ở Tây Bắc đó chính là nền ẩm thực tinh hoa với món đặc sản thịt trâu...