Những món hàng kỳ cục được rao bán trên eBay
eBay là một tập đoàn của Hoa Kỳ, quản lý trang web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Ngoài những món hàng bình thường như quần áo, giày dép, phụ kiện…., trang mạng này còn rao bán những món hàng vô cùng kì lạ khác.
1Ngôi làng 800 năm tuổi giá 2 triệu Euro (khoảng 65 tỷ đồng)
Vào hồi tháng 6 vừa qua, ngôi làng cổ 800 năm tuổi có tên Pratariccia, nằm ở vùng quê Tuscan, miền Trung Italia đã chính thức được rao bán trên trang mua sắm trực tuyến eBay với giá 2 triệu Euro ( khoảng 65 tỷ VND). Tuy nhiên, quảng cáo của ngôi làng này không nằm trong mục đấu giá mà nằm ở vị trí dành cho các quảng cáo rao vặt với tên gọi “Rao bán thôn trung cổ”. Theo quảng cáo này, ngôi làng có giá 2 triệu Euro (đã được “giảm” giá ½, so với giá ban đầu là 4 triệu Euro). Nếu khách hàng nào có ý muốn giao dịch, họ có thể liên hệ với đại lý bất động sản quản lý ngôi làng này dựa vào thông tin kèm theo.
Tọa lạc trên ngọn đồi thơ mộng cao hơn 700 mét so với mực nước biển, bao gồm 25 ngôi nhà cổ và các khu nông nghiệp liền kề và có nhiều tiềm năng du lịch có vẻ như ngôi làng này vẫn được định giá quá “rẻ”. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, ngôi làng này đã bị bỏ hoang. Một thời gian sau, mới có lác đác vài người tới cư trú tại ngôi làng này. Tuy nhiên, khi những người già qua đời, những người trẻ ra đi lập nghiệp, ngôi làng này lại bị bỏ hoang thêm một lần nữa. Ảnh minh họa trên eBay cho người xem thấy ngôi làng chẳng khác nào một “thị trấn ma” khi tường đã rêu phong như sắp muốn sập đổ, cỏ dại mọc um tùm.
Thế nhưng, nếu được đổ tiền vào tu sửa và chỉnh trang, ngôi làng này rất có khả năng trở thành một khu du lịch cao cấp nhờ những lợi thế vốn có của nó. Đây chính là điểm hấp dẫn mà nhiều nhà đầu tư đã nhìn thấy được và gọi điện liên hệ, xin ảnh, thậm chí là đặt cọc tiền với Công ty Bất động sản LPQ Immobiliare – đơn vị được ủy quyền sở hữu và rao bán ngôi làng này. Tuy nhiên, đến giờ ngôi làng vẫn chưa có chủ mới và việc rao bán trên eBay vẫn đang được tiến hành.
2- Rao bán linh hồn
Người phụ nữ mang tên Lori N., một cây viết tự do “đen đủi” tại Mỹ mới đây đã quyết định bán… chính linh hồn của mình trên eBay. Lori N. có một cuộc sống bình thường của một nhà văn nhưng một tai nạn xảy ra vào 5 năm trước đã thay đổi tất cả. Lori bị hôn mê trong vòng 3 tuần, vỡ xương hông, xương chậu, xương ức và cả xương sườn gãy chân, dập phổi và mất đi một bên ngực.
Lori cho biết thứ mà cô cung cấp sẽ là cơ hội để một người nào đó cứu rỗi lấy linh hồn cô. Họ có thể thực hiện bằng việc cầu nguyện, tâm sự với cô và sẽ được trao giấy chứng nhận. Theo Lori, quảng cáo này thực chất là một lời kêu cứu.
“Món hàng” kì cục này hiện không còn niêm yết nữa do eBay không cho phép… rao bán những bộ phận của cơ thể người trên trang mạng của mình. Tuy nhiên, theo nhiều người chứng kiến và chụp lại màn hình (ảnh trên), giá khởi điểm cho linh hồn của Lori là 2.000 USD và trước khi bị xóa, nó có lượng truy cập rất cao.
Trước đó, hồi tháng 2, một sinh viên tại đại học Washington (Mỹ) cũng rao bán một món hàng tương tự với giá rẻ hơn, chỉ 400 USD.
