Những món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực miền Tây
Lẩu mắm thơm nồng, lẩu cá linh bông điên điển như bức tranh màu sắc hay cháo cá lóc đậm đà… là những món ngon nhất định bạn phải thử khi đến miền Tây.
Cơm tấm
Nếu về miền Tây, chắc chắn bạn không thể bỏ qua món cơm tấm trứ danh và phổ biến đến mức đi tới đâu bạn cũng có thể nhìn thấy các biển hiệu hàng quán. Có rất nhiều những biến tấu để bạn có thể lựa chọn như cơm tấm sườn, cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên, cơm tấm gà xối mỡ hay cơm tấm bò lúc lắc…
Đĩa cơm tấm trông giản dị nhưng có hương vị rất đặc trưng. Ảnh: I.T
Chỉ đơn giản là một đĩa cơm tấm, bên phủ bên trên một rẻ sườn to được tẩm ướp, chế biến theo công thức riêng của mỗi quán, phá lấu, thịt bò hay gà tùy vào sự lựa chọn của khách, ăn cùng một chút đồ chua cho đỡ ngấy nhưng món ăn đốn tim nhiều thực khách đến miền Tây.
Nhắc đến ẩm thực miền Tây là phải nhắc đến hủ tiếu. Món ăn này đã góp phần làm nên nét ẩm thực của vùng miền này với thứ nước dùng trong veo, thơm lừng mùi hành phi, mùi tôm khô và có vị ngọt tự nhiên. Tùy theo nhu cầu của thực khách mà có những loại nguyên liệu khác nhau nhưng cơ bản là nước dùng được hầm từ xương ống, thêm ít tôm, mực khô để tạo độ ngọt tự nhiên. Những miếng giò heo, sườn non được chặt miếng, hầm mềm nhưng không bị nát, những sợi hủ tiếu nhỏ, có độ dai vừa phải, không quá bở… khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.
Bún cá
Miền Tây cũng nổi tiếng với nhiều loại bún cá và mỗi vùng lại có những biến tấu khác nhau như bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang, bún cá Châu Đốc… Bún cá nổi tiếng cũng có lẽ bởi nói đến miền Tây là nói đến sông nước, có nhiều tôm cá nên các món ăn được chế biến từ cá luôn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực.
Ảnh: Zing
Bún cá ở đây ngon bởi được chế biến từ những con cá được đánh bắt tự nhiên trên những dòng sông hay đồng ruộng. Nấu bún cá khá là công phu và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nấu. Bát bún cá ngon phải có nước dùng thật trong, đậm vị ngọt của xương cá, đậm đà vị mắm ruốc và không có mùi tanh. Cá sau khi được làm sạch sẽ luộc chín rồi gỡ ra lấy phần thịt nạc, tẩm ướp cùng bột nghệ và xào sơ cho thấm gia vị. Khi ăn bạn sẽ như cảm nhận cả hương vị của miền Tây sông nước.
Cháo cá lóc
Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước và cũng là đặc sản mà người dân nơi đây thường dùng để đãi khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.
Lẩu mắm
Lẩu mắm trông như một bức tranh đa sắc. Ảnh: chudu24
Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bạn sẽ bị đốn tim nếu được thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển khi về miền Tây. Đây là món ăn dân dã của người miệt sông nước nhưng chinh phục thực khách bởi màu sắc, hương vị và thứ nước dùng sóng sánh, đậm đà khiến bạn chẳng thể nào quên được.
Lẩu cá linh đốn tim bạn bởi màu sắc rực rỡ. Ảnh: nhahangquanngon
Cách làm 3 món lẩu đậm đà hương vị miền Tây, đảm bảo ăn xong là nhớ mãi
Nhắc tới miền Tây, ngoài những khung cảnh sông nước, những miệt vườn nặng trĩu trái cây tươi ngon thì không thể không kể đến những món ăn đậm đà hương vị dân dã, đặc biệt là lẩu.
Video đang HOT
1. Lẩu cá kèo lá giang
Nguyên liệu: (cho 4 người)
- 1/2 kg cá kèo
- 1/2 kg rau đắng
- 300g lá giang
- 4 quả cà chua
- 3 nhánh tỏi
- 3 củ hành tím
- 1kg bún
- 1 quả chanh, 2 quả ớt
- Rau muống, giá, hoa chuối bảo, lá ngổ, ngò gai
- Dầu ăn, nước mắm
Cách làm:
- Cá kèo xóc muối và nước cốt chanh cho hết nhớt, sau đó rửa sạch, cho cá vào bát lớn.
- Lá giang bỏ phần dây, rửa sạch, để ráo nước. Vò nát lá hoặc dã sơ qua.
- Rau đắng nhặt lấy phần lá non, rửa sạch, để ráo nước.
- Ngò gai, giá và lá ngổ nhặt rửa sạch.
- Rau muống nhặt lất phần lá non và phần cọng, rửa sạch, ngâm nước muối, chẻ nhỏ phần cọng.
- Dùng dao bào hoa chuối, ngâm vào nước pha giấm, gần lúc ăn thì vớt ra ngoài cho ráo nước.
- Cà chua rửa sạch, để ráo nước, bổ múi cau.
