Những món ăn hút hồn du khách ở Malaysia
Laksa Nyonya, Ayam Pongteh… là những món ngon của cộng đồng người Baba Nyonya ở Malaysia mà bạn khó có thể từ chối.
Người Baba Nyonya (hay Peranakan) là con cháu của dân Trung Quốc nhập cư xa xưa và phụ nữ Mã Lai địa phương. Dưới đây là một số món ngon của người Baba Nyonya thường làm du khách xao xuyến mỗi khi ghé thăm Malaysia.
Laksa Nyonya
Soup cà ri nấu với nước cốt dừa thơm ngon là một trong những món ăn nổi trội của ẩm thực Baba Nyonya. Các vùng miền khác nhau lạicó biến tấu riêng của Laksa Nyonya vì sự đổi thay trong nguyên liệu nấu.
Món Laksa Nyonya là một trong những đại diện cho ẩm thực người Baba Nyonya. Ảnh: kikideere.
Theo cách truyền thống, món ăn được nấu bằng một con cá với nước sốt tôm, kết hợp thịt gà, mì gạo hay bún. Laksa Nyonya được múc lên bát đầy, bày cùng vài lát dưa chuột, trứng tráng, cá viên, sốt ớt sambal.
Ayam Pongteh
Là một món ăn ngon khác của người Peranakan, Ayam Pongteh nấu từ thịt gà hầm, khoai tây cùng nước sốt thịt đậm đà, ăn kèm cơm. Trước khi nấu, các nguyên liệu đều được ngâm nước qua đêm để tăng hương vị cho món ăn.
Ayam Pongteh là món thịt gà hầm khoai tây. Ảnh: Blogspot.
Các thành phần như hẹ, tỏi được nghiền nát thành hỗn hợp trộn cùng xì dầu, đường thốt nốt tạo màu. Sau khi cho thịt gà vào nồi nước hầm, đầu bếp bỏ lần lượt khoai tây, nấm và cuối cùng là nước sốt rồi nấu tới khi thịt mềm.
Video đang HOT
Món ăn này có sự phối hợp giữa vị hoa quả, chua, cay, béo ngậy của tôm và dứa (hai nguyên liệu chính). Udang Masak Lemak Nenas bản chất là món cà ri tôm dứa, thường xuất hiện trong bữa cơm đoàn tụ dịp năm mới.
Udang Masak Lemak Nenas là món ăn truyền thống trong bữa cơm năm mới của người Trung Quốc ở Malaysia. Ảnh: Flickr.
Vị ngọt và thơm của dứa hòa trộn với một số gia vị khác như me, lá chanh. Hỗn hợp ớt cay được chao qua chảo lửa và chuyển tới nồi nấu cùng nước, dứa, sau đó cho thêm cốt dừa, tôm. Cuối cùng, bạn sẽ được thưởng thức món ăn vừa Thanh nhã vừa đậm đà hương vị.
Ayam buah keluak nấu từ hạt kepayang, một loại cây mọc phổ biến ở các đầm lầy Malaysia và Indonesia. Điều đặc biệt là loại hạt này có độc tố, nếu không chế biến cẩn thận, món ăn có thể gây chết người. Hạt kepayang được ngâm trong nước lạnh ít nhất hai ngày sau đó đem nghiền thành hỗn hợp, trộn cùng muối và đường.
Hạt kepayang có độc tố là một trong các nguyên liệu của món Ayam buah keluak. Ảnh: localbusiness.
Thịt gà và hạt kepayang được nấu sôi trong nhiều giờ rồi thêm me nghiền và bột cay. Chỉ cần đưa vào miệng, bạn đã cảm nhận được món ăn như đang tan trên lưỡi cùng với vị cay nồng lan tỏa.
Theo Internet
Nyonya Kuih - món bánh màu sắc đặc sản Malaysia
Người Malaysia làm bánh kuih từ bột gạo, đường, dừa nạo, đậu xanh, nước dừa cùng phẩm màu tự nhiên.
Nyonya Kuih là loại bánh quen thuộc ở Malaysia, được những người gốc Hoa di cư đến xứ Mã Lai hàng trăm năm trước cải tiến từ loại bánh truyền thống Trung Quốc. Theo tiếng Mã, Nyonya còn được hiểu là cộng đồng Peranakan - những người Hoa sinh sống ở Đông Nam Á. Còn "kuih" là tên của loại bánh này.
Ngày nay, bánh kuih vẫn được làm thủ công gần như toàn bộ, đòi hỏi người đầu bếp không chỉ gia giảm liều lượng chuẩn mà bàn tay còn phải khéo léo để nặn thành những viên bánh xinh xắn, in hoa văn chìm tinh tế.
Loại bánh này có thành phần chính là bột gạo nếp, dừa nạo, nước dừa và phẩm màu tự nhiên, chiết xuất từ cây cỏ. Kuih có nhiều màu sắc bắt mắt như xanh lá cây, vàng, da cam, tím hay xanh biếc. Trong đó, màu xanh biếc là khó điều chế nhất, chứng tỏ tay nghề cao của người thợ.
Công đoạn pha chế phẩm màu thủ công từ các loại trái cây, rau củ quả để làm vỏ bánh kuih theo kiểu người Malaysia.
Bánh kuih được hấp, luộc, chiên ngập dầu hay nướng theo cách xa xưa, chỉ khác là ngày nay có nhiều thiết bị hiện đại hơn, rút ngắn thời gian chế biến.
Không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc và Malaysia, bánh kuih cũng phổ biến ở đất nước láng giềng Singapore và có nhiều phiên bản ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Brunei...
Phần lớn bánh kuih đều có vị ngọt với phần nhân mềm làm từ dừa nạo hoặc đậu xanh. Chúng có mặt trong các lễ hội của Malaysia, Indonesia, Brunei và Singapore như Hari Raya và Tết Nguyên đán.
Khi làm bánh, người ta tuân thủ cách nấu ăn mang hơi hướng tâm linh của người Hoa. Đó là hạn chế những lần cắt vụn, thái nhỏ, để tránh những điều không may mắn như ly tán sẽ xảy đến.
Bánh kuih có đủ hình dạng, màu sắc và hương vị. Phần nhân được nhào nặn nhuyễn để mềm mịn giống như miếng thạch pudding. Ngoài ra, bánh còn sử dụng bột mì - thành phần ít khi xuất hiện trong các loại bánh truyền thống vùng Đông Nam Á.
Bánh được vo viên bằng tay, sau đó người làm bánh sẽ ấn vào một chiếc khuôn sẵn. Chiếc bánh in hoa văn hoạ tiết gắn liền với bản sắc dân địa phương.
Thực khách có thể tìm thấy món ăn dân dã này ở khắp các khu chợ hay các quán cà phê tại Malaysia. Một trong số đó là tiệm RizCoconut - một tiệm bánh truyền thống ở Kuala Lumpur do một đầu bếp gốc Hoa mở.
Đĩa bánh truyền thống kuih gợi bao ký ức tuổi thơ của người dân Malaysia.
Theo Xinhuanet
Thực đơn món cháo đa dạng, bổ dưỡng của mẹ Việt Kiều khiến con ăn ngon, tròn núc ních Dù lần đầu làm mẹ, gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ, thế nhưng chị Kiều (26 tuổi, hiện sinh sống tại Malaysia) vẫn dành thời gian để nấu những bữa cháo ngon lành, thơm phức, lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho con yêu. Chị Kiều chia sẻ, chị cho con ăn bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, khi ấy...