Những món ăn “giế.t sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch

Theo dõi VGT trên

Vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch người dân thường ăn những món như rượu nếp, hoa quả, thịt vịt… với quan niệm chúng sẽ có tác dụng giệt trừ sâu bọ, làm thanh lọc cơ thể.

Theo tục lệ, vào ngày Tết Đoan Ngọ mọi người phát động bắt sâu bọ, tiê.u diệ.t bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chế.t hết. Chính vì thế, hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng…) là những đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra, còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực.

Bánh tro

Những món ăn giế.t sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch - Hình 1

Vào ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch những chiếc bánh tro trong veo vàng óng là thứ mà nhà nào cũng có. Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng… Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.

Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng.

Bánh tro được xem như là món ăn hội tụ tinh hoa của đất trời bởi khâu lựa chọn nguyên liệu và quy trình chế biến rất tỉ mỉ. Nếp làm bánh phải lựa loại đều hạt, thơm và nhất định không được lẫn với gạo tẻ. Nước tro nấu bánh được gạn từ nước tro đốt từ những cây rơm nếp vàng óng. Vì vậy bánh tro theo quan niệm xưa là có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ có tác dụng tiêu tan hết bệnh tật trong người, đồng thời giải nhiệt trong tiết trời oi bức tháng 5.

Cơm rượu nếp (cái rượu)

Những món ăn giế.t sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch - Hình 2

Giống như bánh tro, cơm rượu nếp là một món ăn không thể thiếu trong các gia đình ngày Tết Đoan Ngọ. Vì theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệ.t tr.ừ bớt đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại.

Cùng là cơm rượu nhưng người miền Nam thường nắm cơm rượu thành các viên tròn nhỏ, trong khi đó, cơm rượu của người miền Bắc cứ để nguyên như vậy mà thưởng thức.

Dù khác nhau về hình thức nhưng hương vị của hai loại cơm rượu này vẫn không khác nhau là mấy, hơn thế chúng còn có chung mục đích là giế.t sâu bọ và thể hiện được nét đẹp văn hóa trong tâm linh của người Việt.

Thịt vịt

Những món ăn giế.t sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch - Hình 3

Video đang HOT

Với người miền Trung thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Ở những địa phương này, người ta quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt, bún măng vịt… là phổ biến nhất.

Ngày nay, ẩm thực các vùng miền bắt đầu có sự giao thoa, hòa quyện vì thế, không chỉ có người miền Trung mới ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ mà một số khu vực cũng bắt đầu đưa thịt vịt vào dịp Tết này.

Các loại quả đầu mùa

Những món ăn giế.t sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch - Hình 4

Cùng với cơm rượu nếp và thịt vịt thì hoa quả đúng mùa cũng được xem là một phương thuố.c diệt sâu bọ. Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chế.t nhanh hơn.

Tháng 5 là thời điểm mà các loại hoa trái mùa hè bắt đầu vào mùa. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: Mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Chè trôi nước

Những món ăn giế.t sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch - Hình 5

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết giế.t sâu bọ của người miền Nam. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.

Để nấu món chè trôi nước ngọt ngào không đòi hỏi nhiều công đoạn vất vả, nhọc nhằn, nhưng lại cần sự khéo léo và tinh tế của người làm bếp. Bột được nhồi cho đến khi dẻo và mềm. Khi nặn bánh, người làm chỉ lấy một lượng nếp vừa đủ đặt trong lòng bàn tay rồi dàn mỏng ra, bỏ nhân đậu vào giữa, gói tròn lại và vo trong lòng bàn tay sao cho thật tròn trịa.

Ngoài ra, ở một số vùng khác, người ta ăn các món như: Bánh khúc, chè kê, chè nếp cẩm, chè trôi nước… để giế.t sâu bọ.

Theo ĐSPL

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem

Gạo nếp là một món quà tuyệt vời của nền văn minh lúa nước, cũng là linh hồn của nhiều món bánh truyền thống Việt Nam.

Vị thế của gạo nếp trong ẩm thực Việt Nam là không thể chối bỏ khi mà có một phần lớn các món ăn truyền thống của ta được làm từ gạo nếp. Không chỉ giới hạn trong các món thường ngày, rất nhiều thức từ gạo nếp luôn phải có trong các dịp cúng kiếng, lễ lạt có ý nghĩa sâu sắc trong tín ngưỡng của người Việt.

