Những món ăn mùa lạnh nổi tiếng trên thế giới
Tạp chí du lịch CNNgo đưa ra những gợi ý các món ăn truyền thống xua đi cái lạnh ở các quốc gia châu Á vào dịp đông này.
Tiết đông đang lan tỏa khắp nơi, vì thế các nhà hàng châu Á đã bắt đầu phục vụ thực khách những món ăn nóng hổi có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước. Theo Ayurveda (liệu pháp thư giãn bằng hương thơm của người Ấn Độ) và những phương thuốc truyền thống Trung Quốc, nên ăn những món ăn nóng hoặc đang bốc khói như thịt cừu với gia vị bạch đậu khấu trong những đợt rét.
CNNgo gợi ý 9 món ăn mùa đông được ưa thích nhất và điểm đến tuyệt nhất để thực khách thưởng thức chúng:
1. Trung Quốc: Súp gà đen
Súp gà là món ăn chống lại giá lạnh truyền thống của Trung Quốc. Gà đen có nhiều protein hơn, ít chất béo và ít calo hơn so với gà thường. Các đầu bếp cũng thêm vào cây goji ngọt, mứt và các loại thảo mộc để cân bằng âm dương trong cơ thể.
2. Hong Kong: Súp rắn
Tại Hong Kong, rắn máu lạnh là thức ăn ưa thích để làm ấm người. Theo truyền thống, món rắn được lấy từ chính chuồng nuôi của nhà. Món súp rắn được cho là làm tăng tuần hoàn máu và làm giảm đau cho các vết thương trong mùa lạnh. Thịt của loài bò sát này được làm ngọt bằng hoa cúc và thảo mộc và được bày biện đẹp mắt và được giới thiệu là có vị ngon như thịt gà
Video đang HOT
3. Triều Tiên: súp Seolleongtang
Seolleongtang là tên gọi món súp kiểu Hàn Quốc làm từ thịt bò và xương được ninh kỹ. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 15, vua Seongjong thường bắt đầu nghi lễ bằng việc cúng tế một con bò để làm món “súp phủ tuyết” mà sau đó ông sẽ ăn cùng với những người trong hoàng tộc. Xương bò ninh nhừ và thịt của món súp này đôi lúc sẽ được trộn với mì trắng và luôn luôn được bày biện với kimchi làm từ củ cải
4. Hàn Quốc: canh Tteokguk
Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc có truyền thống thưởng thức món canh Tteokguk (canh bánh dày) được làm từ bánh dày, hành tây xanh, trứng và rong biển. Màu trắng của bánh tượng trưng cho sự thuần khiết, còn hình dáng giống như đồng tiền của bánh dày được cho là mang lại sự thịnh vượng. Người ta cũng có thể ăn món canh này cùng với các loại bánh bao.
5. Mông Cổ: Lẩu thịt cừu
Thường xuyên phải đối mặt với việc thiếu các công cụ, những chiến binh Mông Cổ xa xưa đã nghĩ ra cách luộc trứng trong những chiếc mũ chiến đấu của họ. Ý tưởng ngâm các nguyên liệu vào một nồi nước dùng đang sắp sôi lên đã lan truyền tới phía bắc Trung Quốc trong triều đại nhà Đường.
Món lẩu của người Mông Cổ hiện tại vẫn còn phổ biến tại Trung Quốc, và lẩu thịt cừu thái lát mỏng luôn là lựa chọn tuyệt vời vào những ngày lạnh giá.
6. Nhật Bản: món Oden
Oden là món ăn cổ truyền của Nhật Bản, thích hợp khi ăn trong tiết trời rét và là món ăn rất phổ biến tại đất nước mặt trời mọc. Khởi đầu cách đây hơn 800 năm với cách chế biến đơn giản, hầm đậu phụ trong nước dùng, trải qua thời gian, công thức chế biến ngày càng phong phú đa dạng, mỗi vùng miền lại mang những đặc trưng riêng biệt.
Hiện nay, oden bao gồm 2 thành phần chính là nước dùng được nấu từ cá ngừ được bào nhỏ và rong biển, thành phần cho vào bao gồm: củ cải, trứng, konyaku v.v.
Oden tại các vùng khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng của vùng đó, ví dụ như ở Nagoya, Oden sẽ được dùng với xì dầu làm nước chấm. Oden tại Shizuoka sử dụng canh tối màu với thịt bò và nước tương tối và tất cả các thành phần thì được nướng xiên. Cá sấy khô và cá mặt đất (cá thu hoặc katsuobushi) và bột aonori (từ rong biển) được rắc lên mặt trên trước khi ăn.
7. Nhật Bản: lẩu Nabemono
Nabemono là món ăn được yêu thích trong mùa đông của người Nhật, được chế biến từ hải sản, thịt gà hoặc thịt heo và rau củ. Đây là món ăn nấu trong nồi canh hầm để ngay trên bàn, các thành phần được sắp xếp nghệ thuật trên đĩa phẳng để cho mỗi người tự ăn món mình thích. Hai món thông dụng là Mizutaki (lẩu với nước dùng không béo, thịt gà, rau cải, cá) và Yose nabe (thịt gà, hải sản, rau).
8. Bắc Ấn Độ và Pakistan: Til laddus
Món til laddus, một món ăn phổ biến ở phía bắc Ấn Độ và Pakistan, còn được gọi là bánh vừng. Đây là món ăn rất thích hợp trong bữa ăn với gia đình hoặc bạn bè. Món ăn này có hương vị ấm nóng và được coi là mang lại nhiều thuận lợi. Tuy nhiên không nên ăn nhiều một lúc vì nó sẽ dễ làm bạn ngấy.
9. Nepal: bánh Yomari
Tháng 12 hàng năm, người Nepal thường bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần cai quản mùa màng bằng việc làm bánh yomari. Đây là loại bánh làm từ bột nếp với đường mía, bơ sữa trâu và hạt vừng, sau đó được nặn tạo hình như những quả sung và được hấp nóng bằng hơi nước.
Đây là món chay rất nổi tiếng và được ưa chuộng không chỉ ở Nepal mà còn với cả những người ăn chay trên toàn thế giới. Lễ hội bán Yomari (có tên là Yomari Punhi) luôn được tổ chức tại các vùng ở thủ đô Kathmandu của Nepal vào cuối mỗi tháng 12.
Theo Tạp chí ẩm thực