Những món ăn không thể bỏ qua trong dịp Trung thu của gia đình Việt
Các món ngon tết Trung thu không thể thiếu được những món ăn được chế biến từ những sản vật đặc trưng của vùng như gạo nếp, các loại rau quả, thịt,…
Canh khoai môn là một món canh không còn xa lạ gì với các gia đình. Canh khoai môn thường được nấu với xương heo, sườn non… nhưng các bạn thử nấu với thịt gà cũng vô cùng ngon.
Nhiều người quan niệm dân gian, ăn khoai môn có tác dụng diệt ác và tôn sùng cái thiện. Qua đó, việc ăn khoai môn vào ngày tết Trung thu có ngụ ý muốn xua tan điều không may và cầu mong một vụ mùa sắp tới may mắn.
Món ăn chế biến từ ngó sen
Ngó sen là thứ nguyên liệu đặc trưng của mùa thu dành cho ngày tết Trung thu. Ngoài ra, ngó sen còn biểu tượng cho sự cát tường ăn ngó sen trong dịp tết Trung thu nghĩa là sự đoàn viên.
Dùng ngó sen, hoa quế trộn vào các thức ăn tạo ra hương vị của món ăn mới, hấp dẫn và có hương vị thơm ngon hơn rất nhiều.
Bạn có thể cho ngó sen, hoa quế trộn cùng với xôi, mùi thơm của gạo nếp cộng với mùi thơm của ngó sen và mùi thơm của hoa quế sẽ tăng thêm hương vị đậm đà của xôi, khiến cho bữa tiệc đoàn viên của gia đình càng thêm ấm cúng.
Video đang HOT
Một trong những món ăn không thể thiếu trong dịp trung thu của nước ta ngày xưa là món xôi cốm. Xôi cốm được chế biến từ 3 nguyên liệu chính gồm đậu xanh, cốm non và dừa nạo. Dừa được tẩm với một chút đường trắng xào trên lửa liu riu, còn đậu xanh thì ngâm trước nửa ngày, đem hấp chín rồi nghiền nát và trộn với cốm non tạo nên một mùi thơm thoang thoảng của đất trời.
Tết Trung thu các gia đình quây quần bên nhau mà có món xôi cốm nhai lâm râm và trò chuyện thêm ấm cúng.
Chả cốm cũng là món ngon mà người Hà Nội xưa thường dùng trong ngày lễ Trung thu. Ngày nay, món chả cốm đã được đơn giản hóa để thành món ăn hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo đúng hương vị của ngày Trung thu.
Ngoài những món ăn được chế biến từ cốm thì mâm cỗ cho ngày Trung thu không thể thiếu những món ăn thanh mát được chế biến từ quả bưởi.
Những múi bưởi mọng nước được tách ra, xé tơi, trộn với tôm sú luộc, thịt ba chỉ thái mỏng và hỗn hợp nước trộn gỏi chua cay mặn ngọt cực kỳ hấp dẫn.
Món ăn vừa chua chua ngọt ngọt vừa thơm lừng mùi bưởi kích thích giác quan, khiến bữa tiệc trung thu hấp dẫn hơn.
7 món ăn không thể thiếu trong Tết Trung thu ở Việt Nam
Tết Trung thu của người Việt không chỉ có bánh nướng, bánh dẻo mà còn có những món ăn đặc trưng và hấp dẫn khác.
Tết Trung thu (Rằm tháng Tám) còn được gọi là Tết Đoàn viên. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ và thưởng thức những món ăn thơm ngon.
Nhắc đến ẩm thực Tết Trung thu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bánh nướng, bánh dẻo, tuy nhiên vẫn còn những món ngon khác khiến bạn không khỏi bất ngờ.
Bánh Trung thu
Bánh Trung thu là món ăn quá mức quen thuộc, không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Đây là món ăn mang theo hương vị ấm áp của gia đình ngày đoàn viên, gợi nhớ nhiều kỷ niệm tuổi ấu thơ.
