Những món ăn “đốt tiền” chỉ giới nhà giàu mới dám thử
Ở Việt Nam, có một số món ăn không chỉ khiến nhiều người giật mình với giá tiền khủng mà còn bởi nó có vẻ ngoài khác lạ. Cá chìa vôi, cá mặt thỏ, sủ vàng là một trong những đặc sản như vậy.
Cá chìa vôi
Cá chìa vôi từ xa xưa nằm trong danh sách sơn hào hải vị chỉ vua chúa mới được thưởng thức. Cá chìa vôi sống ở biển, rất hiếm, có thân tròn, dài như cái ống, da màu hồng đỏ. Loài cá này ấn tượng bởi kích thước thân hình to và dài, có khi nặng đến 3kg và dài trên 1m, có hai màu: đen và đỏ rực, nhưng thường thì cá màu đỏ phổ biến hơn. Thịt cá chìa vôi không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp nhiều chất bổ. Giá của nó có khi lên tới vài triệu đồng một kg.
Cá chìa vôi nướng là món ăn được nhiều người ưa thích. Ảnh: I.T
Miệng cá có hình ống dài, phần đầu loe ra như cái bình vôi nên ngư dân đặt tên là chìa vôi. Ngoài tên chìa vôi, một số nơi còn đặt cho loại cá này là cá phóng lao bởi miệng nó giống như mũi lao phóng về phía trước. Cá chỉ có một trục xương sống ở giữa và rất nhiều thịt nạc bọc xung quanh.
Chìa vôi thường lượn lờ quanh các rạn san hô, chúc mõm xuống dưới đáy hoặc bất động, do mỏ liền mang và miệng nhỏ, cá chìa vôi chỉ “hút” được những sinh vật nhỏ, phù du để làm thức ăn… Cá chìa vôi có thể chế biến khá nhiều món ăn ngon như cháo, nướng, chiên, hấp, kho…, trong đó món nướng được nhiều người ưa chuộng hơn cả vì vừa ngon, cách chế biến lại vô cùng đơn giản.
Cá sau khi mang về chỉ cần sơ chế bằng cách cắt mỏ, móc mang, bỏ ruột rồi rửa sạch để cho ráo nước, ướp với hành, tỏi, nước mắm, ớt (đặc biệt là ớt xanh của Đà Nẵng sẽ tạo độ thơm cho thịt cá)… trong khoảng 15 phút. Tiếp đó, cho cá lên bếp than nướng lửa riu riu, thỉnh thoảng phết mỡ hoặc nước màu thực vật để tạo cho cá màu vàng, có mùi thơm hấp dẫn.
Khi cá chín, mùi thơm theo khói bốc lên ngào ngạt. Gắp từng thớ cá trắng ngần, cuốn chung với rau thơm và bánh tráng hoặc cải xanh rồi chấm vào chén mắm nêm đậm đà thì ngon không thể tả. Cũng có nhiều thực khách lựa chọn muối ớt xanh cay nồng để dùng kèm với món ăn thượng hạng này.
Video đang HOT
Cá mặt thỏ
Cá mặt thỏ hay còn gọi là cá “mỹ nhân” là loài cá quý hiếm, chỉ xuất hiện ở các nhà hàng sang trọng bậc nhất. Loài cá này hiếm đến nỗi, mỗi tháng hàng trăm ngư dân ở đảo Lý Sơn cũng chỉ đánh được vài chục con. Hiện, giá bán cá mặt thỏ ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) lên tới 2.000 USD/kg (khoảng 45 triệu đồng).
