Những món bún dễ làm mà ngon khó cưỡng của người Việt
Trời lành lạnh lại giục người ta nhớ đến bát bún nóng rẫy, nước dùng thơm lừng tỏa khói nghi ngút rưới lên từng sợi bún trắng ngần, ngây ngất hương hành hoa… Bún chả gợi nhớ cái nồng nàn của bếp lửa than hồng…
Từng xiên thịt nóng rẫy được trút ra đĩa, vẫn còn thơm nưng nức mùi khói bếp than – cái hương vị mà cách xa cả vài con gió vẫn dễ dàng nhận ra và giục người ta đói bụng, bày thêm vào đó ít rau sống, dưa củ muối chua và đĩa bún trắng ngần.
Bún ăn ngon nhất định phải lựa bún Phú Đô – ngôi làng cả bao đời làm bún đã “thành thần” ở Hà Nội. Sợi bún mềm mà vẫn dai, vẫn chắc, không chua, trắng ngần, chấm cùng nước mắm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, chỉ cắn nhẹ một miếng thôi mà như gói trọn cả tư vị e ấp của khắp đất trời!
Bún riêu thơm thảo như tấm lòng mẹ năm nào…
Ai lớn lên từ đồng quê lam lũ hẳn đều từng nếm qua những nồi riêu cua béo ngậy, đặc những gạch cua đồng – những chú cua béo mẫm, càng chắc lẳn, chạy ngang nhanh như cắt khắp những lạch, bờ ruộng năm nào. Những ai chưa từng tự mình nếm thử cái tư vị trời lạnh căm căm tung tăng trên đồng trống, lần mò các bờ mương, lạch móc cua về đưa mẹ nấu chắc chắn cũng không thể không nhớ thương cái hương vị ngọt đậm nồng nàn của bát bún riêu cua, riêu ốc lúc đông về.
Ăn bún riêu thú nhất là phần riêu cua phủ lên trên bún, càng nhiều, càng đặc, càng nguyên chất càng thú, và càng khó làm. Cái vị ngọt đậm, béo, bùi tự nhiên hòa lẫn cùng miếng ốc trắng ngần, giòn lựt sựt, quyện với hương nước dùng thơm, nóng hổi, dường như có thể đánh thức cả một sớm đông lạnh giá nhất dải Bắc Bộ này!
Bún riêu ngọt đượm, nồng nàn biết bao hương vị của thuở ấu thơ!
Hà Nội ngày nay quán ăn mọc lên đầy rẫy nhưng cái tư vị của gánh bún ngày xưa giản dị đơn sơ nơi hè phố mà ngon đến miền Trung, miền Nam cũng phải hay tiếng thì lại chẳng mấy nơi còn giữ được.
Những sớm đông lạnh, những tối muộn căm căm, mình ghé vào Quán Ăn Ngon trên Hoàng Đạo Thúy, lại thấy hồn như ngây ngẩn trước những mái nhà gạch, tường ve vàng nghiêng nghiêng, trước những bàn, ghế gỗ đơn sơ như gói trọn cả hồn Hà Nội một thời còn tấp nập 36 phố phường…
Lần giở thực đơn, trước những bún thang, bún đậu, bún thịt luộc mắm tép, bún dọc mùng chân giò, bún bò Nam Bộ, bún đậu mắm tôm,…, bỗng nhiên tần ngần, thoáng chốc chẳng biết phải chọn món nào!
Video đang HOT
Quán Ăn Ngon – Góc cho ta tìm về những hương vị trong ký ức
Thật tốt vì vẫn còn có những nơi như Quán Ăn Ngon, tỷ mỉ và dịu dàng đến vậy, nâng niu từng món ăn dân dã của mỗi vùng miền, gói gọn trong một tô bún, một miếng bánh là bao sự thăng trầm của thời gian, bao sự mê đắm của lòng người, cũng như bao ký ức một thuở cũ xưa…
Bún thang ngon, chuẩn vị Hà Nội cho bữa sáng
Bún thang là một món ăn mang đậm hương vị của người Hà Nội nổi tiếng bởi sự cầu kỳ và tinh tế để tạo nên món ăn ngon nổi tiếng.