Tết Trung thu không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Ảnh minh họa
Bánh Trung thu truyền thống thường có lớp vỏ mỏng, làm bằng bột mì, bao bên ngoài khối nhân thập cẩm, khiến mọi người ăn một lần là nhớ mãi.
Ngày nay, bánh Trung thu đã được biến tấu với nhiều hình dáng, cách trang trí và các loại nhân đa dạng như khoai môn, cà phê, đậu xanh... để phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Xôi cốm
Đây là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu của Việt Nam ngày xưa. Xôi cốm gồm 3 nguyên liệu chính là đậu xanh, cốm non và dừa nạo.
Sau khi tẩm một chút đường trắng, dừa nạo sẽ được xào trên lửa liu riu. Đậu xanh ngâm trước nửa ngày, sau đó hấp chín rồi nghiền nát, trộn với cốm non, tạo nên mùi thơm thoang thoảng của đất trời.
Chả cốm
Chả cốm là món ăn thơm ngon trong dịp Tết Trung thu. Ảnh minh họa
Chả cốm là một món ngon mà người Hà Nội xưa thường dùng trong ngày Tết Trung thu. Vị béo ngậy của chả, thịt kết hợp với độ dẻo và vị bùi của cốm đã tạo thành món chả cốm độc lạ.
Chả cốm phổ biến với người miền Bắc hơn so với người miền Trung và miền Nam. Món ăn này hiện đã được đơn giản hóa để trở thành món hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo đúng hương vị của ngày Tết Trung thu.
Canh khoai môn
Canh khoai môn là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình. Món canh này thường được nấu với xương lớn, sườn non hoặc thịt gà.
Nhiều người quan niệm rằng việc ăn khoai môn có thể giúp diệt ác, trừ tà, tôn sùng cái thiện. Ăn khaoi môn vào ngày Tết Trung thu có ngụ ý muốn xua tan điều không may và cầu mong một vụ mùa sắp tới may mắn.
Gỏi bưởi
Mâm cỗ ngày Trung thu không thể thiếu các món ăn thanh mát được chế biến từ bưởi, trong đó có gỏi bưởi.
Món ăn chua chua ngọt ngọt, thơm lừng mùi bưở, kích thích giác quan khiến bữa tiệc Tết Trung thu thêm hấp dẫn. Ảnh minh họa
Những múi bưởi mọng nước được tách ra, xé tơi, sau đó trộn với tôm sú luộc, thịt ba chỉ thái mỏng, kèm theo đó là hỗn hợp nước trộn gỏi chua cay mặn ngọt. Gỏi bưởi có vị chua nhẹ, ăn với tôm và thịt luộc cùng lớp hành phi vàng ruộm, ngon mà không ngán.
Thịt heo quay
Đây cũng là một món ăn thường thấy trong dịp Tết Trung thu. Thịt quay ngon cần đảm bảo 3 yếu tố gồm lớp da ngoài vàng óng, cắn vào giòn tan, lớp mỡ dưới da mềm dai nhưng không bở còn lớp thịt phải chắc, mềm, thơm và không đọng lại quá nhiều dầu mỡ.
Món ăn chế biến từ ngó sen
Sen và ngó sen là nguyên liệu đăc trưng cho các món ăn dịp Tết Trung thu. Ngó sen là biểu tượng cho sự cát tường. Việc ăn ngó sẽ trong ngày Tết Trung thu mang ý nghĩa về sự đoàn viên. Trộn ngó sen, hoa quế vào các món ăn tạo nên hương vị mới đầy hấp dẫn và thơm ngon hơn.
Món ăn đặc trưng vào mùa thu ở các nước trên thế giới Ở Việt Nam, mùa thu gắn liền với bánh Trung thu, chả cốm, xôi cốm, chả rươi... Vậy, ở các nước khác nhắc tới mùa thu là nhắc tới những món ngon nào? Bánh Trung thu ở nhiều nước châu Á Bánh Trung thu ở Trung Quốc thường mang hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn. Tết Trung Thu là...