Loài cá được mệnh danh là “mỹ nhân ngư”. Ảnh: I.T
Cá mặt thỏ được chế biến thành nhiều món: nướng, hấp, rang muối, nấu cháo; nhưng chủ yếu nướng mọi, tức là không ướp gia vị để giữ hương vị đặc trưng của loài cá này. Nước chấm cũng được chế biến cầu kỳ lắm, bao gồm: Ớt sừng Đà Lạt để nguyên cọng, luộc chín tái; ớt cay; hạt tiêu Phú Quốc; nước cốt chanh; muối, bột canh, đường, mật ong…
Cá sủ vàng hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: cá sủ kép vây vàng, cá đường, cá thủ vây vàng, cá sủ giấy là loài cá quý hiếm và có nhiều giá trị về dinh dưỡng cũng như y học. Thịt cá vàng có chứa rất nhiều các chất bổ dưỡng, được ví như nhân sâm dưới biển bởi những tác dụng tuyệt vời nó mang lại cho gan, thận và đặc biệt là sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Cá sủ vàng có kích thước khá lớn, một con cá trưởng thành có thể nặng tới vài chục đến hơn 100kg, với chiều dài khoảng 160cm, với giá bán một con trưởng thành có thể lên đến vài tỷ đồng. Loài cá này khá dễ nhận dạng bởi chúng sở hữu bộ vây vàng chóe đẹp mắt và một cục bướu ngộ nghĩnh trên đầu.
Bong bóng cả sủ vàng rất quý hiếm. Ảnh: Afamily
Tất cả các bộ phận của cá sủ vàng đều có giá trị kinh tế cao, từ thịt, râu, vây, bong bóng… trong đó bong bóng được ví là quý hơn cả. Bộ phận này của cá sủ vàng thường được dùng làm chỉ tự thiêu trong y tế, đồng thời nó còn có tác dụng đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu… do đó vô cùng đắt đỏ và quý hiếm.
Vượt nóng Hà Nội từ bếp với món ăn thanh mát mùa hè
Người Hà Nội hạ nhiệt trong những ngày nóng 40 độ trước hết phải bắt đầu từ căn bếp, từ thực đơn ăn nhanh ở đô thị.
Cuốn diếp là món chị em rất mê trong mùa nóng
Sớm thì còn, muộn thì hết
Cứ tầm 8 - 9 giờ sáng, mối hàng ốc từ Nam Định lại chuyển ốc mít lên Nhà hàng Bể cá (phố Tô Hiến Thành, Hà Nội) cho chủ cơ sở này là chị Nguyễn Thu Hương. Chị Hương nhập ốc giá cao hơn hẳn, gấp đôi ốc bán ở chợ. Bù lại, ốc Nam Định giòn hơn, thơm hơn. "Nếu không chọn cẩn thận, ốc có thể bị hôi. Ốc không ngon thì càng to càng rõ mùi hôi. Chưa kể còn phải làm sạch sau khi luộc ốc. Nếu không lấy hoa khế, bóc bỏ ruột thì bùn và sạn vẫn còn", chị Hương nói. Chị Hương thường phân công 2 nhân viên ngồi tách ruột ốc như vậy để chuẩn bị hàng bán trong ngày.
Thông thường, chị Hương bán cả bún ốc nóng và nguội, nhưng những ngày nóng tới gần 40 độ như hiện nay, chị rút gọn chỉ còn bún ốc nguội. Sáng sớm đã có người đặt bún ốc nguội để ăn ở văn phòng. Lượng ốc có hạn, nhà hàng cũng còn làm món khác nên ai đặt muộn là không còn. "Bún ốc nguội mát hơn hẳn bún ốc nóng. Không chỉ vì nguội và nóng mà còn vì nó không dùng nước xương. Chỉ có nước ốc, ốc nấu với thật nhiều cà chua và dấm bỗng đặc có màu trắng đục thơm và chua thật đã", chị Hương chia sẻ.
Cũng theo chị Hương: "Người ta thường ăn bún ốc nguội kiểu chấm. Cho ốc và nước dùng vào bát thả thêm vài cọng bún và thìa ớt chưng đậm đà cay sâu, dầu ớt quện bún ngậy ngậy, ốc giòn ngọt, canh bún chua thanh mát rượi, nhâm nhi vài cọng kinh giới, rau răm cho thơm và kích vị rồi cứ thế húp xì xụp tới giọt cuối cùng".
Cũng là món ăn cho mát, chị Hương còn món cuốn diếp. Lá rau diếp xanh tươi được cuốn với bún rối, bỗng rượu chưng, thịt nguội, tôm hấp và tất cả được "thắt eo" bằng lá hành chần nước sôi. "Món này thường các chị em mê hơn anh em và đến mùa nóng các chị đặt nhiều", chị Hương nói.
