Những món đồ công nghệ giá cắt cổ Apple từng bán
Apple vốn là một nhà sản xuất nổi tiếng với những sản phẩm giá cao nhưng nổi bật nhất vẫn là các thiết bị như Apple LISA, Twentieth Anniversary Macintosh, Macintosh Portable.
Apple LISA năm 1985 (9.995 USD): Năm 1985, Apple trình làng chiếc máy tính mang tên LISA với giá lên tới 9.995 USD. Với tỉ lệ lạm phát hiện tại, mức giá này có thể tương đương tới 24.000 USD. Apple LISA là chiếc máy tính đầu tiên có giao diện đồ họa (GUI) và sử dụng chuột để điều khiển.
Twentieth Anniversary Macintosh năm 1997 (7.499 USD): Nhân kỉ niệm 20 năm dòng máy Mac ra đời, Apple đã bán Twentieth Anniversary Macintosh (TAM) với giá 7.499 USD (tương đương 11.200 USD hiện tại). Nhưng chưa đến một năm, giá chiếc TAM đã giảm xuống còn 1.995 USD. Khi bán hết, thiết bị này cũng bị ngừng sản xuất. TAM được xem là tiền thân của những chiếc iMac hiện đại.
Macintosh Portable năm 1989 (7.300 USD): Vào tháng 9 năm 1989, Apple trình làng chiếc máy tính “di động” đầu tiên. Dù mang tên portable, nghĩa là di động, nhưng máy vẫn có khối lượng khá lớn, khoảng 7,3 kg. Tuy nhiên, với ý tưởng đột phá này, Apple bán chiếc Macintosh Portable với giá 7.300 USD, khoảng 14.300 USD giá trị hiện tại.
Apple LaserWriter năm 1985 (6.995 USD): Chiếc máy in Apple LaserWriter có khả năng kết nối hàng hàng chục máy tính Macintosh khác nhau. Năm 1985, Apple bán thiết bị này với giá 7.300 USD, tương đương 13.000 USD vào năm 2017. LaserWriter là chiếc máy in laser thương mại đầu tiên được tung ra thị trường phổ thông. Nó góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng in ấn văn phòng nhưng không thể phủ nhận đây là môt thiết bị đắt đỏ.
Apple Watch Edition năm 2015 (17.000 USD): Apple Watch lên kệ chính thức vào năm 2015 sau rất nhiều đồn đoán với mức giá khởi điểm 349 USD. Tuy nhiên, với phiên bản Edition, người dùng phải bỏ ra ít nhất 10.000 USD để sở hữu. Apple Watch Edition có nhiều phiên bản khác nhau như thân máy vàng hồng hay mạ vàng 18 karat.
Mac Pro “cấu hình tối đa” năm 2013 (20.934,45 USD): Trên thực tế, giá của sản phẩm bao gồm phiên bản cấu hình cao nhất của Mac Pro và bộ phụ kiện đầy đủ mà Apple đề xuất. Cụ thể, người dùng phải bỏ ra 3.500 USD cho máy Mac Pro có chip xử lí 12 nhân, thêm 1.200 USD cho RAM 32 GB, card màn hình FirePro D700 giá 1.000 USD,…
Video đang HOT
Gia Bảo
Theo Zing
Những sản phẩm tốt nhất và tệ nhất của Apple trong 40 năm
Suốt chặng đường kéo dài 40 năm qua, hầu hết các sản phẩm của Apple đều được đánh giá cao, nhưng không phải vì vậy mà thiếu đi những sản phẩm mang lại sự thất vọng, theo PCWorld.
Apple đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm mới có thể được như ngày nay - Ảnh: AFP
Apple II
Apple II là máy tính đầu tiên của Apple được thiết kế cho thị trường đại chúng và bán ra vào ngày 10.6.1977, một năm sau khi Apple I ra mắt.
Thiết kế bởi Steve Wozniak, Apple II được sử dụng để học lập trình và tìm hiểu các kỹ năng máy tính. Thành công của sản phẩm đó là giúp xác định thị trường máy tính cá nhân và Apple trở thành một cái tên được chú ý. Máy tính này vẫn được sản xuất đến năm 1993, trước khi Apple II bị ngừng bán.
Macintosh
Khi Apple giới thiệu Macintosh vào năm 1984, có lẽ rất ít người nghĩ rằng cái tên này sẽ gắn bó với công ty trong hơn 30 năm, mặc dù nó được rút ngắn tên lại thành Mac.