Từ hạt nếp bé nhỏ, mở ra cả triết lý sâu sắc

Vào ngày Tết, nếp đến với ta dưới dạng các loại bánh truyền thống mà bất kì gia đình Việt Nam nào cũng phải có là bánh chưng và bánh tét. Còn nếu không bánh chưng, bánh tét thì đồng bào dân tộc người Tày cũng có món bánh giầy làm từ gạo nếp chưng. Nói chung là kiểu gì thì người Việt cũng phải có một món bánh gạo nếp cho các ngày lễ lạt quan trọng. Mặt khác, chúng ta không dùng một loại bánh cho nhiều dịp mà mỗi dịp đều sẽ có một loại khác nhau với muôn hình vạn trạng. Ví như Tết Đoan Ngọ có bánh tro (bánh gio), Tết Hàn thực có bánh trôi, bánh chay, Tết Trung thu có bánh dẻo và cưới xin thì chẳng thể thiếu bánh cốm, bánh su sê...

Gạo nếp và các loại bánh làm từ nếp nói chung có địa vị vô cùng quan trọng không chỉ ở phương diện ẩm thực mà còn ở đời sống tinh thần, có liên hệ mật thiết đến tư duy và triết lý chung của dân tộc ta.

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 1

Gói bánh chưng ngày Tết là truyền thống của nhiều gia đình người Việt Nam.

Tương truyền khi xưa chàng Lang Liêu dâng bánh chưng bánh giầy lên cho Vua Hùng đã giải thích về phần gạo nếp trong hai loại bánh như sau: rằng gạo là thức nuôi sống con người vạn vật, gạo nếp lại đủ mềm dẻo và kết dính để làm bánh thành hình tròn, hình vuông tượng trưng cho đất và trời. Mặt khác, gạo nếp bao bọc nhân bên trong, giống với hình tượng thai nghén, bảo bọc của đấng sinh thành. Vậy nên lấy nếp làm chính, tạo ra bánh chưng bánh giầy dâng lên ông bà tổ tiên trong ngày này xem ra là hợp lí.

Từ truyền thuyết này, có thể thấy gạo nếp có quan hệ và ý nghĩa rất mật thiết với tư duy, triết lý sống của người Việt: vừa là món ăn mang tính nuôi dưỡng, vừa tượng trưng cho truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Đó cũng chính là lý do vì sao mà nhiều loại bánh làm từ gạo nếp lại luôn thuộc dạng "phải có" trong các dịp cúng kiếng trang trọng.

Vắng gạo nếp, các món bánh truyền Thống Việt Nam sẽ thật buồn

Kho tàng bánh Việt Nam giàu có đến mức chỉ nhắc đến ba chữ "bánh truyền thống" thôi cũng khiến ta có cảm giác... mông lung, bởi vì nó bao gồm quá nhiều. Mỗi một vùng miền, mỗi một khu vực hay thậm chí là cả những đơn vị nhỏ như gia đình đều sẽ có một món bánh, một biến tấu riêng. Chỉ từ một số công thức cơ bản, theo thời gian trăm năm, nghìn năm đã sản sinh ra thật nhiều các món bánh được làm nên từ sự sáng tạo, khéo léo của dân tộc. Không nói đâu xa, chỉ như một loại bánh tét truyền thống, đến hiện tại đã có đủ loại từ bánh tét chuối, bánh tét đậu, bánh tét lá dứa, bánh tét nếp cẩm, bánh tét gấc...

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 2

Chỉ từ bánh tét truyền thống, người ta đã sáng tạo biết bao nhiêu loại khác.

Đa dạng và phong phú là thế, nhưng ngẫm kỹ, chỉ cần lấy đi một thành tố nhất định thì ngay lập tức, kho tàng bánh Việt sẽ... "nghèo" đi một nửa (thậm chí là hơn): đó chính là gạo nếp.

Lấy ví dụ từ những món bánh truyền thống nổi tiếng nhất, chúng ta thử liệt kê ra vài cái tên mà ai cũng biết như bánh chưng, bánh tét, bánh giày, bánh nếp, bánh ú, bánh ít, bánh tro (bánh gio), bánh trôi, bánh chay... Tất thảy những loại bánh này sẽ không tồn tại nếu không có gạo nếp! Tưởng tượng một thế giới không có gạo nếp, ta sẽ thấy ngay một viễn cảnh thật "kinh khủng", ấy chính là quá nhiều món bánh quan trọng, những món bánh mang đậm bản sắc dân tộc và gắn liền đời sống tinh thần của ta sẽ biến mất.

