Những món ăn ‘kịch độc’ chỉ có trong Hoàn Châu Cách Cách
Mặc dù tên những món ăn này rõ kêu và bay bướm nhưng thực ra lại là những món ăn hết sức bình dân và kém hấp dẫn.
Chắc hẳn nhiều người hâm mộ còn nhớ bộ phim truyền hình cổ trang Hoàn Châu Cách Cách từng làm mưa làm gió khắp châu Á những năm 1998 – 2000. Trong phim có cảnh hoàng đế Càn Long xuống vùng Giang Nam du lãm, đưa theo các đại thần cùng Tiểu Yến Tử, Hạ Tử Vy… sau đó đoàn người dùng bữa trưa ngoài trời trong khung cảnh vô cùng khoáng đạt của đất trời, cây cỏ thiên nhiên.
Trong bữa ăn, các món đều được đặt những tên gọi bay bổng như thơ như họa, ví dụ như món “Nguyện làm cánh chim trên trời”, món “Vẹt xanh mỏ hồng”, “Yến thảo như bích tơ”, “Tần Thương đê lục chi”, “Chim hoàng anh hót dưới cây mùa hạ”, “Cò trắng hững hờ bay trên đồng ruộng”…
Ngay cả món gà nướng cũng được đặt một cái tên mĩ miều là “Phượng hoàng bay trên tháp phượng”. Tất cả tạo nên sự lãng mạn vốn có mang màu sắc riêng trong các phim của Quỳnh Dao.
Mặc dù các món đều được đặt những cái tên kêu lanh lảnh đầy thi vị nhưng với những khán giả tinh mắt khi nhìn tận mắt những món ăn trên lại cảm thấy như bị lừa vì khác xa tên gọi. Những món ăn khi được quay cận cảnh đều cho thấy đó là nhữn món ăn hết sức bình thường và sơ sài. Có thể nhận thấy món “Cò trắng hững hờ bay trên đồng ruộng” thực ra là có vài miếng giò chả được xếp ngay ngắn trên một lớp rau xanh.
Trong khi món “Chim hoàng anh hót dưới cây mùa hạ” chỉ là đĩa trứng chiên vàng nhìn khá lôi thôi, bô nhếch. Ngoài ra món “Nguyện làm cánh chim trên trời” là một củ khoai lang nướng, Vẹ xanh mỏ hồng là đĩa rau xanh bày đơn điệu, kém thẩm mỹ, hay món Yến thảo như bích tơ và Tần Thương đê lục chi đều là những đĩa rau xào không hơn không kém.
Bài viết sau khi được đăng tải trên chuyên mục Giải trí của trang QQ ngay lập tức thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ vốn đều là những khán giả trung thành và yêu mến bộ phim Hoàn Châu Cách Cách suốt gần 20 năm qua. Nhiều ý kiến tỏ ra khá bức xúc khi cho rằng suốt 19 năm tuổi thơ của họ đã bị lừa bởi những món ăn vốn tưởng là sơn hào hải vị nhưng thực chất không khác cơm bình dân vài tệ cho sinh viên.
Bên cạnh đó cũng có những ý kiến công tâm hơn khi nhận xét Càn Long cùng đoàn tùy tùng rõ ràng khi đó đang đi dã ngoại nơi đồng không mông quạnh nên chắc chắn không thể có đầy đủ điều kiện để có những món sơn hào hải vị như ở trong cung.
Video đang HOT
Vì vậy Tử Vy thông minh bèn đặt cho các món ăn dân dã và sơ sài những cái tên nghe rất thi vị và sang chảnh: “Đây nhất định là ý đồ của Hạ Tử Vy muốn hoàn thượng được vui vẻ dù bữa ăn vô cùng đạm bạc”, khán giả trên chia sẻ.
Theo Danviet
Sự thật về Hàm Hương và cung đình nhà Thanh ở phim Trung Quốc
Hàm Hương hóa bướm bay lên trời, các hoàng tử si tình và chuyện thứ phi có thể dễ dàng lật ngôi hoàng hậu là chủ đề quen thuộc trên phim dù sự thật ngoài đời không phải thế.
Trung Quốc tự hào về dòng phim cổ trang cung đình. Hoàn Châu cách cách, Chân Hoàn truyện, Bộ bộ kinh tâm hay Cung tỏa tâm ngọc tái hiện một phần lịch sử triều Thanh trên phim. Khán giả nhiều thế hệ cũng hiểu lịch sử qua những tác phẩm này.
Nhưng thực tế, sự chân thực mà phim ảnh mang lại khiến nhiều người phải suy nghĩ. Hãng tin Phượng Hoàng đặt câu hỏi: "Xem phim cổ trang nhiều năm như thế, lịch sử đang bị biến thành dạng gì?".
Từ câu chuyện phi tần Hàm Hương
Trong số các cung phi thời Càn Long, Hàm Hương được nhớ đến hơn cả hoàng hậu nhờ Hoàn Châu cách cách. Đó là cung phi xinh đẹp, có mùi hương cơ thể tự nhiên, ôm mối tình thanh mai trúc mã với Mông Đan. Có truyền thuyết cô mất đi và hóa bướm bay lên trời.
Hàm Hương trong phim không có nguyên mẫu rõ ràng. Ảnh: HCCC.