Nguyên liệu làm bún thang
Giò lụa: 100 gr (chả lụa)
Xương ống heo: 500 gr
Gà ta: 1 con
Trứng vịt: 2 quả
Bún sợi nhỏ: 1.5 kg
Tôm sú: 200 gr
Tôm khô: 100 gr
Râu mực: 3 cái (hoặc sá sùng)
Hành lá, rau răm, hành khô và gừng nướng, nấm hương, củ cải khô
Gia vị: Mắm tôm, nước mắm, 1 chút đường phèn, giấm, đường cát trắng.
Bún thang thơm ngon, đậm đà dư vị Hà thành (Ảnh minh họa)
Cách làm bún thang chuẩn vị Hà thành
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Giò lụa thái thành sợi thật nhỏ, để riêng.
Hành lá, rau răm đem nhặt rồi rửa sạch với nước và để ráo rồi đem thái nhỏ, để riêng.
Gừng rửa sạch, để ráo nước.
Hành tím bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi đem đập dập, băm nhỏ, để riêng.
Củ cải khô ngâm nước ấm 30 phút cho nở ra rồi đem rửa lại với nước sạch. Tiếp theo, bạn thái sợi thật nhỏ và trộn với 2 thìa giấm, 1 thìa đường trắng, trộn đều và để 30 phút cho củ cải thấm gia vị.
Nấm hương nhặt sạch cắt bỏ phần chân đen, rửa sạch, thái nhỏ.
Tôm khô nhặt bỏ bụi bẩn, để riêng.
Tôm sú cắt bỏ đầu, bỏ đuôi, bóc bỏ vỏ, tách bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm rồi đem rửa sạch. Cho tôm vào cối giã sơ qua rồi để riêng.
Đánh trứng vào bát, thêm chút hạt nêm vào, khuấy đều và để riêng.
Gà rửa kỹ với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo.
Xương heo rửa sạch với nước muối pha loãng, rửa lại với nước sạch và để ráo.
Gừng đã rửa sạch đem nướng cho đến khi nào chín và có mùi thơm.
Tiếp đó, cho râu mực lên bếp nướng chín, đợi đến khi râu nguội, xé thành sợi nhỏ là được.
Bước 2: Nấu nước dùng
Các bước làm bún thang (Ảnh minh họa)
Cho gà vào nồi luộc, đến khi sôi thì cho một chút gia vị 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng cafe muối và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Sau khi vớt ra để nguội, bạn dùng tay xé sợi vừa ăn và để riêng.
Xương lợn cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ hết nước đó đi, cho ra vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Sau đó đổ xương vào nồi nước luộc gà ninh nhừ (khoảng 2 - 3 tiếng) để làm nước dùng.
Khi nồi nước ninh xương đun được khoảng 50 phút đến 1 tiếng, thì cho râu mực nướng chín, tôm khô đã rang, nấm hương, 1 viên đường phèn, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối và chút nước mắm vào, khuấy đều.
Tiếp tục ninh thêm 1 hoặc 2 tiếng nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho hành lá và rau răm xắt nhỏ vào, rồi tắt bếp.
Bước 3: Làm tôm ruốc và trứng
Hoàn thành xong bún thang ngon chuẩn vị Hà Thành (Ảnh minh họa)
Cho tôm khô vào rang thơm rồi cho ra đĩa. Tiếp đó, cho chút dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, đến khi dầu nóng già thì cho tôm sú đã giã vào, thêm chút nước mắm rồi sao cho tôm chín, hơi khô lại thành ruốc tôm thì cho ra đĩa.
Cho bát trứng đã đánh vào rán sao cho thật mỏng. Đến khi chín cho trứng ra đĩa, đợi trứng nguội thì thái thành sợi nhỏ.
Bước 4: Bún đem chần qua với nước, xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong. Nếu ai có thể ăn được mắm tôm thì bạn cho thìa cafe mắm tôm lên trên rất thơm ngon và hấp dẫn.
Bún thang là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội, được nhiều người yêu thích bởi vị của nước dùng rất ngọt, đậm đà, trong veo và thơm nồng mùi tôm khô khiến món ăn có mùi vị rất đặc trưng và ngon khó cưỡng.
Bún thang lươn: Món đặc sản Hưng Yên không chỉ ngon còn tốt như thang thuốc quý Bún thang lươn được xem là một trong những đặc sản nổi tiếng của Hưng Yên. Bún thang lươn là sự kết hợp của màu sắc các nguyên liệu và hương vị thơm ngon, thanh khiết. Món ăn được ví như một thang thuốc bổ có nhiều dưỡng chất tạo cho bát bún trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo. Bún...