Video đang HOT
3- Xe hơi bị mất cắp của gia đình
Sau 42 năm &’đào xới” khắp nơi để kiếm tìm chiếc xe hơi Austin Healey 3000 được sản xuất vào năm 1967 đã bị đánh cắp của mình, Bob Russell – người đàn ông ở Dallas cũng tìm ra nó, và nơi ông tìm thấy, không đâu khác chính là từ trang đấu giá trực tuyến eBay.
Theo Bob, trong khi đang hẹn hò với một cô gái – chính là vợ ông sau này – tại nhà riêng của mình ở Philadenphia, kẻ gian đã lẻn vào và lấy mấy chiếc xe trị giá 3.000 USD này của ông. Khi Internet xuất hiện và dần trở nên phổ biến, Bob ngày ngày lên mạng tìm kiếm chiếc xe của mình giữa một “bể thông tin vô tận”, đặc biệt là trên trang đấu giá eBay. May mắn đã đến vào một ngày cuối tháng 5 vừa qua, ông đã tìm thấy chiếc xe này khi nó đang được bán đấu giá tại một câu lạc bộ xe hơi ở California.
Nhờ cơ quan cảnh sát, ông đã nhận lại được “đứa con cưng” của mình với mức giá chỉ 1.500 USD. Trong khi trên eBay, nó có giá tới 24.000 USD vì khá… cổ.
Tuy nhiên, đây chưa phải là trường hợp duy nhất. Vào năm 2007, cũng có một trường hợp hy hữu tương tự xảy ra, khi một cảnh sát về hưu ở Mỹ có tên Ronald đã may mắn được tái ngộ với chiếc Thunderbird đời 1956 của mình sau 31 năm thất lạc vì bị đánh cắp.
4- Và những món đồ “độc” của sao…
Năm 2004, bã kẹo cao su của nữ ca sĩ Britney Spear được đấu giá trên eBay với mức giá tới… 14.000 USD. Món đồ này đi kèm với những bức ảnh chụp lén nơi Britney nhai và nhả bã kẹo. Cũng trong năm này, rất nhiều bã kẹo của Britney được rao bán trên Internet với mức giá từ 5-10 USD.
Miếng bánh mì kiểu Pháp cắn dở của nam ca sĩ Justin Timberlake tại một cuộc phỏng vấn vào năm 2006 đã được rao bán trên eBay và được mua với giá hơn 3.000 USD.
Mớ tóc của ca sĩ nhí Justin Bieber được MC kì cựu Ellen DeGeneres đấu giá trên eBay với mức giá chốt là 40.668 USD.
Vào năm 2010, chiếc toilet bằng sứ của nhà văn nổi tiếng J.D. Salinger lấy từ ngôi nhà tại New Hampshire của ông được rao bán với mức giá “khủng” 1 triệu USD với lí do nhà văn đã sáng tác ra nhiều tác phẩm để đời khi “tọa” trên “ngai vàng” này.
Khăn giấy bẩn đã sử dụng của Scarlett Johansson được MC chương trình truyền hình Tonight bán trên eBay với giá 5.300 USD sau đó chuyển số tiền này làm từ thiện.
Chiếc bình được cho là chứa hơi thở của “ông bà Smith”, cặp vợ chồng nổi tiếng Hollywood được bán với giá 530 USD trên eBay.
Theo vietbao
Thương mại điện tử VN: Lấp ló bình minh
Năm 2012 đang là năm sôi động của TMĐT Việt Nam bắt nguồn từ những thương vụ đầu tư, sát nhập, thành lập quy mô lớn trong lĩnh vực TMĐT cuối năm 2011 của hàng loạt tập đoàn trong và ngoài nước, các công ty giàu kinh nghiệm.
Sự nhập cuộc của các tập đoàn nước ngoài
Bắt đầu nhen nhóm từ năm 2008, dần trở nên rõ nét vào cuối năm 2011, xu hướng xâm nhập mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài với làn sóng rót vốn vào các doanh nghiệp VN trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), điển hình như: Sự xuất hiện của hàng loạt ông lớn trong làng TMĐT thế giới như Alibaba, Rakuten, Ebay... kèm theo "những cái bắt tay chiến lược" với những doanh nghiệp TMĐT "đình đám" trong nước, 3 quỹ đầu tư IDG Ventures, Rebate Net Works và ru-Net đầu tư 60 triệu USD vào MJ Group, hay mới đây nhất là Intel tuyên bố rót vốn vào VCCorp, đến nay, dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
"Xu hướng này có thể sẽ rõ hơn trong năm 2012. Lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các hãng TMĐT hàng đầu trên thế giới, cũng như của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài muốn triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT ở Việt Nam", ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhận định.