Macintosh trở thành một trong những sản phẩm tồn tại lâu đời nhất của Apple - Ảnh: Apple
Macintosh ban đầu chỉ có 128 kilobyte bộ nhớ và là chiếc máy tính chủ đạo đầu tiên đi kèm với một giao diện người dùng đồ họa và một con chuột.
iPod
Khi iPod ra mắt vào năm 2001, sản phẩm ngay lập tức trở thành tiêu chuẩn vàng dành cho các máy nghe nhạc kỹ thuật số khác.
Với sự kết hợp giữa iPod và iTunes, người dùng có thể sở hữu và nghe nhạc kỹ thuật số dễ dàng, giúp Apple nhanh chóng vượt qua các đối thủ, tiêu biểu như Sony vốn là công ty bán các sản phẩm nghe nhạc trong nhiều năm.
Sự phổ biến của iPod đã đặt nền móng cho thành công của Apple trong những năm tiếp theo, cho đến khi công ty tạo ra một sản phẩm mang tính đột phá, đó là iPhone.
iPhone
Tầm quan trọng của iPhone đối với Apple kể từ ngày ra mắt thực sự không thể không thừa nhận. Sản phẩm giúp định nghĩa lại thị trường smartphone, mở ra một kỷ nguyên internet di động và đưa sản phẩm của Apple vào tay của hàng trăm triệu người tiêu dùng. Đó là thiết bị bán chạy nhất của Apple kể từ ngày thành lập cho đến nay.
iPhone chính là con gà đẻ trứng vàng cho Apple kể từ ngày ra mắt - Ảnh: Apple
OS X
Sự xuất hiện của OS X vào năm 2001 đã đánh dấu một sự thay đổi lớn cho người dùng Mac, và là cơ sở cho 15 năm đổi mới phần mềm tiếp theo.
OSX dựa trên phần mềm được phát triển từ NeXT, nơi Steve Jobs đến làm việc sau khi rời Apple vào năm 1985, và BSD. Việc Apple tiến hành nâng cấp OS X thường xuyên đã giúp cho Mac luôn tươi mới để tăng cường sự cạnh tranh.
Macintosh Portable
Thế nhưng không phải mọi thứ đều thành công đối với Apple. Vào năm 1989, máy tính phần lớn là một sản phẩm để bàn, và sự ra mắt của Macintosh Portable hứa hẹn giúp cho người sử dụng mang máy đi làm việc ở bất cứ nơi nào họ muốn.
Với một màn hình đơn sắc LCD 9,8 inch, ổ đĩa mềm và trackball, máy tính nhìn chung là tốt vào thời điểm đó. Tuy nhiên, trọng lượng nặng đến 7 kg có lẽ là điều tồi tệ nhất của sản phẩm. Nhược điểm khác của máy đó là, khi pin hết, bạn sẽ không thể sử dụng nó từ ổ cắm tường, và bạn phải chờ cho đến khi sạc pin lại thì mới có thể tiếp tục sử dụng.
Power Mac G4 Cube
Ngoại hình không phải là tất cả mọi thứ, mà trong trường hợp này chính là Power Mac G4 Cube. Khi máy tính được ra mắt với giá 1.799 USD vào năm 2000, Apple đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào sản phẩm. Tuy nhiên công ty đã phải ngưng sản phẩm sau đó một năm do doanh số bán hàng thấp hơn so với dự kiến.
Giá bán cao có thể là nguyên nhân khiến Power Mac G4 Cube ế nặng - Ảnh: Apple
eWorld
Trước khi internet phổ biến ra bên ngoài phòng nghiên cứu và các trường đại học, đã có một số ít dịch vụ trực tuyến xuất hiện. Apple eWorld ra mắt vào tháng 6.1994 để cung cấp dịch vụ email, bảng thông báo và giới hạn truy cập đến các dịch vụ internet.
eWorld cạnh tranh với dịch vụ lớn như America Online, Microsoft Network và CompuServe, đạt được khoảng 100.000 thuê bao trước khi bị đóng cửa hai năm sau đó. Một phiên bản dành cho PC của eWorld đã không bao giờ được phát hành như kế hoạch, và người dùng được chuyển sang AOL khi nó đóng cửa.
Newton
Đôi khi đi trước thời đại cũng khiến một công ty phải thất bại, và điều này đã xảy ra với Newton của Apple, một PDA (Personal Digital Assistant) tiên phong trong khả năng nhận dạng chữ viết tay.
Apple đã nghĩ đến máy tính bảng từ lâu, nhưng sản phẩm đã ra mắt không đúng thời điểm - Ảnh: Apple
Nguyên nhân cho sự thất bại của Newton chính là nó có thời lượng pin kém và giá cao. Cuối cùng Apple đã phải hủy bỏ việc kinh doanh thiết bị này vào năm 1998.
Kiến Văn
Theo Thanhnien