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 3

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 4

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 5

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 6

Đấy là còn chưa kể đến những món bánh giản dị hơn luôn có mặt trong thời ấu thơ của chúng ta như bánh rán, bánh ít, bánh khúc, bánh dẻo, bánh da lợn... tất cả đều sẽ "vắng bóng" nếu thiếu đi gạo nếp. Chỉ với một vài ví dụ đơn giản như vậy, ta đã đủ thấy nếp quan trọng như thế nào đối với bánh Việt Nam rồi nhỉ.

Sự thiên biến vạn hoá tài tình của người Việt với gạo nếp

Có không ít món ăn dùng đến gạo nếp như xôi, chè... tuy nhiên phải ở các món bánh thì chừng như gạo nếp mới "phát huy" được hết tiềm năng của mình trong đôi bàn tay điêu luyện của người Việt Nam. Và quả thật như thế, gạo nếp khi được chế tạo thành bột sẽ có độ dẻo, mềm cực kì thích hợp để tạo thành bất kì hình dạng nào mà người thợ mong muốn. Gạo nếp thơm, có vị thanh nhẹ nên cũng không kén các loại nhân (vì thế nên mới có tình trạng một món bánh ú, bánh tét thôi mà có từ nhân mặn đến nhân ngọt).

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 7

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 8

Bánh tét với nhiều loại nhân khác nhau.

Gạo nếp dưới bàn tay người Việt có thật nhiều "nhân dạng", chỉ cần chế biến khác đi cũng có thể tạo ra kết cấu và hình dáng hoàn toàn khác. Ví dụ như từ gạo nếp nguyên hạt, ta có thể làm ra các loại bánh như bánh chưng, bánh tét. Thế nhưng khi xay thành bột, ta lại có vô vàn những loại bánh khác như bánh trôi, bánh nếp, bánh dẻo... Thậm chí, cũng cùng một loại nếp nhưng thay đổi một chút cách chế biến bột cũng có thể cho ra muôn hình muôn dạng khác. Ví dụ như bánh tro dùng nước tro để ngâm nếp trước khi xay hay bánh phu thê có bột được ngâm với nước hoa dành dành.

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 9

Vắng gạo nếp, thế giới bánh truyền thống của người Việt Nam sẽ thật buồn tẻ cho mà xem - Hình 10

Bánh tro (trái) và bánh phu thê (phải).

Có thể nói, các món bánh làm từ gạo nếp của người Việt là cả một gia tài ẩm thực vô giá, với số lượng đồ sộ và sự phức tạp, đặc trưng của mỗi loại đủ để lập hẳn một khu bảo tàng rộng lớn. Bánh nếp Việt Nam, bất kể là dân dã hay có nguồn gốc cao sang cũng đều chứa đựng sự tinh tế, khéo léo. Cái tinh tế ẩn trong nét mộc mạc của hình dáng bánh tròn ủm, thuôn dài hay hình chóp khối hoàn hảo; cũng nằm trong cái cách lá chuối được cẩn thận gói sao cho vừa vặn với bánh không sai một nếp. Và chẳng dừng lại ở đó, người Việt Nam còn tận dụng cả những phẩm màu thiên nhiên để mang lại nét đẹp cho bánh.

Vậy nên nói, cái tài hoa, cái khéo léo của người Việt được thể hiện ở không ít khía cạnh, song ở phương diện các loại bánh trái làm từ gạo nếp lại rõ ràng hơn hẳn. Dân tộc Việt Nam giỏi canh tác, được tạo hoá ưu ái cho thổ nhưỡng giúp phát triển văn hoá lúa nước và chúng ta đã tận dụng triệt để tất thảy những điều mình có. Từ hạt gạo nếp bé nhỏ thôi, người Việt đã thành công tạo ra cả một gia tài bánh truyền thống có giá trị đến mãi hàng nghìn năm sau.