Theo số liệu thống kê 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn nhưng TMĐT lại có những dấu hiệu tích cực, tổng doanh thu ngành đạt mốc 85 tỷ USD. Điều đó cho thấy TMĐT là một ngành kinh doanh thích ứng với khủng hoảng. Và tiềm năng phát triển TMĐT tại một thị trường gần 90 triệu dân như Việt Nam hiện nay là rất lớn.
Doanh nghiệp Việt "hòa nhịp ca"
Trong hoàn cảnh như vậy, các "ông lớn" có lợi thế về kinh nghiệm, tài chính, truyền thông... có lẽ cũng không thể "ngồi yên" trước "miếng mồi béo bở" này và đã rục rịch triển khai các kế hoạch giàu tham vọng của mình.
FPT Online công bố lấn sân TMĐT, đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 60% trong năm 2012. Thế Giới Di Động ra mắt website bán hàng trực tuyến Dienmay.com hay VNG thành lập G8 nhắm tới hoạt động trong lĩnh vực TMĐT đã khiến cho thị trường sôi động hơn bao giờ hết.
Tương tự, VC Corp "bố cáo chiêu mộ hiền tài" với số lượng đăng tuyển lên tới 300 vị trí khác nhau mặc dù hiện tại VC Corp đang sở hữu 6 kênh TMĐT đứng nhất nhì thị trường. Song, trong kế hoạch sắp tới, đơn vị này dự định sẽ còn ra mắt thêm 10 sản phẩm nữa.
Ngay cả những "tay ngang" dường như cũng nhìn ra "miếng ngon khó bỏ" từ thị trường TMĐT Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn Tryền thông VMG, "ông lớn" của thị trường nội dung số Việt Nam vừa chính thức ra mắt hệ thống Lingo bao gồm hai sản phẩm chính là thẻ đa năng Lingo Card và website thương mại điện tử Lingo Shop. Hành động này của VMG được giới quan sát đánh giá là "mạo hiểm" tuy nhiên lãnh đạo VMG khá tự tin vì có những lợi thế cạnh tranh riêng.
Bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào TMĐT để trở thành kênh bán hàng chủ yếu cho mình trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay: Thương hiệu Canifa đầu tư vào kênh online cho tất cả các nhãn hàng của mình, website ngoisao.net mở sàn bán hàng thời trang riêng, Dệt may Đông Xuân triển khai dự án TMĐT...
"Sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn cũng phải tìm tới những kênh tiếp cận khách hàng mới và tiết kiệm chi phí hơn. Đó chính là cơ hội cho TMĐT Việt Nam, không chỉ dừng lại ở các sàn giao dịch mà còn là các website bán hàng B2C, các hình thức kinh doanh gắn kết lợi ích của khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp và đó cũng là điều mà Lingo hướng tới" - đại diện của tập đoàn VMG chia sẻ.
Sự gia tăng các doanh nghiệp gia nhập lĩnh vực này sẽ khiến thị trường này sôi động hơn và phần nào kích thích sự phát triển của TMĐT VN. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ chảy về túi các "đại gia" nước ngoài hay nghiêng về các công ty nội địa với lợi thế am hiểu địa phương, chờ xem sẽ rõ.
Theo VNN
Tìm hiểu về Rocket Internet: Ông chủ của 2 sản phẩm đang khuấy động thị trường TMĐT Việt 1. Khởi nguồn của Rocket Internet Rocket Internet được sáng lập bởi 3 anh em nguoi Đức đó là Marc, Oliver và Alexander Samwer. Mô hình kinh doanh họ khởi tạo chủ yếu là copy những mô hình kinh doanh thành công ở thị trường Mỹ thành những mô hình riêng của mình, rồi từ đó bán cho những nhà đầu tư riêng...