Thêm chua, thêm nước rau
Món bún ốc nguội thần thánh vừa mát vừa thanh
Cũng trong vụ nóng của mùa sấu bánh tẻ này, các bà nội trợ Hà Nội vui vẻ dùng sấu để hạ nhiệt. "Nếu có gì có thể cho sấu là tôi cho vào ngay. Rau muống luộc đánh sấu. Thịt nạc dăm băm rồi nấu canh sấu, thả thêm hành, mùi tàu thái nhỏ. Vịt nấu sấu là hai lần mát, vừa có vị mát của sấu vừa có cái mát bổ âm của vịt. Đang cữ có rau rút có thể thả thêm khoai sọ, rau rút vào bát vị nấu sấu nữa là nhất", chị Thúy Hà (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) nói.
Có một món đang bán tưng bừng mùa nóng là muối vừng. Vốn là món khô, món để dành nhưng khi vụ nóng đến thì muối vừng thành món hằng ngày trên mâm cơm. "Gia đình tôi tăng luộc rau. Có món nước rau đánh dấm sấu được, có món không. Nhưng nhìn chung, đã là nước rau luộc đều có thể chan cơm ăn với muối vừng. Nó thành một món canh mới thơm và dễ chịu vô cùng", chị Hạnh Lê (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói.
Mùa này, có nhiều món rau có thể luộc lấy nước chan cơm muối vừng ngon bá cháy. Rau dền trắng, dền đỏ. Rau cải ngọt. Rau mồng tơi nếu không nấu canh cua cũng hoàn toàn có thể luộc... Điều thú vị là những món rau này có thể chấm muối vừng ăn rất duyên. Hiệu ứng cơm nước rau muối vừng tạo ra là các hàng muối vừng bán chạy hàng kinh khủng. "Ngày nào tôi cũng làm vài cân muối vừng, đóng túi nhỏ. Các mẹ đi chợ sợ quên thường mua dăm túi một. Mỗi bữa một gia đình 3 - 4 người ăn hết một túi như thế. Cũng có người đặt cả cân về bỏ lọ", chị Thu Quế, bán hàng ở chợ Q.Hoàng Mai (Hà Nội), chia sẻ. Chị Quế cũng cho biết, mọi người thích mua muối vừng ngoài hàng vì nó thường được giã bằng cối, ngon hơn làm bằng máy xay.
Món thêm chua dễ chịu dễ làm nhất của mùa nóng có lẽ là thịt hấp sấu. Thịt băm ướp mắm muối tiêu hành và sấu cắt miếng hấp cách thủy. Nước sấu và thịt tứa ra ngọt thơm vị thịt và chua dễ chịu của sấu. Nước thịt hấp sấu chấm rau luộc ngon thôi rồi, chưa kể thịt hấp vừa chín ăn cũng mềm ngọt. Ở Nhà hàng Bể cá, chị Hương cầu kỳ hơn. Chị hấp cả thịt và sụn, tất cả đều được băm bằng tay. "Đây là món chưa một ngày ngừng "hot". Ngày nào chúng tôi cũng phải tăng ca món này. Khách nói trời nóng chỉ có sụn hấp sấu đậm đà chua chua mới làm cảm giác thèm ăn trở lại. Có lẽ bởi vì vị chua thơm của sấu kích thích cảm giác thèm ăn, cân bằng độ béo, dẻo của thịt, chút sậm sựt hay ho của sụn, hay vị mắm tiêu đậm đà. Những ngày nóng 40 độ của Hà Nội có lẽ nhờ thế cũng ngắn hơn", chị Hương nói.
Tép mỡ - món ăn gợi nhớ quê hương Xác mỡ được cho vô khuôn ép thành từng miếng gọi là tép (tóp) mỡ. Cầm miếng tép mỡ trong tay nóng ấm, tôi cắn nhẹ rồi nhai ngấu nghiến. Chất mỡ trơn lùi chảy sâu dạ dày, tươm ứa quanh môi. Nhưng ngon quá đỗi là khi chấm tép mỡ với chút đường cát. Sau giấc ngủ trưa, tôi đều được ba...