Theo TTVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những món nướng hấp dẫn với chiên không dầu
06:02:18 01/10/2024
Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp
06:08:59 01/10/2024
"Vua nhuận tràng" trong các loại rau, ăn mạnh 4 món vào mùa thu có thể bổ gan, giải độc đường ruột
06:03:11 01/10/2024
Loại rau gia vị thường chỉ để nấu cá, ai ngờ đem làm món ăn sáng cũng rất ngon, sau bão số 3 đắt gấp đôi thịt
06:01:20 01/10/2024
Loại quả giúp kéo dài tuổ.i thọ, tốt ngay cả ở phần vỏ, đem làm nhiều món ăn cực kỳ hút mắt và bổ dưỡng
05:49:36 02/10/2024
Quả bán đầy chợ nhưng được coi là báu vật của mùa thu, đem nấu canh vừa ngon lại bổ dưỡng
05:58:07 02/10/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch
16:15:16 01/10/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị
16:43:42 02/10/2024

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Vụ clip phản cảm giữa học sinh và giáo viên: Na.m sin.h thừa nhận "đùa cợt quá mức"
17:20:18 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024
Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?
20:46:05 02/10/2024

Tin mới nhất

Buổi sáng là "thời điểm tốt nhất để nuôi dưỡng gan", 4 bữa sáng nên ăn thường xuyên để dưỡng gan và bảo vệ sức khỏe

05:54:14 02/10/2024
Với 4 loại thực phẩm này bạn hãy sử dụng thường xuyên để nấu các món ăn nuôi dưỡng gan và bảo vệ sức khỏe của bạn!

Loại quả ăn hơi nhớt nhưng cực tốt với người tiểu đường, giúp cải thiện thị lực và làm nhiều món ngon

05:49:06 02/10/2024
Với nguồn dinh dưỡng thiết yếu, nguồn chất xơ dồi dào... tuy ăn quả này hơi nhớt nhưng lại cực tốt với người bệnh tiểu đường, giúp cải thiện thị lực.

Tìm thấy chất chống ung thư từ loại gia vị quen thuộc trong bếp của nhiều gia đình

05:48:02 02/10/2024
Hiểu được tầm quan trọng của loại gia vị này, bạn hoàn toàn có thể biến tấu trong mỗi món ăn của gia đình giúp bữa ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe.

Cách làm món sườn rim dứa đơn giản mà đưa cơm

06:04:03 01/10/2024
Sườn rim dứa là món ăn dễ chế biến, ngon miệng lại bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Mời bạn tham khảo cách làm sườn rim dứa đơn giản mà đưa cơm dưới đây nhé.

Bốn món Việt lọt top món ăn ngon nhất thế giới có chứa gừng

05:59:05 01/10/2024
Phở gà, bánh trôi nước, phở trộn và gà luộc là 4 đại diện của Việt Nam có mặt trong danh sách những món ăn có chứa gừng ngon nhất thế giới, theo Taste Atlas.

Hôm nay nấu gì: Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại

18:11:34 30/09/2024
Cả nhà chán cơm, vợ nấu bữa này ai cũng thèm ăn trở lại. Bữa cơm có món nào cũng ngon và hấp dẫn chẳng ai có thể cưỡng lại được.

Bột nếp kết hợp với loại quả quen thuộc này không chỉ giúp dưỡng da trong mùa thu mà còn giúp bổ phổi, thông khí huyết

11:53:29 30/09/2024
Hãy cùng khám phá sự kết hợp tuyệt vời này, biến những nguyên liệu tưởng chừng như đơn giản thành bảo bối chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng hành cùng bạn trong suốt mùa thu này.

Loại rau giàu chất xơ xào với con chứa đầy canxi được món ngon ăn mãi chẳng béo, đảm bảo ai cũng thích

06:14:04 30/09/2024
Món ăn vừa đơn giản, dễ làm lại thơm ngon, bổ dưỡng, ăn nhiều không béo, chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

Cây này toàn thân là báu vật, phần lá rất bổ đem hấp 10 phút được món ngon giải nhiệt cơ thể

06:09:18 30/09/2024
Cần tây là loại rau quen thuộc, được sử dụng để thêm vào các món xào, salad. Tuy nhiên lá cần tây cũng có thể đem làm bánh hay hấp.

Bữa sáng mùa thu ngon miệng với món cơm chiên lạp xưởng, rau mùi

06:04:20 30/09/2024
Trong những buổi sáng mùa thu mát mẻ thì món ăn như cơm chiên lạp xưởng, rau mùi thơm ngon lại rất hợp cho bữa sáng tại nhà của cả gia đình.