Thế là mấy chục năm nay, khán giả vẫn nghĩ đến Hàm Hương như một tiên nữ. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV4 cho biết trong ghi chép hậu phi Càn Long thậm chí không có tên Hương Phi.
Sự trùng hợp về nguồn gốc Hương Phi khiến nhiều người phỏng đoán Dung Phi là Hương Phi. Một vài hình ảnh mô phỏng về Dung Phi tại Đông Lăng được cho là Hương Phi. Nhưng ngay cả các sử học gia cũng đành "bó tay" vì không xác định chính xác.
Theo ghi chép, Dung Phi vào cung khi 26 tuổi. Chưa đầy hai năm vào cung, bà được phong hàng "tần" sau đó là "Dung Phi". Dung Phi rất được lòng hoàng thượng và hoàng thái hậu. Bà qua đời khi 55 tuổi, được an táng tại Đông Lăng, thay vì đưa về quê nhà Hồi Cương.
"Sự tương đồng giữa sử và phim chỉ khoảng 2%", CCTV4 đánh giá.
Hình ảnh tái hiện từ khu mộ Dung Phi tại Đông Lăng, được cho là Hàm Hương. Ảnh: CCTV4.
Hoàng tử Trung Quốc lãng mạn?
Khi xem phim cổ trang triều đại nhà Thanh, không khó để thấy những mối tình tay ba tay tư giữa các "a ca" và người đẹp. Tư liệu để lại thời Thuận Trị khẳng định thời Thanh, các hoàng tử được nuôi dưỡng khác người. Họ bị gò bó và sống trong sự căng thẳng, hầu như không thể có thời gian để yêu cùng một cô gái.
"Thuận Trị năm xưa khi sinh ra cũng chỉ thấy mẹ đẻ được một lần. Từ Hy thái hậu sinh con vài ngày đã được nhũ mẫu bế đi", trích dẫn từ ghi chép.
Dàn hoàng tử si mê một thiếu nữ, yêu đương lãng mạn là chuyện không tưởng. Thời đó, các hoàng tử đến mẹ còn khó gặp vì triều đình sợ "nhà ngoại" vượt quyền khi con lên ngôi.
Do nội quy cung đình nghiêm ngặt nên mẹ và con còn khó có cơ hội gặp nhau, càng không có chuyện dễ dàng gặp gỡ cùng một cô gái.
Một tiết lộ gây sốc nữa là a ca thời nhà Thanh "đói ăn". Cung đình giàu có nhưng vua chúa nhà Thanh cho rằng ăn nhiều không tốt. Khang Hy và Càn Long ra quy định một ngày chỉ ăn hai bữa để tốt cho dạ dày. Vua Quang Tự khi bé vì ăn không đủ no còn đi lấy đồ ăn của thái giám.
"Thế nên những tình tiết yêu rơi nước mắt trong phim chỉ là dàn dựng cho vui", một nhà phê bình tiết lộ.
Hoàng hậu dễ bị phế
Mô típ "cung đấu - hậu cung tranh tình yêu và quyền lực" rất quen thuộc trên màn ảnh. Các phi tần bằng mọi cách lấy lòng hoàng thượng và dễ dàng lên ngôi hoàng hậu. Trong nhiều phim, ngôi vị hoàng hậu bị cho là quá mong manh.
Chuyện phi tần ngang hàng hoàng hậu là điều khó xảy ra. Ảnh: Chân Hoàn truyện.
Hoàng hậu lạnh lùng sẽ bị sủng phi mới hạ bệ. Các cung phi tranh nhau nũng nịu, dụ dỗ hoàng thượng ở lại cung là nâng địa vị. Chân Hoàn truyện thành công nhờ kịch bản này và đủ khiến nhiều người hiểu sử thất vọng.
Trong sử đề cập khả năng phi tần tranh đấu không dễ dàng. Hoàng hậu vị trí cao nhất, là nữ chủ nhân hậu cung. Những phi tần khác dù có được yêu đến đâu cũng chỉ là "tiểu chủ". Hoàng hậu có quyền ở lại cả đêm cùng hoàng thượng, đó là đặc quyền riêng. Các phi tần khác không thể ở lại tẩm cung hoàng đế trọn đêm.
Khi hoàng hậu mắng hay đe nẹt các thứ phi, dù là hoàng thượng cũng không dám can ngăn vì đây là tổ tông tông pháp. Hoàng hậu chỉ bị phế khi phạm tội lớn.
Trong chương trình Hồ sơ quốc bảo của CCTV4, đài này bình luận: "Nếu thích, hoàng hậu không cho ai ở bên hoàng thượng đều có thể làm được. Hoàng thượng là chủ hoàng cung nhưng hậu cung là của hoàng hậu".
Theo Zing
Những hình ảnh gợi nhớ thương của phim 'Hoàn Châu cách cách' 20 năm trước, Tiểu Yến Tử, Hạ Tử Vi, Ngũ A Ca hay Kim Tỏa... là những cái tên được thế hệ 7X, 8X thuộc nằm lòng. "Hoàn Châu cách cách" là loạt phim kinh điển do Đài Loan và Trung Quốc hợp tác sản xuất vào năm 1997. Ngay khi công chiếu, series gây sốt khắp châu Á, giúp Triệu Vy, Lâm...