- Hành, tỏi nhặt vỏ, băm nhuyễn.
- Đặt nồi sạch lên bếp, cho thêm 2 thìa canh dầu ăn vào, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó đổ 1.5 lít nước vào nồi, đun sôi lên.
- Cho cà chua, lá giang vào, thêm 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và một muỗng nước mắm.
- Đợi nước sôi lại, nêm nếm gia vị xem vừa khẩu vị chưa, nêm nếm cho vừa miệng, tắt bếp.
- Múc từng riêng từng phần nước lèo ra nồi lẩu nhỏ, cắt rau ngổ và ngò gai vào nồi, cho thêm 1 ít ớt hoặc sa tế, nấu sôi nước, cho cá kèo vào nhúng, cá chín gắp ra chấm nước mắm, dùng kèm bún, rau sống.
2. Lẩu mắm
Nguyên liệu:
- Mắm cá linh 250g
- Mắm cá sặc 150g
- Xương heo 600g
- Tôm tươi 400g
- Mực ống 250g
- Thịt lợn ba chỉ 500g
- Cá lóc 500g
- Bún rối 1kg
- Sả 3 củ băm sẵn
- Các loại rau ăn kèm: Giá đỗ, rau rút, cà tím, chuối xan, nấm rơm, bông súng, rau muống, rau đắng, húng quế, húng tây, tía tô...
- Gia vị khác: Muối, dầu ăn, đường, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá lóc đánh vẩy, làm sạch sau đó lấy phần thịt và thái thành miếng.
- Tôm tươi cắt bỏ phần râu rồi rửa sạch.
- Thịt ba chỉ rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn.
- Xương heo rửa sạch và chặt thành từng miếng sau đó luộc sơ qua để loại bỏ phần bọt bẩn và mùi hôi.
- Mực ống bỏ phần vòi mực và xương ống màu trắng sau đó làm sạch và cắt thành từng khoanh tròn.
- Cà tím rửa sạch cắt thành khúc vừa ăn.
- Chuối xanh bỏ vỏ thái thành miếng vừa ăn rồi ngâm vào nước muối để không bị thâm.
- Các loại rau, bông súng, giá đỗ nhặt và rửa sạch để ráo nước.
- Rau muống, rau rút cắt khúc vừa ăn.
Bước 2: Hầm xương làm nước dùng
Cho xương vào nồi cùng 2 lít nước đun trong 30 phút. Sau đó lọc lấy nước hầm xương.
Bước 3: Sơ chế phần mắm cá
Lấy mắm cá linh và cá sặc cho vào nồi cùng với 200ml nước hầm xương khuấy đều. Đặt lên bếp đun liu riu dưới lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Dùng dụng cụ lọc loại bỏ phần xương cá giữ lại phần nước.
Bước 4: Nấu lẩu mắm
- Bắc chảo cho lên bếp đun nóng dầu, phi tỏi thơm rồi cho sả ớt vào đến khi chuyển sang màu vàng cho thịt ba chỉ vào. Khi thấy thịt đã bắt đầu săn lại thì cho cà tím vào xào khoảng 5 phút cho ra đĩa.
- Cho hai hỗn hợp vừa xào và nước mắm cá đã sơ chế trên vào nước hầm xương cùng sả đập dập rồi đun sôi. Nêm nếm gia vị hạt nêm, đường cho vừa khẩu vị rồi thưởng thức lẩu mắm.
3. Lẩu cháo cua đồng
Nguyên liệu:
- Cua đồng: 0,5 kg
- Xương heo: 0,5 kg
- Nấm rơm: 200g
- Trứng vịt lộn: tùy thích
- Gạo, gia vị, hành ,tiêu, ngò...
- Rau ăn kèm: rau mồng tơi, bồ ngót,rau má, mướp hương...
Cách làm:
- Xương heo rửa sạch hầm lấy nước dùng. Nấu cháo bằng nước dùng xương heo cho cháo nhừ.
- Cua đồng rửa sạch tách phần mai cua để riêng. Gỡ bỏ phần yếm cua, tách riêng phần gạch cua trong mai cua thêm vào ít gia vị. Phi hành tím cho thơm xào phần gạch cua này cho chín.
- Phần mình cua đồng xay nhuyễn hòa với nước lược lấy phần nước cốt cua.
- Trứng vịt đập bỏ vỏ, cho trứng vào nồi cháo cùng với nấm rơm nêm nếm gia vị sau đó cho phần nước cốt cua vào đun sôi trở lại , cho phần gạch cua vào sau cùng.
- Món này khi ăn nhúng các thành phần rau vào nồi cháo. Thêm ít tiêu và hành ngò.
Cách làm bánh cống ngon vàng ươm giòn rụm chuẩn bị Miền Tây Bánh cống là một đặc sản miền Tây với tôm, thịt, đậu xanh và ăn cùng với rau ăn kèm vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Cách làm bánh công đơn giản, dễ làm nhưng đòi hỏi cần có khuôn làm bánh. Bánh cống có nguồn gốc từ đồng bào Khmer, thuộc tỉnh Sóc Trăng. Bánh có hình dáng như một chiếc cống,...