Loại rau mọc đầy vườn "mệnh ranh là rau trường thọ", chỉ vài nghìn đồng/mớ, nấu canh với đậu vào mùa thu còn tốt hơn uống thuố.c bổ

06:02:20 30/09/2024
Ăn rau dền còn giúp thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn và chống viêm. Đây cũng là món rau bổ má.u tuyệt vời vì thế nó còn được gọi là rau trường thọ .

Làm mực nướng sa tế với công thức chuẩn vị tại nhà vừa rẻ lại thơm ngon khó cưỡng

06:01:25 30/09/2024
Mực nướng sa tế là món ăn chế biến từ hải sản được lòng rất nhiều người đam mê ẩm thực. Tuy nhiên, cách làm mực nướng sa tế lại có công thức chế biến vô cùng đơn giản.

Có thể bạn quan tâm

HIEUTHUHAI bị "bóc" tin nhắn ứng tuyển làm rapper: Rất "vô tri", lễ phép, càng tìm hiểu fan càng mê!

Nhạc việt

22:09:03 02/10/2024
Dòng tin nhắn ứng tuyển làm rapper mà tưởng như đi... xem bói của HIEUTHUHAI khiến cộng đồng mạng không khỏi thích thú.

Vụ Hương Tràm bị đồn sinh con: Một công ty ở TPHCM bị phạt 10 triệu đồng

Sao việt

21:43:18 02/10/2024
Phía ca sĩ Hương Tràm vừa thông báo kết quả giải quyết đơn kiện về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật và vu khống cô trên mạng xã hội.

Lê Giang: "Tôi thấy ngại khi xuất hiện nhiều trên màn ảnh"

Hậu trường phim

21:41:00 02/10/2024
Dự án điện ảnh Cô dâu hào môn của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và nhà sản xuất Will Vũ vừa ra mắt khán giả vào chiều 1/10.

Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

Thế giới

21:37:15 02/10/2024
Cùng với đó, Singapore đã tận dụng hai phần ba diện tích bề mặt của mình để lưu trữ nước mưa. Nước từ mái nhà được dẫn qua các ống/cống vào một mạng lưới sông, kênh rạch và hồ chứa.

Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật

Netizen

21:30:23 02/10/2024
Sau khi trở về trạng thái độc thân và nuôi dưỡng 4 con, Hằng Du Mục vẫn luôn được mọi người quan tâm. Mới đây, trong tiệc sinh nhật con trai, nữ TikToker bị nghi ngờ có người mới sau khi loạt chi tiết bị dân tình soi ra.

Khởi tố Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 7 thuộc cấp

Pháp luật

21:23:45 02/10/2024
Ngày 2/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với các bị can: Đồng Xuân Thụ

Siêu thảm đỏ LHP Busan: Song Joong Ki so kè Ji Chang Wook và thánh sống, ai dè bị Kim Soo Hyun hở bạo liệt giật spotlight

Sao châu á

21:22:36 02/10/2024
Thảm đỏ Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 29 (BIFF) đã hóa vườn bông nhan sắc mãn nhãn nhờ màn xuất hiện của Song Joong Ki, Ji Chang Wook, Jang Dong Gun, Kang Dong Won, ...

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.

Bệnh lạ Negav mắc từ bé có phải nguyên nhân phát ngôn phản cảm, nguy hiểm không?

Sức khỏe

20:54:05 02/10/2024
Những ngày qua, Negav là cái tên hot nhất các diễn đàn vì loạt phát ngôn và hành động thiếu chuẩn mực. Thế nhưng, ít ai biết rằng, anh chàng từng mắc phải 1 căn bệnh từ khi còn nhỏ.

HLV Kim Sang-sik gọi Văn Quyết trở lại tuyển Việt Nam

Sao thể thao

20:46:31 02/10/2024
Ngày 2/10, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị loạt giao hữu quốc tế gặp Ấn Độ và Li Băng dịp FIFA Days tháng 10/2024.

Phim 'Độc đạo' tập 15: 'Trùm cuối' là Hưng 'khẹc'?

Phim việt

20:08:31 02/10/2024
Phim Độc đạo tập 15: Bà Mộc bị đám của Quân già khống chế; Long yêu cầu Hồng hợp tác điều tra vụ Dương cơ bắp mất tích; Hưng khẹc tuyên bố sẽ lấy lại những gì mà Quân đã cướp.